Viêm tủy xương và những biến chứng “để đời”
Viêm xương tủy cấp là bệnh lý hệ xương từ đường máu do nhiều căn nguyên gây ra. Bệnh thường xảy ra ở trẻ em với diễn tiến gây hạn chế vận động hoặc điều trị muộn trẻ có thể bị ngắn xương và biến dạng.
Cơ chế gây tổn thương tủy xương ở trẻ em bắt đầu trong thân xương. Tác nhân nhiễm trùng theo đường máu đi vào mạch máu ở xương, làm thuyên tắc động mạch nuôi gây ra thiếu máu và ngăn cản cơ chế phòng vệ đến được nơi này. Kém tưới máu màng ngoài xương gây hoại tử, tiêu xương.
Quá trình viêm xảy ra ở mô liên kết giữa các mô kế cận. Sau nhiều ngày sẽ có tình trạng tràn dịch vô khuẩn do phản ứng xảy ra ở gần khớp. Không điều trị mô hạt sẽ mọc quanh xương chết, tách rời vỏ xương và hình thành mảnh xương chết.
Xương mới mọc sẽ xuất hiện xung quanh xương chết tạo thành bao xương chứa các ống xoang giữa xương nên dễ bị gãy. Tổn thương hoại tử có thể lan rộng quanh thân xương, đến vùng xương tăng trưởng và vào cả khớp.
Vị trí tổn thương
Bất kì xương nào cũng có thể tổn thương, vị trí hay gặp là các đầu xương dài, nơi xương mềm, có tủy đỏ. Ở trẻ lớn, viêm xương đường máu ít khi đi quá sụn phát triển rồi vào khớp, nhưng do cấu trúc đầu trên xương đùi (nằm trong khớp háng) nên viêm mủ hay phá vào khớp, gây ra trật khớp, viêm tiêu chỏm xương đùi. Xương càng phát triển càng dễ bị viêm. Liên quan tới tiền sử chấn thương khoảng 50%. Vi khuẩn chủ yếu là tụ cầu vàng gây bệnh.
Viêm xương tủy cấp thường thứ phát sau ổ viêm nhiễm của đường hô hấp trên như viêm tai – mũi – họng, phế quản phế viêm… Viêm xương tủy cấp ở trẻ em mang tính chất nhiễm trùng toàn thân. Tại chi viêm, giới hạn viêm không rõ ràng, vừa có tính phá hủy vừa có tính tái tạo xương mới.
Video đang HOT
Bất kì xương nào cũng có thể bị viêm tủy xương.
Dấu hiệu nhận biết
Viêm xương tủy cấp chủ yếu gặp ở tuổi học đường, tuổi từ 6-16 chiếm 80% số ca mắc bệnh. Giai đoạn đầu dấu hiệu mơ hồ, không rõ ràng, dễ bỏ qua. Thông thường trẻ bỗng nhiên sốt cao, nhiễm trùng nhẹ. Trẻ kêu đau quanh chi, hạn chế hoạt động (trái với thường lệ). Khám thấy sưng nề nhẹ quanh đầu xương (hay gặp nhất viêm xương quanh gối), ấn vào khớp không đau. Ở giai đoạn muộn khi viêm đã phá ra tổ chức phần mềm, toàn thân bệnh nhân có hội chứng nhiễm khuẩn rõ. Tại chỗ có ổ áp- xe cơ ở chi: sưng – nóng – đỏ – đau và ở giữa bùng nhùng mủ. Nhiều khi có lỗ dò mủ ra ngoài. Lỗ rò mủ do viêm xương có đặc điểm điển hình: da quanh lỗ dò thâm, da sát xương, mủ chảy qua lỗ dò mùi hôi, tanh…
Giai đoạn cấp tính
Viêm lan tỏa trong tủy xương, sau đó theo tổ chức liên kết của mạch máu, rồi theo ống Havers. Ổ mủ hình thành ở hành xương, quanh ổ mủ xương bị tiêu, phá hủy dưới màng xương và lan ra phần mềm (thành ổ áp-xe), cuối cùng vỡ ra ngoài da thành viêm dò mạn tính. Viêm xương tủy thứ phát sau một ổ nhiễm khuẩn kế cận: như tổn thương phần mềm, loét trợt do tỳ đè, viêm mô tế bào, loét da dinh dưỡng…
Thông thường chẩn đoán dạng này thường chậm, khi nhiễm khuẩn đã trở thành mạn tính. Các triệu chứng đau, sốt, sưng nóng đỏ biểu hiện cấp tính có thể do ổ viêm ban đầu. Đau, tiết dịch tại chỗ dai dẳng. Khi phát triển thành viêm mạn tính thường triệu chứng toàn thân và tại chỗ không rầm rộ.
