Việt Nam lên tiếng về thỏa thuận hợp tác thăm dò với Philippines ở Biển Đông

Theo dõi VGT trên

Việt Nam cho rằng mọi hoạt động hợp tác quốc tế, trong đó có hợp tác biển cần phù hợp với luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

Việt Nam lên tiếng về vụ xét xử đường dây buôn người ở AnhViệt Nam-Trung Quốc tích cực hợp tác sau đại dịch Covid-19Việt Nam hoan nghênh đóng góp của châu Âu vào Chiến lược Cửa ngõ toàn cầu .

Việt Nam lên tiếng về thỏa thuận hợp tác thăm dò với Philippines ở Biển Đông - Hình 1

Tòa án tối cao Philippines (ảnh) cho rằng thỏa thuận hợp tác thăm dò dầu khí giữa nước này, Việt Nam và Trung Quốc năm 2005 là vi hiến. (Nguồn: Rappler)

Ngày 12/1, trả lời câu hỏi của phóng viên về thông tin Tòa án tối cao Philippines tuyên bố thỏa thuận thăm dò năng lượng năm 2005 của nước này với các công ty Trung Quốc và Việt Nam là vi hiến, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng nêu rõ:

Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lí và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế, đồng thời có quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia đối với các vùng biển được xác lập phù hợp với Công ước Liên hợp quốc (LHQ) về Luật Biển năm 1982.

Là quốc gia ven biển và thành viên của Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982, Việt Nam cho rằng mọi hoạt động hợp tác quốc tế, trong đó có hợp tác biển cần phù hợp với luật pháp quốc tế, nhất là Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982, tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích của các nước được xác lập phù hợp với luật pháp quốc tế và Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982.

Video đang HOT

Trước đó, ngày 10/1, Tòa án tối cao Philippines đã tuyên vô hiệu thỏa thuận thăm dò dầu khí năm 2005 ở Biển Đông với các công ty Trung Quốc và Việt Nam. Theo thoả thuận nói trên, 3 nước được cùng nghiên cứu tiềm năng dầu khí trên một khu vực có diện tích hơn 142.000 km2 trên Biển Đông. Tuy nhiên, thoả thuận này đã vấp phải sự phản đối của một số nhà lập pháp Philippines và đã hết hạn vào năm 2008.

Trong bối cảnh đó, phán quyết của toà án có thể ảnh hưởng tới kế hoạch nối lại đàm phán giữa Philippines và Trung Quốc về việc thăm dò dầu khí chung ở Biển Đông. Đây cũng là một chủ đề thảo luận giữa Tổng thống Ferdinand Marcos Jr và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến thăm Bắc Kinh vừa qua.

Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế

Năm 2022 là tròn 40 năm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) chính thức được ký kết, 20 năm Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc ký Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và 10 năm thông qua Luật Biển Việt Nam 2012.

Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế - Hình 1
Ngày 8/12/2022, tại Trụ sở Liên hợp quốc (LHQ), Đại hội đồng khóa 77 tổ chức Phiên họp chính thức kỷ niệm 40 năm ngày thông qua Công ước LHQ năm 1982 về Luật biển (UNCLOS). Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Việt Nam Đặng Hoàng Giang tham gia chủ trì phiên họp. Ảnh: TTXVN phát

Trong bối cảnh cục diện thế giới đang biến động nhanh chóng và khó lường, những thách thức trong giải quyết các vấn đề trên biển và đại dương ngày càng nhiều, yêu cầu tiếp tục tuân thủ các quy tắc, chuẩn mực, đồng thời duy trì, củng cố lòng tin và hợp tác càng trở nên cấp thiết. Việc xây dựng những vùng biển xanh, hòa bình, an toàn, ổn định cũng là lộ trình hướng tới mục tiêu phát triển bền vững cho cả nhân loại. Việt Nam, với tư cách là thành viên UNCLOS và tham gia ký DOC, đang tích cực đóng góp hướng tới mục tiêu này. Điều đó đã được giới chuyên gia, học giả quốc tế khẳng định trong các cuộc trao đổi với phóng viên TTXVN.

