Hy vọng vào công nghệ liệu pháp tế bào trong khám chữa bệnh
Theo GS.Nguyễn Thanh Liêm, Viện trưởng Viện Nghiên cứu tế bào gốc và Công nghệ gen Vinmec về liệu pháp tế bào nan y là một cuộc cách mạng trong y học.
Theo vị giáo sư này, hiện các bệnh được phép điều trị bằng tế bào gốc là xơ gan, teo mật, chấn thương tủy sống, thoái hóa khớp gối và hiện đang nghiên cứu tế bào gốc điều trị đột quỵ, chấn thương sọ não, tự kỷ, bại não…; liệu pháp CAR-T điều trị ung thư huyết học.
Ảnh minh họa.
Chia sẻ về những trường hợp được kéo dài sự sống nhờ liệu pháp CAR-T, GS.Nguyễn Thanh Liêm cho rằng, liệu pháp tế bào gốc hiện đang mang lại những tín hiệu tích cực trong can thiệp cho nhiều người bệnh không may mắc các bệnh nan y.
Bệnh viện Phổi Trung ương cũng vừa tiến hành thử nghiệm lâm sàng sử dụng tế bào gốc trung mô trên một số bệnh như: Nhồi máu cơ tim, thoái hóa khớp, xơ gan; bệnh lý tự miễn; bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS), bệnh phổi mô kẽ (ILD).
Đây là đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước có tên “Ứng dụng tế bào gốc trung mô đồng loài trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính” được thực hiện bởi các đơn vị gồm Học viện Quân y – Bệnh viện 103 và Bệnh viện đa khoa Vạn Hạnh.
Nói thêm về công nghệ này, TS.Nguyễn Huy Bình, Khoa Trị liệu Tế bào, Bệnh viện Phổi Trung ương cho biết, 3-4% người trưởng thành có bệnh lý phổi mãn tính và có nhiều hạn chế trong điều trị cho bệnh nhân cao tuổi.
Thử nghiệm ghép tế bào gốc trung mô giúp cho bệnh nhân COPD có các chỉ số viêm được cải thiện. Trong phòng thí nghiệm, ngân hàng mô, các thực nghiệm đánh giá khả năng kháng khuẩn trên tế bào cho thấy tế bào gốc trung mô có tác dụng làm giảm áp lực động mạch phổi cho người phổi mãn tính.
“Bệnh viện Phổi Trung ương đã và đang hoàn thiện cơ sở pháp lý, cơ sở vật chất, nhân sự hướng tới sẵn sàng triển khai nghiên cứu, ứng dụng tế bào gốc trong hỗ trợ điều trị bệnh phổi mạn tính tại bệnh viện theo định hướng của Chính phủ và Bộ y tế”, TS. Bình nói.
Ông Phạm Văn Phúc, Viện tế bào gốc, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TP.HCM, liệu pháp tế bào là một trong bốn trụ cột chăm sóc sức khỏe nhưng dường như đang bị khuyết.
“Điều trị bằng tế bào gốc hiện chưa phổ biến vì chi phí điều trị cao, hiệu quả điều trị không ổn định, nhiều cơ chế chưa sáng tỏ và tác dụng lâu dài chưa kiểm soát”, ông Phúc chia sẻ.
Vì thế, theo ông Phúc, mục tiêu chung của đổi mới sáng tạo công nghệ tế bào hiện nay cần có chi phí điều trị tế bào hợp lý và hiệu quả điều trị ổn định. Muốn thế, chúng ta cần phải sản xuất tế bào quy mô lớn, có chất lượng, có khả năng tái lập cao, thất bại thấp.
Ông Phúc chia sẻ, để liệu pháp tế bào thật sự mang lại lợi ích cho nhiều người thì cần bắt buộc đổi mới sáng tạo công nghệ tế bào, để tăng giá trị và giảm giá bán liệu pháp.
“Liệu pháp tế bào đang trở thành một ngành công nghiệp, các sản phẩm tế bào và từ tế bào đang mở ra một ngành công nghiệp mới, dùng tế bào không chỉ để trị bệnh mà còn để tăng cường sức khỏe. Tế bào cần được kiểm soát và bảo đảm chất lượng theo các tiêu chuẩn cho từng ứng dụng để bảo đảm tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng trên người”, ông Phúc nói.
