Viện kiểm sát: Trương Mỹ Lan phạm tội tinh vi, không để lại dấu vết, ra tòa vẫn ngoan cố
“Thủ đoạn của bị cáo Trương Mỹ Lan là chỉ đạo miệng, không để lại bút tích, nghĩ rằng như thế sẽ không bị phát hiện, cơ quan chức năng không xử lý được”, VKS đánh giá bị cáo Lan thực hiện hành vi trái pháp luật tinh vi, đối diện pháp luật vẫn ngoan cố.
Ngày 01/4/2024, phiên tòa xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan (Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và 85 đồng phạm tiếp tục phần tranh tụng, đối đáp. Đại diện VKS đối đáp lại quan điểm tranh luận của luật sư bào chữa, các bị cáo, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.
Bị cáo Trương Mỹ Lan
Theo VKS đánh giá, phần lớn các bị cáo thành khẩn, ăn năn hối cải, song một số luật sư trong phần tranh luận chưa thật sự nghiêm túc, luận cứ đưa ra không bám sát diễn biến của phiên tòa làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các bị cáo. Một số luật sư sử dụng từ ngữ mang tính nhận định, thiếu căn cứ phần đánh giá của VKS và không nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án.
Cơ quan công tố đối đáp theo các nhóm vấn đề: đánh giá hậu quả thiệt hại vụ án; áp dụng pháp luật trong việc khởi tố các bị cáo; việc Trương Mỹ Lan không thừa nhận thao túng Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB); số liệu tài sản đảm bảo, tội danh đưa hối lộ, nhóm thanh tra giám sát NHNN …; tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của các bị cáo.
Đại diện VKS đối đáp quan điểm của luật sư
Video đang HOT
Đối đáp lại lập luận của các luật sư bào chữa cho bị cáo Trương Mỹ Lan cho rằng bị cáo này không phải chủ thể của tội danh Tham ô tài sản, đại diện VKS khẳng định, mặc dù bị cáo Lan không phải là thành viên HĐQT SCB, tuy nhiên nhận định đánh giá của luật sư đưa ra không đúng Luật Doanh nghiệp, Luật Các tổ chức tín dụng, tài liệu thu thập được và kết quả thẩm tra tại tòa. Pháp luật nêu rõ SCB thành lập dưới hình thức công ty cổ phần hoạt động theo pháp luật, đại hội đồng cổ đông là cơ quan cao nhất của công ty cổ phần, thành phần gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết. HĐQT chỉ là cơ quan quản lý công ty do đại hội đồng cổ đông bầu ra. Luật sư cho rằng HĐQT mới là cơ quan cao nhất tại SCB là chưa đúng quy định của pháp luật.
Cáo trạng kết luận bị cáo Trương Mỹ Lan có quyền hạn chi phối, điều hành mọi hoạt động của SCB là có căn cứ, đúng quy định của pháp luật. VKS cho rằng tài liệu thể hiện bà Lan thâu tóm, sở hữu, chi phối quyết định với toàn bộ cổ phần bị cáo sở hữu.
Bản sao kê biến động cổ đông do Tạ Chiêu Trung lập tới 6/2022. Lời khai của Trung tại tòa thể hiện bà Lan giao ông này theo dõi cổ phần SCB thuộc sở hữu của Trương Mỹ Lan. Biến động cổ phần SCB đều thực hiện theo chỉ đạo của bà Lan.
Biên bản hỏi cung bị cáo Lan có luật sư, xác nhận vận động người thân, bạn bè mua cổ phần trước khi sáp nhập 3 ngân hàng để đạt 65%, sau đó tiếp tục tăng cổ phần lên đến khi sát nhập xong, cổ phần SCB bà Lan nắm giữ trên 91%.