Đây cũng là nội dung chùm bài "Xây dựng những vùng biển hòa bình" gồm 4 bài: Bài 1 - Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế; Bài 2 - Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển; Bài 3 - Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC; Bài 4 - Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm.

Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế

Bốn mươi năm trước, thế giới lần đầu tiên có một khuôn khổ pháp lý điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của tất cả các quốc gia khi hành xử trên biển. Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) được ký ngày 10/12/1982 và chính thức có hiệu lực ngày 16/11/1994, là kết quả của hơn 4 năm chuẩn bị và 9 năm đàm phán. Việt Nam nằm trong số 107 quốc gia đầu tiên tham gia ký thỏa thuận quan trọng này tại Vịnh Montego, Jamaica. Số lượng quốc gia ký Công ước vào thời điểm đó, theo đánh giá của Giáo sư Carl Thayer thuộc Đại học New South Wales, Australia, là "điều chưa từng có".

Bốn mươi năm sau, số thành viên tham gia UNCLOS 1982 đã là 168 quốc gia, trong đó có 164 quốc gia thành viên LHQ. Ngoài ra còn có 14 quốc gia thành viên LHQ đã ký nhưng chưa phê chuẩn. Như vậy, UNCLOS 1982 được đánh giá là văn kiện pháp lý quốc tế quan trọng nhất, sau Hiến chương Liên hợp quốc, kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Công ước được coi là bản "Hiến pháp của đại dương", là khuôn khổ pháp lý điều chỉnh mọi hoạt động trên biển và cơ sở pháp lý duy nhất để xác định một cách toàn diện, đầy đủ trật tự trên biển và đại dương.

Là văn kiện pháp lý đa phương đồ sộ, gồm 320 điều khoản và 9 phụ lục, với hơn 1.000 quy phạm pháp luật, UNCLOS chứa đựng toàn bộ các quy định liên quan đến các vùng biển mà một quốc gia ven biển có quyền được hưởng, những quy định liên quan đến việc sử dụng, khai thác biển và đại dương, từ quy chế pháp lý của các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia đến chế độ pháp lý đối với biển cả và các vùng di sản chung của loài người; từ việc sử dụng và quản lý tài nguyên biển đến bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển, an ninh trật tự trên biển...

Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế - Hình 2
Giáo sư, Tiến sỹ Thomas Engelbert trả lời phỏng vấn TTXVN. Ảnh: Vũ Tùng/TTXVN

Giáo sư, Tiến sĩ Thomas Engelbert, chuyên gia nghiên cứu về biển tại Đại học Hamburg (Đức) đã gọi sự ra đời của UNCLOS 1982 là cột mốc quan trọng trong luật quốc tế liên quan đến biển. Với UNCLOS 1982, lần đầu tiên các không gian đại dương trên Trái Đất được phân bổ rõ ràng, với tất cả các tài nguyên sinh vật và không sinh vật, tất cả các tiện ích trên biển trên cơ sở công bằng và bảo vệ quyền lợi chính đáng của các quốc gia nhỏ, các quốc gia đang phát triển. UNCLOS 1982 là khuôn khổ cho hợp tác quốc tế, khu vực và quốc gia trong các lĩnh vực biển, duy trì trật tự pháp lý trên biển và giải quyết hòa bình các tranh chấp.

