Vì sao ĐH quốc gia, ĐH vùng bỏ qua ưu thế của mô hình đại học đa lĩnh vực?
TS Lê Viết Khuyến: ‘Trong các đại học quốc gia, đại học vùng, các trường thành viên hoạt động gần như hoàn toàn độc lập nên không thể phát huy sức mạnh tổng thể’.
Ở nước ta, các đại học đa lĩnh vực ra đời từ nửa đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20, dựa trên những chủ trương, chính sách, biện pháp lớn từ Nghị quyết 04 Ban chấp hành Trung ương khóa 7 (năm 1993) về tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Cụ thể, Nghị quyết 04 đã nêu rõ: “Hình thành từng bước các trường lớp trọng điểm có chất lượng cao trong các ngành học, bậc học, cấp học; mở rộng hệ thống trường, lớp năng khiếu ở phổ thông; xây dựng một số trường đại học trọng điểm quốc gia”.
Mục tiêu xây dựng các đại học đa lĩnh vực là nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn đại học, đảm bảo hiệu suất đào tạo cao, thích ứng với một xã hội có nền kinh tế thị trường.
Tuy nhiên đã gần 30 năm qua đi nhưng các đại học này vẫn chưa thực sự phát triển thành một đại học đa lĩnh vực đích thực.
Vậy giải pháp nào để phát triển các đại học đa lĩnh vực hiện nay?
Xoay quanh vấn đề này, phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Lê Viết Khuyến – nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo), hiện là Phó Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam.
Tiến sĩ Lê Viết Khuyến cho rằng, cấp “đại học” trong các đại học đa lĩnh vực ở Việt Nam được nhiều người ví như cấp “bộ chủ quản” trong thể chế hiện nay.
Phóng viên: Thưa Tiến sĩ Lê Viết Khuyến, trong những năm qua, mô hình đại học đa lĩnh vực là một chủ đề được các chuyên gia giáo dục rất quan tâm. Vậy, các đại học đa lĩnh vực ở Việt Nam được thành lập như thế nào?
Tiến sĩ Lê Viết Khuyến: Trước năm 1986, nền kinh tế Việt Nam theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, các cơ sở giáo dục đại học thường được tổ chức theo từng lĩnh vực kinh tế-xã hội, tức là chỉ có các trường đại học chuyên ngành (còn gọi là trường đại học đơn lĩnh vực).
Ví dụ trường đại học nông nghiệp, trường đại học kinh tế, trường đại học sư phạm, trường đại học thể dục thể thao, trường đại học lâm nghiệp,…Tất nhiên những trường đại học này có thể đào tạo nhiều ngành nhưng đều thuộc về một lĩnh vực.
Cách tổ chức của những trường đại học đơn lĩnh vực là gắn chặt với cơ chế bộ chủ quản: mỗi trường đại học luôn thuộc về một bộ chủ quản, ví dụ trường đại học nông nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp; trường đại học dầu khí thuộc Tổng cục dầu khí,… vì các trường đào tạo đáp ứng nhu cầu nhân lực của từng ngành.
Tuy nhiên, từ năm 1986, Việt Nam chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần, mô hình đại học chuyên ngành không còn phù hợp nữa, các trường đại học phải có sự thay đổi, bắt đầu hình thành mô hình đại học đa lĩnh vực.
Để xây dựng đại học đa lĩnh vực có hai cách. Thứ nhất là để một trường đơn lĩnh vực phát triển các lĩnh vực khác và trở thành đại học đa lĩnh vực. Tuy nhiên, quá trình này phải mất ít nhất hàng chục năm, thậm chí hàng trăm năm.
Phương án thứ hai là ghép các trường đơn lĩnh vực cùng đẳng cấp với nhau lại thành đại học đa lĩnh vực. Đây cũng là giải pháp mà nhiều quốc gia lựa chọn như Trung Quốc, Úc,…
Video đang HOT
Ở một số nước có mạng lưới trường đại học chưa được phong phú, họ lựa chọn phương án thứ nhất là phát triển một trường đơn lĩnh vực thành đại học đa lĩnh vực.
Còn ở Việt Nam, chúng ta ưu tiên lựa chọn phương án thứ hai nhưng cũng không loại trừ phương án thứ nhất. Nghĩa là vừa liên kết các trường đơn lĩnh vực tạo thành đại học đa lĩnh vực; vừa phát triển trường đơn lĩnh vực thành trường đa lĩnh vực.