Trước đó, cũng nói về công nghệ tế bào gốc, tại một hội nghị gần đây, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Tri Thức cho hay, các nước phát triển hiện nay mới chủ yếu cho phép nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng các phương pháp này, đặc biệt là tế bào gốc, còn việc ứng dụng vào điều trị được kiểm soát chặt chẽ bằng các quy định và luật pháp hết sức nghiêm ngặt.
Video đang HOT
Còn theo TS.guyễn Ngô Quang, Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo nhấn mạnh, Bộ Y tế tham khảo ứng dụng thực tế từ các khu vực, quốc gia, đưa vào nội dung pháp luật với mục tiêu tạo điều kiện phát triển nghiên cứu y khoa mới, kỹ thuật mới, công nghệ mới phục vụ chăm sóc sức khỏe người dân, nhất là lĩnh vực công nghệ sinh học, y học tái tạo. Trong đó, trị liệu từ tế bào và sản phẩm tế bào là lĩnh vực được Bộ Y tế chú trọng.
Cũng theo TS.Quang, các nước đều có quy định chặt chẽ về nghiên cứu ứng dụng tế bào; có phân loại nguy cơ về những vấn đề liên quan nghiên cứu tế bào và ứng dụng tế bào; phát triển thành thuốc và sản phẩm thương mại. Phân loại dựa trên nguy cơ: tế bào đó thuộc nguồn tế bào tự thân hay tế bào đồng loài.
Khi thẩm định hồ sơ cho phép triển khai thử nghiệm lâm sàng, thử nghiệm trên người cũng dựa vào phân biệt nguy cơ như thấp, trung bình và cao. Từ phân loại nguy cơ buộc phải thông qua Hội đồng đạo đức nghiên cứu y sinh; sau khi được phân loại tế bào gốc và sản phẩm tế bào gốc và sản phẩm tế bào gốc là hết sức quan trọng.
Vị này dẫn chứng, các nước như Nhật, Mỹ, hay châu Âu đều coi trị liệu tế bào là có nguy cơ cho người và đều chia cấp độ nguy cơ của trị liệu tế bào. Các cơ quan quản lý đều quy định đây là phương pháp mới, kỹ thuật mới, cần được Hội đồng Đạo đức nghiên cứu y sinh thẩm định, đánh giá để đưa ra các yêu cầu nghiên cứu…
Còn theo TS.Thẩm Thị Thu Nga, Giám đốc Trung tâm Tế bào gốc Tâm Anh, ứng dụng tế bào gốc tạo máu đã được sử dụng trong nhiều kỹ thuật, tại nhiều nước trên thế giới và ngay tại Việt Nam.
Trung tâm Tế bào gốc còn phối hợp với các đơn vị lâm sàng triển khai các kỹ thuật mới, đưa liệu pháp dựa trên tế bào vào ứng dụng điều trị cho người bệnh.
TS.Nga nhấn mạnh, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh chú trọng đẩy mạnh thử nghiệm lâm sàng dùng tế bào gốc trung mô trong điều trị thoái hóa khớp. Thử nghiệm này tuân thủ chặt chẽ theo quy định của Bộ y tế và Hội đồng đạo đức Quốc gia để đảm bảo lợi ích của người bệnh cũng như độ tin cậy của nghiên cứu.
Hiện nay, Trung tâm Tế bào gốc, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh triển khai áp dụng dịch vụ đã được cấp phép là Lưu trữ tế bào gốc máu dây rốn, mô dây rốn; phối hợp cùng Viện nghiên cứu Tamri, nghiên cứu ứng dụng tế bào gốc trung mô từ mô dây rốn trong điều trị thoái hóa khớp; kết hợp với huyết tương giàu tiểu cầu trong điều trị viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp….
Các nghiên cứu này bước đầu cho kết quả điều trị khả quan, an toàn, hiệu quả giảm đau tốt, vận động tốt, mang lại sự hài lòng cho người bệnh.
Còn trăn trở về dịch vụ này, Phó Giám đốc sở Y tế TP.HCM Nguyễn Anh Dũng cho hay, vi phạm thường gặp trong lĩnh vực tế bào gốc, đó là, cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh không có giấy phép hoạt động khám, chữa bệnh;
Khám, chữa bệnh khi chưa được cấp chứng chỉ hành nghề; quảng cáo dịch vụ khám, chữa bệnh khi chưa có giấy phép hoạt động hoặc chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh; quảng cáo sai thông tin, vượt quá phạm vi chuyên môn, không có giấy xác nhận nội dung quảng cáo.