Theo giải thích của Đại sứ, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Thao, thành viên Ủy ban Luật quốc tế của LHQ nhiệm kỳ 2023 - 2027, dựa trên nguyên tắc "Đất thống trị Biển", UNCLOS 1982 lần đầu tiên đưa ra các khái niệm xác định thềm lục địa, lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế, vùng biển quốc tế... qua đó xác định chủ quyền về mặt kinh tế, quyền tài phán của các quốc gia ven biển. Điều 87 của Công ước nêu rõ: "Biển cả được để ngỏ cho tất cả các quốc gia, dù có biển hay không có biển", cùng với định nghĩa vùng đáy biển là di sản chung của loài người. UNCLOS 1982 cũng là cơ sở để các bên tiếp tục đàm phán khung pháp lý điều chỉnh bảo tồn và khai thác bền vững đa dạng sinh học tại các vùng biển nằm ngoài phạm vi quyền tài phán của các quốc gia.

Bộ quy tắc cho các hoạt động biển và đại dương được đề ra trong UNCLOS 1982 giúp thiết lập và thúc đẩy cơ chế quản lý và bảo tồn tài nguyên biển, bảo vệ môi trường biển một cách đồng bộ và hiệu quả dựa trên hệ sinh thái. Nhà báo cao cấp người Indonesia, ông Veeramalla Anjaiaj nêu rõ UNCLOS 1982 đặt ra quy chế luật pháp và trật tự toàn diện tại các đại dương và vùng biển trên thế giới, đồng thời thiết lập quy tắc quản lý mọi hoạt động sử dụng đại dương và tài nguyên của chúng.

Có thể nói, sự ra đời của UNCLOS 1982 đáp ứng nguyện vọng và mong đợi của cộng đồng quốc tế về một trật tự pháp lý đối với các vấn đề biển và đại dương, bao gồm cả đáy biển và lòng đất dưới đáy biển. Thay vì các yêu sách và thực hiện pháp lý riêng rẽ của từng quốc gia ven biển, thế giới giờ đã có một khuôn khổ pháp lý toàn diện về quản trị đại dương, có Hiến pháp của đại dương làm cơ sở để giải quyết các tranh chấp phát sinh liên quan đến biển và đại dương. UNCLOS là thỏa thuận "trọn gói", nghĩa là các quốc gia ký kết không được phép lựa chọn thực thi điều khoản nào mà phải tuân thủ tất cả các điều khoản trong Công ước. Việc thực thi Công ước sẽ giảm thiểu các khu vực chồng lấn và quản lý các tranh chấp một cách hiệu quả hơn, tránh gia tăng căng thẳng trong khu vực. Giáo sư Carl Thayer đánh giá UNCLOS 1982 phản ánh sự nhất trí của cộng đồng quốc tế rằng các điều ước quốc tế phải bao gồm một cơ chế giải quyết tranh chấp có tính ràng buộc để có thể có hiệu lực thực thi. UNCLOS 1982 cung cấp một khuôn khổ cho việc giải thích và áp dụng Công ước để giải quyết tranh chấp giữa các bên ký kết.

Nguyên tắc quan trọng nhất về giải quyết tranh chấp mà Công ước đưa ra là mọi tranh chấp phải được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với Hiến chương LHQ. Cựu nghị sĩ Bryon Wilfert, thành viên Hội đồng cố vấn Viện Macdonald-Laurier, Canada, nhận định UNCLOS 1982 là cơ chế vì hòa bình và giải quyết các tranh chấp trên biển, thiết lập một cách rõ ràng các quy định về môi trường, quản lý tài nguyên biển.

Tầm quan trọng của UNCLOS 1982 còn thể hiện ở mức độ phổ quát của Công ước, khi không phải chỉ những nước tham gia ký kết mới cần tuân thủ văn kiện này. UNCLOS 1982 là văn bản pháp điển hóa các quy định mang tính tập quán (chiếm đa số), có nghĩa là UNCLOS 1982 có hiệu lực pháp lý ngay cả đối với các quốc gia chưa phải thành viên Công ước, và tất nhiên các quốc gia chưa phê chuẩn văn kiện này được thừa hưởng các thành quả từ Công ước. UNCLOS 1982 quy định tất cả các quốc gia đều có quyền tự do truyền thống về hàng hải, hàng không, nghiên cứu khoa học và đánh cá trên vùng biển quốc tế. Bằng việc xác định các vùng di sản chung của con người cũng như quy định về trách nhiệm hợp tác giữa các quốc gia trong quản lý và bảo tồn các nguồn tài nguyên trên biển, quyền được nghiên cứu khoa học biển..., UNCLOS 1982 cho phép cả các quốc gia không có biển hoặc bất lợi về địa lý được tham gia trên cơ sở công bằng trong việc khai thác một phần thích hợp tài nguyên biển và đại dương.

Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế - Hình 3
Giáo sư Carl Thayer. Ảnh: TTXVN

Theo Giáo sư Carl Thayer, UNCLOS 1982 đã kết hợp các lợi ích cạnh tranh của đại đa số các quốc gia, kể cả các quốc gia không giáp biển, trong một khuôn khổ pháp lý toàn diện giải quyết hầu như tất cả các khía cạnh của việc quản lý, quản trị biển và tài nguyên biển. Trong khi đó, Tiến sĩ Vũ Hải Đăng, chuyên gia cao cấp về luật và chính sách đại dương thuộc Trung tâm luật quốc tế, Đại học quốc gia Singapore, bình luận việc Công ước được 168 quốc gia trên thế giới phê chuẩn, trong đó có cả những quốc gia không có biển như Lào, Mông Cổ hay Thụy Sĩ, cho thấy rằng các quy định của Công ước được cộng đồng quốc công nhận rộng rãi. Do đó có thể nói UNCLOS 1982 thể hiện sự thỏa hiệp mang tính toàn cầu, có tính đến lợi ích của tất cả các nước trên thế giới.

Sau 40 năm, thế giới đã có nhiều thay đổi, nhiều vấn đề mới nảy sinh đặt ra những thách thức đối với UNCLOS 1982. Bên cạnh đó, những khác biệt trong cách diễn giải Công ước và hành xử đơn phương trên biển của một số quốc gia cũng phần nào ảnh hưởng đến hiệu lực thực thi UNCLOS 1982. Tuy nhiên, các thách thức mới hoàn toàn có thể được giải quyết trong khuôn khổ pháp lý của UNCLOS và các hiệp định thực thi trong khuôn khổ công ước này. Sự ra đời của "Nhóm bạn bè của UNCLOS 1982", thành lập theo sáng kiến của Việt Nam và Đức vào tháng 6/2021, với gần 100 nước thành viên LHQ tham gia, thể hiện sự coi trọng của cộng đồng quốc tế, đồng thời là một phần nỗ lực thúc đẩy việc thực thi hiệu quả Công ước trong tình hình mới.