Ví dụ như khi cần một trường đại học đa lĩnh vực ở Nghệ An, chúng ta lấy Trường Đại học Sư phạm Vinh làm nòng cốt, dần dần phát triển thành Trường Đại học Vinh là trường đại học đa lĩnh vực. Tuy nhiên đây vẫn là một mô hình đại học đa lĩnh vực còn non trẻ.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng liên kết các trường đại học đơn lĩnh vực để xây dựng thành đại học đa lĩnh vực.
Theo đó, trong 2 năm 1993 và 1994, lần lượt 5 đại học đa lĩnh vực được thành lập là Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Thái Nguyên, Đại học Huế và Đại học Đà Nẵng.
Việc thành lập các đại học này dựa trên nguyên tắc gom một số cơ sở giáo dục đại học chuyên ngành trên cùng một địa bàn lại với nhau. Hiện tại 5 đại học này đều hoạt động theo các quy chế riêng do Thủ tướng Chính phủ ký ban hành (đối với 2 đại học quốc gia) hoặc do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ký ban hành (đối với 3 đại học vùng).
Có nhiều ý kiến cho rằng, mô hình thực tế của các đại học quốc gia, đại học vùng ở Việt Nam hiện nay chưa phát huy được ưu thế của mô hình đại học đa lĩnh vực? Quan điểm của ông như thế nào?
Tiến sĩ Lê Viết Khuyến: Như đã nói ở trên, các đại học quốc gia, đại học vùng được thành lập dựa trên nguyên tắc gom một số cơ sở giáo dục đại học chuyên ngành trên cùng một địa bàn lại với nhau.
Tuy nhiên muốn xây dựng được đại học đa lĩnh vực từ các trường chuyên ngành thì cần phải tổ chức lại mô hình đại học này thành một chỉnh thể thống nhất, đặc biệt trong lĩnh vực đào tạo. Nghĩa là phải tổ chức lại tất cả các trường đại học chuyên ngành tham gia vào sự hình thành của đại học đa lĩnh vực.
Ý đồ thiết kế là như vậy nhưng đáng tiếc là quá trình triển khai thực hiện lại không đi đúng hướng. Chúng ta chỉ ghép các trường lại với nhau theo dạng cơ học giống như tạo thành liên hiệp các trường đại học chuyên ngành chứ không tổ chức, sắp xếp lại các trường đại học chuyên ngành để tạo thành một đại học đa lĩnh vực đúng nghĩa.
Xét về mặt quản trị, các đại học đa lĩnh vực thường có cấu trúc 3 cấp, bao gồm: cấp đại học (University), cấp trường và tương đương (College/Faculty/School) và cấp khoa (Department). Cấp trường tương đương với một lĩnh vực đào tạo (ví dụ: khoa học tự nhiên, khoa học xã hội – nhân văn, kỹ thuật, quản trị kinh doanh, y, nông nghiệp,…), còn cấp khoa tương đương với một hoặc một vài ngành đào tạo gần nhau. Thường không có cấp bộ môn (Division) do các đại học đa lĩnh vực thường đào tạo diện rộng ở trình độ cử nhân.
Ở Việt Nam, tất cả các đại học đa lĩnh vực được thành lập, nhưng về căn bản các trường thành viên vẫn giữ nguyên cấu trúc 3 cấp là: trường – khoa – bộ môn; trong khi đó các đại học đa lĩnh vực vẫn có cấu trúc 4 cấp: đại học – trường – khoa – bộ môn.
Không sai khi nhận định: mô hình thực tế của các đại học quốc gia, đại học vùng ở Việt Nam đã vô hiệu hóa hoàn toàn các ưu thế của mô hình đại học đa lĩnh vực.
Khi thành lập các đại học đa lĩnh vực, xã hội mong chờ ở những tính ưu việt mà mô hình trường này sẽ thể hiện được như: bộ máy tổ chức gọn nhẹ (không có sự trùng lặp các khoa, bộ môn ở những trường thành viên khác nhau), ngân sách được đầu tư tập trung, sinh viên được tự do lựa chọn học các môn học hoặc các chương trình liên ngành ở các trường khác nhau trong một đại học, sinh viên được học với những giảng viên giỏi nhất ở tất cả các môn học, dễ dàng mở ra các chương trình liên ngành (Inter-disciplinary)…
Tuy nhiên cho tới nay kết quả có được lại không phải như vậy, bởi lẽ các trường thành viên vẫn hoạt động gần như độc lập, không có sự phối hợp, liên kết nào với nhau, trước hết là về mặt đào tạo, nên các đại học không thể có được sức mạnh tổng hợp cần thiết.
