Vì sao uống trà có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ?
Một nghiên cứu mới nhấn mạnh rằng uống nhiều cà phê hoặc soda có liên quan đến nguy cơ đột quỵ cao hơn, uống trà đen và trà xanh có thể làm giảm nguy cơ này.
Theo nghiên cứu mới công bố do Đại học Galway đồng dẫn đầu, việc uống quá nhiều cà phê hoặc soda làm tăng nguy cơ đột quỵ đáng kể. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng uống bốn tách cà phê mỗi ngày làm tăng nguy cơ đột quỵ, trong khi uống 3-4 tách trà đen hoặc trà xanh mỗi ngày thường bảo vệ chống lại nguy cơ đột quỵ.
Một nghiên cứu mới nhấn mạnh rằng uống nhiều cà phê hoặc soda có liên quan đến nguy cơ đột quỵ cao hơn, uống trà đen và trà xanh có thể làm giảm nguy cơ này. Ảnh: PHƯƠNG LÊ.
Tiêu thụ đồ uống có ga có liên quan đến nguy cơ đột quỵ cao hơn
Theo những phát hiện mới từ các nghiên cứu toàn cầu do Đại học Galway đồng dẫn đầu, hợp tác với Đại học McMaster Canada và một mạng lưới các nhà nghiên cứu về đột quỵ quốc tế, đồ uống có ga – bao gồm cả đồ uống có đường và đồ uống có đường nhân tạo như đồ ăn kiêng hoặc không đường – có liên quan đến nguy cơ đột quỵ tăng 22%. Hơn nữa, nguy cơ đột quỵ tăng mạnh khi uống hai hoặc nhiều loại đồ uống này mỗi ngày.
Những phát hiện khác
Mối liên hệ giữa đồ uống có ga và nguy cơ đột quỵ lớn nhất ở Đông/Trung Âu và Trung Đông, Châu Phi và Nam Mỹ. Phụ nữ có nguy cơ đột quỵ cao nhất do chảy máu (xuất huyết nội sọ) liên quan đến nước ép trái cây/đồ uống. Uống hơn 7 cốc nước mỗi ngày có liên quan đến việc giảm nguy cơ đột quỵ do cục máu đông.
Hơn nữa, nghiên cứu cũng lưu ý rằng nhiều sản phẩm được được bán tại các siêu thị như nước ép trái cây được làm từ chất cô đặc và chứa thêm đường và chất bảo quản, có thể làm mất đi những lợi ích thường có ở trái cây tươi và thực sự làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Video đang HOT
Đồ uống nước ép trái cây có liên quan đến việc tăng 37% nguy cơ đột quỵ do chảy máu (xuất huyết nội sọ). Nếu bạn tiêu thụ hai loại đồ uống này mỗi ngày, nguy cơ đột quỵ tăng gấp ba.
Uống cà phê hay trà
Uống hơn bốn tách cà phê mỗi ngày làm tăng nguy cơ đột quỵ lên 37%, nhưng không liên quan đến nguy cơ đột quỵ đối với lượng tiêu thụ thấp hơn. Ngược lại, uống trà có liên quan đến việc giảm nguy cơ đột quỵ xuống 18-20%. Hơn nữa, uống 3-4 tách trà đen mỗi ngày – bao gồm trà buổi sáng và trà Earl Grey, nhưng không phải trà xanh hoặc trà thảo mộc – có liên quan đến việc giảm nguy cơ đột quỵ xuống 29%.
Uống 3-4 cốc trà xanh mỗi ngày có liên quan đến nguy cơ đột quỵ thấp hơn 27%. Điều thú vị là, việc thêm sữa có thể làm giảm hoặc ngăn chặn các tác dụng có lợi của chất chống oxy hóa có trong trà. Nguy cơ đột quỵ giảm do uống trà đã mất đi đối với những người thêm sữa.
Cảnh báo tình trạng rung nhĩ nguy hiểm và phổ biến gấp 3 lần so với thực tế
Các nhà khoa học Mỹ phát hiện tình trạng rung nhĩ - một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây đột quỵ và cục máu đông - thực tế nguy hiểm và phổ biến gấp 3 lần so với những ước tính trước đây.
Tình trạng rung nhĩ được phát hiện phổ biến gấp 3 lần so với thực tế. (Ảnh: Getty)
Một nghiên cứu mới tại Mỹ đã chỉ ra rằng rung nhĩ (Afib), một loại loạn nhịp tim thường gặp có tỷ lệ mắc tăng lên theo tuổi, thực tế đang ngày càng trẻ hóa và phổ biến gấp 3 lần so với suy nghĩ trước đây.
Theo ước tính từ hơn hai thập kỷ trước, 3,3 triệu người trưởng thành ở Mỹ bị rung nhĩ, nhưng các nhà nghiên cứu tại Đại học California, San Francisco (UCSF), phát hiện ra rằng thực tế Afib ảnh hưởng đến 10,5 triệu người lớn, tương đương gần 5% dân số trưởng thành ở nước này.