Mặc dù bà Lan không quản lý, điều hành SCB nhưng nắm quyền chi phối tuyệt đối nên có quyền bầu, miễn nhiệm thành viên SCB. Từ đó, bà bố trí lãnh đạo SCB, đây là điều kiện, phương thức, thủ đoạn để Trương Mỹ Lan biến SCB thành công cụ rút tiền. Bị cáo trả lời tại tòa là sắp xếp các vị trí chủ chốt tại SCB vào thời gian nào, rõ ràng cụ thể, ai nghĩ việc đều thông báo cho bị cáo.
Mặc dù chưa có kết quả tương trợ tư pháp về xác minh làm rõ 5 doanh nghiệp nước ngoài đứng tên cổ phần cho bà Lan, nhưng các chứng cứ, tài liệu trong hồ sơ vụ án đủ cơ sở xác định bà Trương Mỹ Lan là chủ thể tội Tham ô tài sản. Việc các luật sư yêu cầu cơ quan tố tụng chứng minh 5 công ty cổ phần nước ngoài mua cổ phần của SCB không làm thay đổi sự thật bà Lan nắm quyền chi phối với sổ cổ phần này.
Với việc thành lập công ty “ma”, VKS cho rằng bị cáo chỉ đạo thành lập hàng nghìn công ty không có hoạt động thật, đứng tên khoản vay, sử dụng để các bị cáo giải quỹ, che giấu cắt đứt dòng tiền. Luật sư của bị cáo nói công ty “ma” không liên quan bà Lan là lập luận không có căn cứ.
“Thủ đoạn của bị cáo là chỉ đạo miệng, không để lại bút tích, nghĩ rằng như thế sẽ không bị phát hiện, cơ quan chức năng không xử lý được”, VKS phân tích, cho rằng bà Lan thực hiện hành vi trái pháp luật nhưng không dám chịu trách nhiệm, thể hiện sự ngoan cố của bị cáo.
Về việc xác định thiệt hại của vụ án, VKS cho rằng, một số luật sư lập luận cần trưng cầu định giá tài sản trong tố tụng hình sự. Theo VKS, trong vụ án này, cơ quan tiến hành tố tụng không áp dụng biện pháp định giá mà áp dụng biện pháp thu thập chứng cứ khác để định giá tài sản. Kết quả điều tra xác định thiệt hại do hành vi mà Trương Mỹ Lan gây ra là hơn 677.000 tỷ đồng, phù hợp với hệ thống hạch toán trên hệ thống phần mềm SCB, lời khai các bị cáo khác, đơn vị kiểm toán độc lập…
VKS cũng đối đáp lại quan điểm của các luật sư khi cho rằng số liệu của vụ án chưa đúng, phần trách nhiệm của các bị cáo gây thiệt hại không chính xác. Theo VKS, các bị cáo gây thiệt hại và số liệu vụ án hoàn toàn chính xác, được lấy ra từ trên chứng từ hệ thống tín dụng của SCB, VKS đã lấy số liệu đảm bảo có lợi nhất cho bị cáo. Ví dụ, cùng một mã tài sản đảm bảo cho nhiều khoản vay, VKS chỉ lấy khoản vay nào hồ sơ không đủ chứ không lấy mã chung để tính thiệt hại của bị cáo.
Một số luật sư nêu vụ án xác định các bị cáo đồng phạm với bà Lan nhưng truy tố các tội danh khác nhau. VKS cho bị cáo Lan và đồng phạm ở các cương vị, vị trí khác nhau, thực hiện hành vi phạm tội đồng phạm có tổ chức, gây thiệt hại đặc biệt lớn, VKS đã phân loại dựa theo vai trò, tính chất hậu quả hành vi phạm tội.
Những bị cáo có chức vụ, quyền hạn, vai trò quan trọng tại Vạn Thịnh Phát, SCB tiếp nhận trực tiếp chỉ đạo của bà Trương Mỹ Lan, giúp bà Lan chiếm đoạt tiền bị truy tố tội Tham ô tài sản. Với bị cáo nhóm dưới, không biết mình giúp sức cho bà Lan tham ô nên không phải chịu trách nhiệm chung hình phạt về tội Tham ô tài sản.