Tiến sĩ Gerhard Will, nguyên chuyên gia nghiên cứu tại Viện khoa học và chính trị Đức, nhấn mạnh, mọi giải pháp lâu dài và bền vững cho các vấn đề trên biển đều phải dựa trên cơ sở là UNCLOS 1982. Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres, trong thông điệp nhân 40 năm UNCLOS, cũng khẳng định việc ký kết Công ước là một bước đi quan trọng để điều hành và duy trì trật tự đối với đại dương. Dịp kỷ niệm 40 năm ra đời UNCLOS 1982 cần được coi là lời nhắc nhở về việc tiếp tục sử dụng thiết chế quan trọng này để giải quyết những thách thức hiện nay, bởi UNCLOS 1982 vẫn là khuôn khổ toàn diện điều chỉnh tất cả các hoạt động trên biển và đại dương, góp phần vào việc bảo đảm an toàn, an ninh, tự do hàng hải, duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, góp phần thực hiện chương trình nghị sự Phát triển bền vững năm 2030 của LHQ.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Australia thừa nhận làm mất 300 lọ mẫu virus gây chết ngườiAustralia thừa nhận làm mất 300 lọ mẫu virus gây chết người
05:12:02 12/12/2024
4 từ do cậu con trai 4 tuổi của tỷ phú Elon Musk thốt ra gây sửng sốt4 từ do cậu con trai 4 tuổi của tỷ phú Elon Musk thốt ra gây sửng sốt
22:07:30 11/12/2024
Thách thức của ông Trump khi muốn chấm dứt quyền công dân theo nơi sinh tại MỹThách thức của ông Trump khi muốn chấm dứt quyền công dân theo nơi sinh tại Mỹ
05:59:08 12/12/2024
Nhiều tỷ phú gia nhập đội ngũ Tổng thống đắc cử Mỹ Donald TrumpNhiều tỷ phú gia nhập đội ngũ Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump
07:55:48 12/12/2024
Hé lộ động cơ của nghi phạm sát hại CEO công ty bảo hiểm MỹHé lộ động cơ của nghi phạm sát hại CEO công ty bảo hiểm Mỹ
22:02:31 11/12/2024
"Ngày tận thế" của TikTok tại Mỹ đang kéo đến?"Ngày tận thế" của TikTok tại Mỹ đang kéo đến?
22:27:33 11/12/2024
Quốc hội Hàn Quốc thông qua nghị quyết yêu cầu bắt Tổng thống YoonQuốc hội Hàn Quốc thông qua nghị quyết yêu cầu bắt Tổng thống Yoon
09:14:08 11/12/2024
Ông Trump có thể ra "tối hậu thư" cho Nga - Ukraine để chấm dứt xung độtÔng Trump có thể ra "tối hậu thư" cho Nga - Ukraine để chấm dứt xung đột
23:49:45 11/12/2024

Tin đang nóng

Khung hình hot nhất hôm nay: Hội 6 nàng hậu bị đồn nghỉ chơi, Thuỳ Tiên - Tiểu Vy không sexy bằng 1 ngườiKhung hình hot nhất hôm nay: Hội 6 nàng hậu bị đồn nghỉ chơi, Thuỳ Tiên - Tiểu Vy không sexy bằng 1 người
06:43:50 13/12/2024
Mẹ chồng bắt con dâu mới sinh dậy nấu cơm cho chồng, tôi ngoan ngoãn nấu nướng nhưng khi mâm cơm được bê ra, cả nhà chết điếngMẹ chồng bắt con dâu mới sinh dậy nấu cơm cho chồng, tôi ngoan ngoãn nấu nướng nhưng khi mâm cơm được bê ra, cả nhà chết điếng
05:54:55 13/12/2024
Thương Tín bi đát vì bệnh tật: Vợ kém 32 tuổi tắt điện thoại không tiếp, con trai đã lâu không liên lạcThương Tín bi đát vì bệnh tật: Vợ kém 32 tuổi tắt điện thoại không tiếp, con trai đã lâu không liên lạc
07:35:50 13/12/2024
"Nửa showbiz" tại đám cưới Khánh Vân: Nhã Phương và 1 mẹ bầu Vbiz gây sốt, Puka - Khả Như "đụng độ""Nửa showbiz" tại đám cưới Khánh Vân: Nhã Phương và 1 mẹ bầu Vbiz gây sốt, Puka - Khả Như "đụng độ"
08:00:47 13/12/2024
Bên trong ngôi nhà cổ trăm tuổi của đại gia đình hơn 20 người ở TPHCMBên trong ngôi nhà cổ trăm tuổi của đại gia đình hơn 20 người ở TPHCM
05:38:33 13/12/2024
Chế Linh: "Tôi đã lên sân khấu xin lỗi Đàm Vĩnh Hưng"Chế Linh: "Tôi đã lên sân khấu xin lỗi Đàm Vĩnh Hưng"
08:22:29 13/12/2024
Bố chồng đòi chuyển đến sống cùng, con dâu thẳng thừng từ chối khiến cả nhà chồng nể phụcBố chồng đòi chuyển đến sống cùng, con dâu thẳng thừng từ chối khiến cả nhà chồng nể phục
05:42:03 13/12/2024
Thần đồng diễn xuất cả đời chỉ đóng 1 phim mà thành huyền thoại suốt 37 nămThần đồng diễn xuất cả đời chỉ đóng 1 phim mà thành huyền thoại suốt 37 năm
06:11:18 13/12/2024