Ưu thế của đại học đa lĩnh vực là bao quát được nhiều lĩnh vực đào tạo khác nhau nên cho phép huy động được sức mạnh tổng hợp của cả đại học để giải quyết các nhiệm vụ to lớn về đào tạo và nghiên cứu khoa học mà một trường đại học chuyên ngành không thể đảm đương nổi. Thế nhưng, khi các trường thành viên hoạt động độc lập, không hợp lực với nhau thì không thể phát huy sức mạnh tổng hợp như mong muốn. Nói cách khác, đại học đa lĩnh vực của chúng ta không phát huy được hết vai trò, thế mạnh của nó.
Về mặt thể chế, các quy chế tổ chức và hoạt động của các đại học đa lĩnh vực, đặc biệt là Quy chế cho các đại học vùng ban hành tại Thông tư số 08/2014/TT-BGDĐT ngày 20/3/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và ở Điều lệ trường đại học, đã gần như khẳng định tư cách hoạt động độc lập của các trường thành viên – đây là điều tối kỵ đối với một đại học đa lĩnh vực theo mô hình phương Tây.
Vậy là về mặt pháp lý, các trường đại học thành viên đã được nhà nước công nhận có tư cách gần như một trường đại học độc lập, điều này làm cho hoạt động của các đại học đa lĩnh vực trở nên rời rạc và vô hiệu hóa các đại học đa lĩnh vực.
Cấp “đại học” trong các đại học đa lĩnh vực ở Việt Nam được nhiều người ví như cấp “bộ chủ quản” trong thể chế hiện nay. Vì tồn tại đồng thời 2 “bộ chủ quản” nên đã từng có ý kiến cực đoan là giải thể các đại học đa lĩnh vực.
Thưa ông, vậy đâu là giải pháp để phát triển các đại học đa lĩnh vực, để mô hình đại học này thực sự thể hiện được sức mạnh tổng hợp, phát huy tốt những thế mạnh vốn có của nó?
Tiến sĩ Lê Viết Khuyến: Để các đại học đa lĩnh vực thực sự phát huy được những ưu thế của mình và đón nhận những sứ mệnh cao hơn theo tiến trình phát triển của đất nước, về mặt thể chế, Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi để các đại học này phát huy được tối đa sức mạnh tổng hợp của mình.
Điều quan trọng cần làm ngay là phải chuyển đổi ngay từ mô hình liên hiệp các trường đại học chuyên ngành như hiện nay sang mô hình đại học đa lĩnh vực đích thực, nghĩa là tổ chức sắp xếp lại để các đại học quốc gia, đại học vùng trở thành một đại học đa lĩnh vực đúng nghĩa.
Tổ chức sắp xếp lại theo cách: những đơn vị khác nhau ở những trường thành viên khác nhau nếu cùng một chức năng thì phải đưa về một mối, không thể để rải rác ở từng trường.
Ví dụ, chúng ta cần thống nhất một phòng đào tạo trong một đại học quốc gia, đại học vùng. Không thể như hiện nay, trong các đại học, các trường đại học thành viên vẫn có phòng đào tạo riêng, tổ chức tuyển sinh riêng, quản lý sinh viên riêng. Cùng một môn học mà chương trình đào tạo của từng trường lại khác nhau, sinh viên cũng chỉ được học với những giảng viên của trường mình dạy.
Đại học đa lĩnh vực sẽ bao gồm nhiều trường thành viên, trong đó phải có 1 trường khoa học cơ bản (Liberal Art college), một số chương trình sau đại học và phải có từ 2 hoặc nhiều hơn các trường chuyên ngành (College/Faculty/ School).
Khi tổ chức lại, không để tình trạng giữa trường thành viên có các khoa trùng lặp nhau.
Ví dụ hiện nay, các trường thành viên như trường đại học khoa học tự nhiên, trường đại học khoa học xã hội và nhân văn, trường đại học công nghệ,… đều có khoa Triết học thì chúng ta nên đưa khoa này vào trường khoa học xã hội và nhân văn .
Nghĩa là cần tổ chức các trường chuyên ngành tương ứng với các khoa theo cùng một lĩnh vực, ví dụ khoa Toán, khoa Lý đưa về trường đại học khoa học tự nhiên, khoa Ngữ văn thuộc về trường đại học khoa học xã hội và nhân văn;…
Ngoài hệ thống các khoa, các trường thành viên thì đại học đa lĩnh vực cũng cần xây dựng các viện nghiên cứu khoa học, trung tâm nghiên cứu để thực hiện nhiệm vụ to lớn về nghiên cứu khoa học và đào tạo sau đại học.