Về quan điểm của các luật sư trong nhóm bị cáo nguyên là cán bộ Ngân hàng Nhà nước thực hiện việc thanh tra nhưng tội danh và khung hình phạt đề nghị khác nhau. Trong đó, quan điểm của luật sư của bị cáo Đỗ Thị Nhàn – Trường đoàn thanh tra, nhận hối lộ 5,2 triệu USD là thật thà khai báo, không thể cáo buộc tinh vi. VKS đánh giá, bị cáo Đỗ Thị Nhàn bị cáo buộc thực hiện hành vi với thủ đoạn tinh vi, tình tiết tăng nặng vì Nhàn xuyên suốt trong quá trình thanh tra, bản thân là cán bộ có nghiệp vụ cáo trong hoạt động ngân hàng. Nhàn sử dụng nghiệp vụ này để che giấu sai phạm cho SCB, nếu Nhàn trung thực thì SCB đã vào diện kiểm soát đặc biệt và chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra, ngăn chặn sớm hành vi phạm pháp, hậu quả thất thoát sẽ giảm bớt.
Cùng hành vi đưa tiền nhưng Nhàn, Lan bị cáo buộc tội nhưng Võ Tấn Hoàng Văn và tài xế được miễn trừ trách nhiệm hình sự về hành vi. Theo VKS, Võ Tấn Hoàng Văn đã tố cáo hành vi đưa nhận hối lộ của bị cáo Lan, bị cáo Nhàn với CQĐT, còn tài xế không biết trong các thùng quà chở đến đưa cho bị cáo Nhàn là tiền…
Hành trình 10 năm bà Trương Mỹ Lan "rút ruột" ngân hàng SCB như thế nào?
Qua 7 ngày xét xử "đại án" Vạn Thịnh Phát, vai trò của bà Trương Mỹ Lan với thủ đoạn "rút ruột" Ngân hàng SCB được phơi bày qua cáo trạng và lời khai từ các bị cáo.
Trước tòa, 79/86 bị cáo (5 người đang bỏ trốn) thừa nhận cáo trạng truy tố của Viện Kiểm sát (VKS) là đúng pháp luật. Nhiều bị cáo đã trần tình về vi phạm bắt nguồn từ niềm tin tuyệt đối vào bà Trương Mỹ Lan, dẫn đến chuỗi hành vi phạm tội liên tiếp.
Theo cáo trạng, năm 2011, khi Chính phủ chủ trương sáp nhập, tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém là SCB, Việt Nam Tín Nghĩa và Đệ Nhất, những ngân hàng mất thanh khoản do quản trị thiếu hiệu quả đã tự nguyện hợp nhất. Lúc này, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát Trương Mỹ Lan đã là bà chủ đứng sau hai Ngân hàng SCB (cũ) và Việt Nam Tín Nghĩa, quyết định thu gom hết cổ phần của Ngân hàng Đệ Nhất. Ngày 1/1/2012, SCB trở thành ngân hàng tư nhân có tổng tài sản lớn nhất, chỉ đứng sau 4 ngân hàng vốn nhà nước (Vietcombank, BIDV, Vietinbank, Agribank).
Bị cáo Trương Mỹ Lan trong phiên xét xử ngày 13/3.
Sau sáp nhập, bà Lan chủ trương sử dụng thân tín và thuê người đứng tên để thu gom 86% cổ phần SCB. Đến năm 2018, tỷ lệ trên nâng lên 91%, đồng nghĩa việc Chủ tịch Vạn Thịnh Phát Trương Mỹ Lan chi phối mọi hoạt động của ngân hàng. Bằng thủ đoạn lập khống hồ sơ, cho vay, giải ngân, bà Lan đã vay tổng cộng hơn một triệu tỷ đồng của SCB, gấp 100 lần vốn điều lệ của ngân hàng khi mới sáp nhập là 10.584 tỷ đồng.