Quảng cáo tế bào gốc chữa bách bệnh, lại không phải là các cơ sở được cấp phép về khám chữa bệnh; không do Sở Y tế cấp phép.
Ông Dũng nhấn mạnh việc cần làm tốt về phát hiện vi phạm, xử lý vi phạm để bảo vệ các cơ sở triển khai các liệu pháp tế bào gốc đã được cấp phép, thực sự có hiệu quả trong ứng dụng; đồng thời cần tiếp tục siết chặt hoạt động thẩm định, cấp phép liên quan điều trị tế bào gốc; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát.
Theo lãnh đạo Sở Y tế TP.HCM, không phải là quy định khó hay khó hơn, mà cần rõ ràng về quy định pháp lý để cấp phép, quản lý và xử lý vi phạm, tạo điều kiện để người có nhu cầu được tiếp cận các dịch vụ, liệu pháp tế bào chất lượng, thực sự hiệu quả.
Người bị thoái hóa khớp gối cần lưu ý gì khi đi bộ?
Đi bộ là bộ môn luyện tập có cường độ nhẹ nhàng, tác động trực tiếp đến khớp gối và sức khỏe toàn thân.
Đi bộ đúng cách giúp kích thích khớp gối sản sinh dịch nhầy, từ đó cải thiện khả năng và phạm vi chuyển động. Tuy nhiên, với những trường hợp thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không, cần chú ý những gì?
Lợi ích của thói quen đi bộ với người bệnh thoái hóa khớp gối
Đi bộ là một trong những bộ môn luyện tập có cường độ nhẹ nhàng và dễ thực hiện. Bệnh nhân thoái hóa khớp gối có mức độ nhẹ đến trung bình nếu đi bộ thường xuyên có thể đem lại nhiều lợi ích như:
- Giúp làm chậm quá trình thoái hóa
Đi bộ thường xuyên có thể duy trì một lượng dịch nhầy ổn định trong ổ khớp, từ đó giúp làm giảm ma sát lên sụn khớp, làm chậm quá trình thoái hóa.
Ngoài ra, đi bộ thường xuyên còn tác động đến cột sống, khớp háng, khớp cổ chân, hạn chế bùng phát các vấn đề xương khớp như thoái hóa cột sống thắt lưng, thoát vị đĩa đệm, đau dây thần kinh tọa, thoái hóa khớp háng.
- Ổn định cấu trúc khớp gối
Tình trạng sụn khớp bị bào mòn và xơ hóa có thể khiến ổ khớp mất ổn định, dễ phát ra âm thanh khi vận động. Tình trạng này kéo dài có thể làm tăng áp lực lên ổ khớp, kích thích quá trình thoái hóa diễn ra nhanh chóng, khiến khớp đau nhức dữ dội.
Tuy nhiên, nếu đi bộ đúng cách thì cấu trúc khớp gối có thể được điều chỉnh và ổn định trở lại. Hoạt động thể chất còn kích thích màng hoạt dịch bài tiết dịch nhầy, giúp làm giảm ma sát khi vận động và tổ chức lại cấu trúc ổ khớp gối.
- Hạn chế tình trạng thừa cân - béo phì
Thừa cân - béo phì có thể làm tăng áp lực lên khớp gối, khớp cổ chân và vùng cột sống thắt lưng. Cân nặng vượt mức còn thúc đẩy quá trình thoái hóa diễn ra nhanh chóng, làm tăng nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống thắt lưng, gout...
Đi bộ thường xuyên, đúng cách có thể điều chỉnh cân nặng ở bệnh nhân thoái hóa khớp gối. Từ đó hỗ trợ ngăn chặn tiến triển của bệnh, giảm nguy cơ phát sinh biến chứng.
Tuy nhiên, với những trường hợp thoái hóa khớp gối nặng, khớp sưng đau và phù nề nghiêm trọng thì người bệnh nên hạn chế đi bộ, tránh thực hiện các bộ môn tác động trực tiếp lên khớp gối như đạp xe, chạy bộ, gym... Thay vào đó nên bơi lội, tập dưỡng sinh để giảm áp lực lên khớp gối, tránh tác động xấu đến tiến triển của bệnh.
Trên thực tế cho thấy những người bị thoái hóa khớp gối có các biểu hiện đau cũng không nên đi bộ nhiều, thay vào đó tập luyện môn thể thao khác phù hợp như bơi lội, tập yoga, dưỡng sinh...