Tin mới nhất

Đắm chìm trong khu giải trí Donkey Kong đầu tiên trên thế giới

Đắm chìm trong khu giải trí Donkey Kong đầu tiên trên thế giới

09:01:21 13/12/2024
Theo Hiệp hội Giải trí theo chủ đề của Mỹ, năm 2023, công viên Universal Studios xếp thứ 3 toàn cầu về lượng khách đến công viên giải trí, với 16 triệu lượt khách, vượt qua công viên Disneyland ở Tokyo.
Trung Quốc và Australia thúc đẩy cải thiện quan hệ thương mại song phương

Trung Quốc và Australia thúc đẩy cải thiện quan hệ thương mại song phương

09:00:16 13/12/2024
Người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc Hà Á Đông (He Yadong) cho biết, Trung Quốc hy vọng hai bên sẽ đạt được các giải pháp hợp lý trong việc xuất khẩu tôm hùm của Australia sang Trung Quốc.
Iran gửi thông điệp tới đồng minh và đối thủ sau khi chính phủ Assad ở Syria sụp đổ

Iran gửi thông điệp tới đồng minh và đối thủ sau khi chính phủ Assad ở Syria sụp đổ

07:53:12 13/12/2024
Tuy nhiên, ông bày tỏ hy vọng rằng người dân Syria sẽ rút ra bài học từ những đau thương của đất nước và các thanh niên yêu nước sẽ tìm thấy con đường khôi phục phẩm giá dân tộc.
Tổng thống Mỹ Joe Biden dọa phủ quyết dự luật bổ nhiệm thêm chánh án

Tổng thống Mỹ Joe Biden dọa phủ quyết dự luật bổ nhiệm thêm chánh án

07:45:15 13/12/2024
Ông Robert Conrad, Chánh án liên bang kiêm Giám đốc Văn phòng Hành chính Tòa án Mỹ, tuyên bố cần có dự luật này để giải quyết tình trạng chậm trễ do số lượng đơn kiện tăng 30% trong giai đoạn từ năm 1990 tới nay.
Cách Nga vẫn nhận được vũ khí từ phương Tây bất chấp trừng phạt

Cách Nga vẫn nhận được vũ khí từ phương Tây bất chấp trừng phạt

06:29:17 13/12/2024
Sự tăng trưởng nguồn cung cho các nước láng giềng của Nga từ EU, Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ là rất đáng chú ý. Theo dữ liệu của UN Comtrade được phân tích bởi The Insider, các quốc gia này nhận được hàng chục nghìn đơn vị vũ khí mỗi năm.
Hàn Quốc: Tổng thống Yoon Suk Yeol khẳng định ban bố thiết quân luật đúng thẩm quyền

Hàn Quốc: Tổng thống Yoon Suk Yeol khẳng định ban bố thiết quân luật đúng thẩm quyền

06:27:28 13/12/2024
Ngoài ra, DP đối lập lần thứ 2 đề xuất lên Quốc hội dự luật luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol. Dự thảo luận tội lần này sẽ được đưa ra biểu quyết tại phiên họp toàn thể của Quốc hội ngày 14/12 tới.
Meta ủng hộ 1 triệu USD cho quỹ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Mỹ

Meta ủng hộ 1 triệu USD cho quỹ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Mỹ

06:24:49 13/12/2024
Thông tin trên xuất hiện chỉ 2 tuần sau cuộc gặp riêng giữa Giám đốc điều hành (CEO) Meta Mark Zuckerberg với ông Trump tại khi nghỉ dưỡng Mar-a-Lago.
Mỹ trải qua làn sóng nhập cư lớn nhất trong lịch sử