Các nhà nghiên cứu tại UCSF đã xem xét hồ sơ bệnh án của gần 30 triệu người trưởng thành đã được điều trị cấp tính hoặc từng làm thủ thuật y tế tại California từ năm 2005-2019 và phát hiện ra rằng khoảng 2 triệu bệnh nhân trong số đó đã được chẩn đoán mắc bệnh rung nhĩ.
Số lượng chẩn đoán tăng theo thời gian, từ gần 4,5% bệnh nhân trong giai đoạn 2005-2009 tăng lên 6,8% bệnh nhân trong giai đoạn 2015-2019. Sau đó, dữ liệu được chuẩn hóa để có tính đại diện trên toàn quốc, giúp các nhà nghiên cứu ước tính con số cuối cùng là ít nhất 10,5 triệu trường hợp bị rung nhĩ trên toàn nước Mỹ.
Rung nhĩ là một tình trạng rối loạn nhịp tim đang ngày càng trẻ hóa. (Ảnh: iStock)
Rung nhĩ là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây đột quỵ và có thể làm tăng nguy cơ suy tim, cục máu đông, bệnh thận mãn tính và chứng mất trí .
Tiến sỹ Gregory Marcus, tác giả chính của nghiên cứu và là bác sỹ tim mạch tại UCSF Health, cho biết các nhà nghiên cứu đã nghi ngờ chứng rung nhĩ phổ biến hơn so với ước tính trước đây, nhưng họ vẫn ngạc nhiên trước mức độ khác biệt thực tế lớn được quan sát thấy trong nghiên cứu.
Tiến sỹ Marcus hy vọng những phát hiện của nghiên cứu sẽ dẫn đến việc phân bổ nhiều nguồn lực hơn để giúp đỡ bệnh nhân Afib, bao gồm nhiều nguồn tài trợ hơn cho nghiên cứu và điều trị.
Lý giải về sự gia tăng số lượng bệnh nhân bị rung nhĩ, các chuyên gia cho biết có thể là do sự kết hợp của nhiều chứng bệnh mãn tính và việc phát hiện bệnh được cải thiện nhờ các thiết bị hiện đại.
"Những người mắc các bệnh lý mãn tính, chẳng hạn như huyết áp cao, tiểu đường, hội chứng chuyển hóa, béo phì, ngưng thở khi ngủ và các vấn đề y tế khác... đều có nguy cơ cao bị tình trạng rung nhĩ," Tiến sỹ Paul Wang, Giám đốc Dịch vụ chăm sóc rối loạn nhịp tim Stanford, cho biết.
Tiến sỹ Rod Passman, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu loạn nhịp tim tại Đại học Northwestern, nói thêm rằng béo phì - hiện cũng đang gia tăng ở Mỹ cũng như ở nhiều nước trên thế giới nói chung - thường là nguyên nhân gây ra các trường hợp rung nhĩ ở những bệnh nhân trẻ tuổi.
Phát hiện và điều trị sớm tình trạng rung nhĩ rất quan trọng để giảm nguy cơ bị đột quỵ.(Ảnh: iStock)
Các ca bệnh rung nhĩ cũng được phát hiện nhiều hơn sau khi các thiết bị điện tử như Apple Watches và Fitbits ra đời.
Tiến sỹ Passman cho hay hầu như tuần nào văn phòng của ông cũng có trường hợp bệnh nhân báo cáo rằng Apple Watch của họ cảnh báo họ bị rung nhĩ nhưng bản thân họ không cảm thấy gì cả.
Ông lưu ý những trường hợp này cần phải đến khám bác sỹ để được chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe của mình. Phát hiện và điều trị sớm rất quan trọng vì có thể làm giúp giảm nguy cơ dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng như đột quỵ và cục máu đông.
Vào năm 2016, toàn thế giới ghi nhận 46,3 triệu người mắc rung nhĩ. Dự đoán đến năm 2050, số lượng người mắc rung nhĩ tiếp tục gia tăng thêm khoảng 23%. Riêng tại châu Á dự đoán có ít nhất 72 triệu người bị rung nhĩ và có 3 triệu người đột quỵ do rung nhĩ vào năm 2050.
Để giảm nguy cơ rung nhĩ cũng như các bệnh tim mạch, các chuyên gia y tế khuyên bạn cần xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh và điều độ; ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng; có chế độ ăn hợp lý, không uống rượu bia, hút thuốc lá bởi những chất kích thích này có thể làm xấu hơn các tình trạng rối loạn nhịp tim.
Nếu mắc các bệnh lý mãn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa mỡ máu... thì cần theo dõi và điều trị ổn định các tình trạng này. Lưu ý không tự ý uống thuốc, kể cả các loại thuốc thông thường bởi một số thuốc có thể ảnh hưởng đến tình trạng rối loạn nhịp hoặc tương tác với thuốc chống loạn nhịp./.
Ăn loại rau này có thể ngăn ngừa cục máu đông và đột quỵ Ăn bông cải xanh được cho là có thể ngăn ngừa cục máu đông và đột quỵ. Bởi vì trong bông cải xanh chứa hợp chất tự nhiên. Hợp chất tự nhiên này ngoài tác dụng điều trị đột quỵ, nó còn có thể giúp tăng tỷ lệ thành công lên 60% trong điều trị cục máu đông. Ăn bông cải xanh được...