Theo cáo trạng, từ khi ngân hàng hợp nhất năm 2012 đến lúc vụ án bị khởi tố tháng 10/2022, bà Lan đã chỉ đạo giải ngân 2.527 khoản vay ở SCB, bình quân mỗi hồ sơ có dư nợ hơn 422 tỷ đồng. Trong hơn 10 năm, SCB luôn thuộc nhóm ngân hàng chào mời lãi suất tiết kiệm cao nhất Việt Nam. Do đó, tỷ lệ tăng trưởng tiền gửi tại ngân hàng này thường tương đương hoặc cao hơn mức bình quân của toàn ngành ngân hàng. Thu hút được nhiều người gửi tiền, nhưng SCB dành hơn 93% tổng ngân sách cho vay chỉ để phục vụ yêu cầu của bà Trương Mỹ Lan.
Cáo trạng nêu, mỗi khi đến hạn trả nợ, bà Lan lại tiếp tục tạo lập những khoản vay mới để tất toán nợ cũ, song song với phục vụ các nhu cầu khác. Đến ngày 17/10/2022, nhóm khách hàng liên quan bà Lan có 1.284 khoản vay với dư nợ gốc 483.971 tỷ đồng, tương đương gần 377 tỷ mỗi hồ sơ tín dụng. Hơn 85% trong số này là các khoản vay được lập sau năm 2018.
Toàn bộ hồ sơ của nhóm Vạn Thịnh Phát tại SCB trên giấy tờ đều tuân thủ nguyên tắc: giá trị tài sản đảm bảo lớn hơn số tiền cho vay, nhưng kết quả thẩm định sau cùng trong quá trình điều tra kết luận, chỉ 520 trong 1.166 mã tài sản đảm bảo đủ điều kiện pháp lý để trích lập dự phòng rủi ro cho các khoản vay liên quan nhóm Vạn Thịnh Phát. Tổng giá trị hơn 179.000 tỷ đồng, tương đương 37% dư nợ gốc đã được giải ngân cho bà Lan tính đến 17/10/2022 (483.971 tỷ đồng).
Màn hình trực tuyến qua phòng tác nghiệp của báo chí.
Phần chênh lệch còn lại với dư nợ gốc hơn 304.000 tỷ đồng được VKS xác định là số tiền bà Trương Mỹ Lan chiếm đoạt của SCB. Phần nợ gốc này còn phát sinh hơn 193.000 tỷ đồng tiền lãi, được cáo trạng xem là thiệt hại bà Lan gây ra cho SCB, vì không thể thu hồi sau khi vụ án khởi tố.
Tại tòa, các bị cáo đều mong muốn được khắc phục hậu quả. Riêng bị cáo Trương Mỹ Lan đồng ý ủy quyền cho Ngân hàng Nhà nước xử lí số cổ phần của mình ở SCB và đưa 13 tài sản khác ngoài danh mục tài sản đã kê biên, phong tỏa để khắc phục hậu quả vụ án. Đồng thời, bị cáo Lan cũng có nguyện vọng chuyển 1.000 tỉ đồng mà bị cáo Nguyễn Cao Trí hoàn trả cho mình (số tiền được xác định do bị cáo Nguyễn Cao Trí chiếm đoạt của bị cáo Lan) để đưa vào Ngân hàng SCB nhằm khắc phục thiệt hại.
Ngày xét xử thứ 3 "đại án" Vạn Thịnh Phát: Bắt đầu xét hỏi các bị cáo Sau 2 ngày xét xử, đại diện Viện Kiểm sát (VKS) đã công bố xong cáo trạng truy tố bị cáo Trương Mỹ Lan và các đồng phạm gây thiệt hại cho ngân hàng SCB khoảng 498.000 tỷ đồng. Hôm nay, ngày 7/3, HĐXX bắt đầu tiến hành phần xét hỏi về hành vi phạm tội của bị cáo Trương Mỹ Lan và...