Giai đoạn mạn tính: bệnh viêm cốt tủy cấp có thể tiến triển âm ỉ thành mạn tính với diễn tiến bệnh kéo dài, có những giai đoạn im lặng nhưng tái diễn nhiều lần (dươi 5%). Các biến chứng muộn có thể gặp là gãy xương bệnh lý. Có 2 quá trình xảy ra đồng thời với nhau: quá trình hủy hoại: tạo các hốc mủ, tổ chức hạt, tổ chức xơ, vi khuẩn và miếng xương chết. Quá trình tái tạo: màng xương phản ứng mạnh mẽ sinh ra xương mới.
Sưng – nóng – đỏ – đau là những dấu hiệu nhận biết viêm tủy xương.
Chẩn đoán bệnh
Nếu nghi ngờ các bác sĩ sẽ chỉ định làm một số xét nghiệm đặc hiệu để chẩn đoán với các bệnh lý bại liệt thể sớm, có vùng dịch tễ, không sưng nóng ở chi, khám chuyên khoa nhi – lây để loại trừ. Bệnh thấp khớp ở vị thành niên: tìm kháng nguyên, kháng thể liên cầu… Bệnh viêm nhiễm phần mềm…
Các xét nghiệm bao gồm: Xquang trong 7-10 ngày đầu, triệu chứng Xquang chưa rõ ràng. Sau 12 ngày, dấu hiệu viêm xương bắt đầu rõ. Ngoài ra các bác sĩ sẽ chỉ định chụp cắt lớp xương có thể giúp thấy các thay đổi của phần mềm do phản ứng viêm. Các xét nghiệm máu tốc độ máu lắng cao, bạch cầu tăng…
Chưa trị viêm tủy xương thế nào?
Chẩn đoán bệnh sớm, dùng kháng sinh đường tĩnh mạch, dẫn lưu mủ và tổ chức hoại tử (nếu có). Ngay trước khi cho thuốc cần cấy máu, cấy dịch khớp, làm nhanh xét nghiệm dịch khớp hoặc bệnh phẩm mủ tại chỗ bằng phương pháp soi tươi nhuộm gram tìm vi khuẩn.
Căn cứ kết quả soi tươi nhuộm gram kết hợp với các yếu tố nguy cơ dự đoán chủng vi khuẩn để lựa chọn ngay kháng sinh thích hợp – trước khi có kết quả cấy máu hoặc dịch mủ. Kháng sinh thuộc nhóm diệt khuẩn, liều cao, khởi đầu dùng đường tĩnh mạch. Trong đa số trường hợp nên dùng kháng sinh chống tụ cầu vàng liều cao). Khi có kết quả kháng sinh đồ, điều trị dựa vào kết quả đáp ứng và kháng sinh đồ.
Phải cắt cụt chân vì tự ý đắp lá lên vết thương
Cụ thể, cách đây hơn 1 tháng, bàn chân phải của bà L. bị sưng, nóng, đỏ, đau. Bà L. không đến bệnh viện khám mà nghe theo một người làm cùng mách đắp lá sim lên chỗ vết thương sẽ hết bệnh.