Mỹ trải qua làn sóng nhập cư lớn nhất trong lịch sử

06:23:23 13/12/2024
Tổng số lượng người nhập cư hợp pháp và bất hợp pháp đã khiến tỷ lệ dân số Mỹ từng được sinh ra ở một quốc gia khác đạt mức cao mới là 15,2% vào năm 2023, tăng so với mức 13,6% năm 2020. Mức cao trước đó là 14,8% được ghi nhận vào năm 1...
Liên hợp quốc lên án vụ thảm sát ít nhất 184 người ở Haiti

Liên hợp quốc lên án vụ thảm sát ít nhất 184 người ở Haiti

06:12:05 13/12/2024
Phát biểu với báo giới ở Geneva (Thụy Sĩ), ông Trk kêu gọi cộng đồng quốc tế đặc biệt chú ý đến các loại vũ khí đang được thương mại để tránh những hành vi xâm phạm dân thường.
Anh, Pháp và Đức để ngỏ các biện pháp trừng phạt Iran

Anh, Pháp và Đức để ngỏ các biện pháp trừng phạt Iran

05:32:01 13/12/2024
Anh, Pháp, Đức mới đây đã tuyên bố sẵn sàng khôi phục tất cả các lệnh trừng phạt quốc tế nhằm vào Iran để ngăn chặn nước này sở hữu vũ khí hạt nhân.
NASA kết luận về sự cố của trực thăng robot Ingenuity trên Sao Hỏa

NASA kết luận về sự cố của trực thăng robot Ingenuity trên Sao Hỏa

05:29:32 13/12/2024
Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã hoàn tất cuộc điều tra liên quan trực thăng robot thu nhỏ Ingenuity trên Sao Hỏa, sau khi thiết bị này đắp chiếu vĩnh viễn kể từ lần bay cuối cùng hồi đầu năm nay.
Người Việt tại Lào dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Kaysone Phomvihane

Người Việt tại Lào dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Kaysone Phomvihane

21:38:46 12/12/2024
Tham dự sự kiện có các cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam; đại diện các cơ quan bên cạnh Đại sứ quán; đại diện các doanh nghiệp và cộng đồng người Việt Nam tại Lào.

Có thể bạn quan tâm

Vụ sao nữ nóng bỏng hàng đầu bị bạn trai cắm sừng lúc mang thai: Hé lộ nước đi cao tay không ai ngờ!

Vụ sao nữ nóng bỏng hàng đầu bị bạn trai cắm sừng lúc mang thai: Hé lộ nước đi cao tay không ai ngờ!

Sao âu mỹ

09:06:05 13/12/2024
Dù đang mang thai con đầu lòng với Machine Gun Kelly, nhưng Megan Fox vẫn quyết chia tay vì bạn trai nhắn tin tán tỉnh cô gái khác.
Nhà mình lạ lắm - Tập 1: Huân vô tình lọt vào bẫy của nữ trợ lý

Nhà mình lạ lắm - Tập 1: Huân vô tình lọt vào bẫy của nữ trợ lý

Phim việt

09:02:49 13/12/2024
Với mưu đồ riêng, trợ lý của Thanh đã khuyên anh tạo ra gia đình giả để giúp cháu gái lấy lại trí nhớ. Nhiệm vụ này được cô giao cho Huân.
Mỹ nhân đẹp nhất phim Hàn 18+ "Sex is zero" sau 22 năm: Nhan sắc phong thần ở tuổi U50, giờ là minh tinh hàng đầu

Mỹ nhân đẹp nhất phim Hàn 18+ "Sex is zero" sau 22 năm: Nhan sắc phong thần ở tuổi U50, giờ là minh tinh hàng đầu