Đi bộ không đúng cách có thể khiến khớp gối đau nhức, phù nề.
Một số lưu ý đi bộ đúng ở người thoái hóa khớp gối
Người bị thoái hóa khớp gối có phạm vi và mức độ vận động kém hơn người khỏe mạnh. Do đó, để tránh cơn đau phát sinh khi đi bộ, người bệnh chú ý như sau:
- Chú ý về thời điểm đi bộ
Sáng sớm và buổi tối trước khi đi ngủ là thời điểm tốt nhất để đi bộ, luyện tập thể thao. Đi bộ vào buổi sáng sẽ giúp khởi động hệ thống xương khớp, kích thích khả năng tập trung của não bộ, giảm hiện tượng đau nhức khớp gối trong ngày.
Trong khi đó đi bộ vào buổi tối trước khi ngủ sẽ giúp điều hòa cơ thể, hạn chế tình trạng khó ngủ, phòng ngừa cứng khớp, tê bì vào buổi sáng hôm sau.
- Lựa chọn trang phục khi đi bộ
Trước khi đi bộ cần chuẩn bị giày thể thao có kích cỡ phù hợp, chất liệu mềm và êm. Lựa chọn giày phù hợp có thể giúp bạn dễ dàng hơn khi đi bộ, giảm áp lực lên khớp gối.
Bên cạnh đó, cần thay trang phục rộng rãi, có độ co giãn tốt. Mặc quần áo chật, bó sát có thể sẽ cản trở quá trình vận động, gây khó chịu, khiến cơ thể đổ nhiều mồ hôi.
- Chú ý khi luyện tập
Với người khỏe mạnh, thời gian đi bộ có thể dao động từ 30 - 40 phút/ngày. Tuy nhiên, đối với bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối, các chuyên gia chỉ khuyến khích đi bộ với cường độ nhẹ nhàng, thoải mái trong thời gian tối đa 20 phút và cần chủ động ngưng đi lại khi khớp phát sinh cơn đau.
Với những trường hợp không tuân thủ tốc độ và thời gian đi bộ, khớp có thể bị đau nhức, sưng viêm, tăng tốc độ thoái hóa. Nếu có thể thì nên đi bộ cùng với người thân hoặc bạn bè để được hỗ trợ nếu phát sinh các tình huống rủi ro.
Lời khuyên thầy thuốc
Đi bộ đem lại nhiều lợi ích đối người bị thoái hóa khớp gối. Tuy nhiên, trên thực tế đi bộ không đúng cách có thể khiến khớp gối đau nhức, phù nề, tăng tốc độ thoái hóa mô sụn. Vì vậy, bệnh nhân thoái hóa khớp gối nên có sự tư vấn của các bác sĩ trước khi lựa chọn môn thể thao kể cả đi bộ.
Trường hợp thoái hóa khớp gối nặng (khớp phù nề, đau nhức nghiêm trọng), đi bộ có thể khiến triệu chứng chuyển biến xấu và buộc phải can thiệp các biện pháp xâm lấn để cải thiện. Trong trường hợp này thì nên bơi lội, tập dưỡng sinh để tránh tác động xấu đến tiến triển của bệnh.
Trong trường hợp khớp gối bị đau kéo dài khi đi bộ, nên tham vấn y khoa để được tư vấn cụ thể. Trong trường hợp này bác sĩ có thể đề nghị bệnh nhân chuyển sang tập dưỡng sinh, bơi lội hoặc thực hiện các bài tập vật lý trị liệu khác sẽ thích hợp hơn.
Tóm lại: Bệnh thoái hóa khớp gối chịu tác động từ nhiều yếu tố khác nhau. Vì vậy, bên cạnh thói quen vận động, nên điều chỉnh giờ giấc sinh hoạt, ăn uống khoa học để ngăn chặn tiến triển và kiểm soát triệu chứng của bệnh.
Chế độ ăn phù hợp với người bệnh bại não Người bệnh bại não thường gặp khó khăn trong việc ăn uống, nhai hoặc nuốt. Chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp người bệnh bại não, nhất là trẻ em kích thích ăn uống, nhận được các chất dinh dưỡng cần thiết để tăng trưởng và phát triển. Theo TS.BSCKII Nguyễn Văn Dũng, Phó Viện trưởng Viện sức khỏe tâm thần, Bệnh viện...