Ngày 13-4, BS CKII.Nguyễn Tường Quang, Trưởng khoa Ngoại - chấn thương chỉnh hình, bỏng Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất cho biết, các bác sĩ vừa phải tiến hành cắt cụt đùi chân phải cho bệnh nhân N.T.L., 64 tuổi, ngụ xã Phú Trung, H.Tân Phú do chân bệnh nhân bị nhiễm trùng nghiêm trọng.
BS Nguyễn Tường Quang thăm khám cho bà L. sáng ngày 13-4
Cụ thể, cách đây hơn 1 tháng, bàn chân phải của bà L. bị sưng, nóng, đỏ, đau. Bà L. không đến bệnh viện khám mà nghe theo một người làm cùng mách đắp lá sim lên chỗ vết thương sẽ hết bệnh. Ròng rã hơn 1 tháng trời, bà L. đi tìm lá sim và về nhà đắp lên bàn chân phải. Những ngày đầu, bà L. thấy khá êm nhưng càng về sau, bàn chân càng lở loét, chuyển sang màu đen.
Đến ngày 11-4, khi con gái phát hiện bàn chân của bà L. bị nhiễm trùng nặng mới tá hỏa và đưa bà đến Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất để cấp cứu. Khi đó, bàn chân phải của bà L. bốc mùi hôi, bà L. thiếu máu nặng. Các bác sĩ đã tiến hành truyền 4 đơn vị máu, chích kháng sinh loại mạnh cho bà L. Để cứu tính mạng bệnh nhân, các bác sĩ bắt buộc phải cắt cụt cẳng chân cho bệnh nhân.
Tuy nhiên, trong quá trình mổ, nhận thấy mủ trong chân quá nhiều, đã ăn lan đến vùng cẳng chân và hoại tử cơ vùng cẳng chân nên các bác sĩ đã tiến hành hội chẩn, giải thích cho người nhà và buộc phải cắt cụt đùi chân phải của bệnh nhân (cắt quá đầu gối). Sau ca phẫu thuật, do vi khuẩn đã đi vào đường máu gây nhiễm trùng huyết nên bệnh nhân tiếp tục được điều trị kháng sinh liều mạnh để tránh nhiễm trùng.
BS Nguyễn Tường Quang cho hay, bệnh nhân hiện tương đối ổn. Sau khi khắc phục các yếu tố nhiễm trùng, bệnh nhân sẽ được xuất viện. Nếu được chăm sóc dinh dưỡng tốt, tập vật lý trị liệu vùng đùi ổn, bệnh nhân có thể lắp chân giả để đi lại được.
"Từ trước đến nay bệnh viện tiếp nhận khá nhiều trường hợp tự ý đắp lá, đắp thuốc nam lên vết thương gây nhiễm trùng và diễn tiến bệnh nặng. Tuy nhiên, đây là trường hợp nặng nhất và khá đáng tiếc. Người dân khi bị bệnh nên đến các cơ sở y tế có các bác sĩ chuyên khoa để điều trị hợp lý, không nên nghe theo lời mách bảo của những người không có chuyên môn, đắp các loại lá, thuốc không đúng lên vết thương gây nhiễm trùng, khiến bệnh nặng, thậm chí có nguy cơ tử vong" - BS.Quang khuyến cáo.
Dị tật rò luân nhĩ ở trẻ em, chớ xem thường! Rò luân nhĩ (RLN) là dị tật bẩm sinh ở các trẻ tồn tại một lỗ nhỏ ở da mặt vùng trước tai, thông vào bên trong vùng chân sụn vành tai. Nốt RLN này rất dễ bị nhiễm trùng với các biểu hiện viêm, sưng hay có mùi hôi. Nếu không được điều trị đúng cách, RLN để lại nhiều biến chứng...