Hậu trường phim

08:56:11 13/12/2024
17 năm trước, mỹ nhân này là người đẹp nhất phim Hàn 18+ Sex is zero . Bây giờ, cô đang là một trong những minh tinh hàng đầu làng điện ảnh Hàn Quốc.
Người phụ nữ chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng từ lừa bán căn hộ lĩnh 20 năm tù

Người phụ nữ chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng từ lừa bán căn hộ lĩnh 20 năm tù

Pháp luật

08:22:06 13/12/2024
Ngày 12/12, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Trần Đặng Thanh Tùng (SN 1984, ở huyện Gia Lâm, Hà Nội) và tuyên phạt bị cáo 20 năm tù về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Clip 13 giây Địch Lệ Nhiệt Ba say sưa làm 1 việc khiến 50 triệu người "sang chấn tâm lý"

Clip 13 giây Địch Lệ Nhiệt Ba say sưa làm 1 việc khiến 50 triệu người "sang chấn tâm lý"

Sao châu á

08:20:25 13/12/2024
Nhiều cư dân mạng cho biết họ đã có 1 phen hoảng hồn, cười nghiêng ngả với phần hát live ngẫu hứng của Địch Lệ Nhiệt Ba trong clip.
Trong 1 tháng "ẵm" 3 danh hiệu quốc tế, nhà Sen vàng đạt thành tích "vô tiền khoáng hậu", giúp nhan sắc Việt tăng 8 bậc trên bảng xếp hạng sắc đẹp thế giới

Trong 1 tháng "ẵm" 3 danh hiệu quốc tế, nhà Sen vàng đạt thành tích "vô tiền khoáng hậu", giúp nhan sắc Việt tăng 8 bậc trên bảng xếp hạng sắc đẹp thế giới

Sao việt

08:03:41 13/12/2024
Trong vòng 1 tháng, hoa hậu, á hậu và nam vương thuộc công ty Sen Vàng mang về thành tích quốc tế đáng tự hào.
3 món ngon dễ làm, giúp cải thiện chứng mất ngủ

3 món ngon dễ làm, giúp cải thiện chứng mất ngủ

Ẩm thực

06:29:57 13/12/2024
Cuộc sống hiện đại ngày nay với nhịp sống nhanh, áp lực công việc lớn... khiến chúng ta dễ rơi vào trạng thái lo âu, mất ngủ. Những món ăn tuy đơn giản nhưng đôi khi lại đem đến những hiệu quả bất ngờ...
Phim mới của Jisoo (BLACKPINK) hé lộ những hình ảnh đầu tiên

Phim mới của Jisoo (BLACKPINK) hé lộ những hình ảnh đầu tiên

Phim châu á

06:12:33 13/12/2024
Bộ phim sắp ra mắt Newtopia vừa hé lộ những hình ảnh đầu tiên của Jisoo và Park Jung Min khiến người hâm mộ phấn khích.
Ly hôn 5 năm, tôi sửng sốt khi bố chồng cũ gọi điện, bảo tôi về nhận một mảnh đất thừa kế

Ly hôn 5 năm, tôi sửng sốt khi bố chồng cũ gọi điện, bảo tôi về nhận một mảnh đất thừa kế

Góc tâm tình

05:51:44 13/12/2024
Dù đã ly hôn nhưng bố mẹ chồng cũ vẫn thường xuyên liên lạc và hỏi thăm cuộc sống của mẹ con tôi. Chung sống với nhau 6 năm, tôi và Quân đồng thuận ly hôn.
Đằng sau danh hiệu "Thành phố du lịch hàng đầu thế giới" của Bangkok

Đằng sau danh hiệu "Thành phố du lịch hàng đầu thế giới" của Bangkok

Du lịch

05:30:49 13/12/2024
Kể từ đầu năm 2024 tới nay, thủ đô của Thái Lan đã đón lượng khách kỷ lục là 32,4 triệu lượt, đánh dấu một cột mốc quan trọng với ngành du lịch Bangkok.