Một khi sắp xếp tổ chức lại đúng bản chất đại học đa lĩnh vực thì những ưu thế của mô hình này sẽ được phát huy. Riêng các đại học quốc gia cần kiên quyết chuyển mạnh sang hướng “nghiên cứu”, bỏ mục tiêu chạy theo số lượng, với nhiệm vụ trọng tâm là đi theo hướng nghiên cứu chuyên sâu về nguyên lý, lý thuyết cơ bản trong các lĩnh vực khoa học, phát triển các công nghệ nguồn và tập trung đào tạo sau đại học.
5 đại học của Việt Nam xuất hiện trong bảng xếp hạng thế giới
Ngày 9/6, tổ chức Quacquarelli Symonds (QS) của Anh quốc đã công kết quả Bảng xếp hạng đại học thế giới QS World University Rankings 2023 (QS WUR 2023).
Việt Nam có 5 cơ sở giáo dục đại học xuất hiện trong Bảng xếp hạng QS WUR 2023.
Vị trí xếp hạng của 05 cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam có mặt trong QS WUR 2023
QS WUR 2023 đã xếp hạng cho 1.422 cơ sở giáo dục đại học (trong đó có 124 cơ sở giáo dục đại học lần đầu tiên được xếp hạng) trong tổng số 2.462 cơ sở giáo dục đại học tham gia từ 100 quốc gia và vùng lãnh thổ.
5 ĐH của Việt Nam có tên trên bảng xếp hạng này gồm:
1. Trường ĐH Duy Tân: Vị trí 801-1000
2. ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh: Vị trí 801-1000
3. ĐH Quốc gia Hà Nội: Vị trí 801-1000
4. Trường ĐH Tôn Đức Thắng: Vị trí 1001-1200
5. Trường ĐH Bách khoa Hà Nội: Vị trí 1201-1400
Ngoài 6 tiêu chí xếp hạng theo thông lệ là uy tín học thuật, uy tín của trường đại học theo đánh giá của nhà tuyển dụng lao động, tỷ lệ trích dẫn trên mỗi giảng viên, tỷ lệ giảng viên/sinh viên, tỷ lệ giảng viên quốc tế, và tỷ lệ sinh viên quốc tế thì năm nay, QS WUR 2023 tăng thêm 2 tiêu chí xếp hạng mới là mạng lưới nghiên cứu quốc tế và việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp.
QS WUR xếp hạng các trường đại học theo 6 tiêu chí, bao gồm: đánh giá của học giả (40%), đánh giá của nhà tuyển dụng, số trích dẫn/giảng viên, tỷ lệ giảng viên/sinh viên, tỷ lệ giảng viên quốc tế và tỷ lệ sinh viên quốc tế. Tiêu chí xếp hạng của QS nhấn mạnh vào đóng góp và tác động của chất lượng đào tạo và nghiên cứu của trường đại học đối với xã hội (thông qua đánh giá của doanh nghiệp, học giả trong và ngoài nước) và các đóng góp cho hoạt động nghiên cứu khoa học (thông qua số trích dẫn/giảng viên).
Trong top 10 thế giới, các cơ sở giáo dục của Anh và Mỹ vẫn là những cái tên quen thuộc có tên trong bảng xếp hạng các trường đại học thế giới. Mỹ tiếp tục là quốc gia của các trường đại học hàng đầu thế giới, với 05 cơ sở giáo dục lọt vào Top 10, trong đó Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT) giữ vững vị trí số 1 trong 10 năm liên tiếp. Tiếp đó là Anh với 04 cơ sở giáo dục (trong tổng số 90) lọt vào top 10 thế giới, trong đó Đại học Cambridge lên vị trí thứ 2 thế giới.
Giảng viên đại học công lập: Người hơn 10 triệu, người 200 triệu/tháng Tùy trường đại học công tác, bằng cấp, vị trí làm việc mà giảng viên có thu nhập khác nhau. Cùng trình độ có người nhận hơn 10 triệu/tháng, nhưng có người nhận hàng trăm triệu/tháng. Chia sẻ với VietNamNet, một thạc sĩ công tác ở một trường ĐH thành viên (ĐH Quốc gia TP.HCM), cho hay hiện ở trường ông, mức lương...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Xét xử lưu động vụ 'thổi' đất đấu giá 30 tỷ đồng/m2 ở Hà Nội
Pháp luật
00:32:07 22/02/2025
Tai nạn hy hữu, người đàn ông tử vong do lốp ô tô văng trúng
Tin nổi bật
00:25:59 22/02/2025
Georgia từng được đề nghị trở thành "mặt trận thứ 2" chống Nga
Thế giới
00:19:40 22/02/2025
Sáp thơm gây ô nhiễm không khí ngang với động cơ ô tô
Lạ vui
00:13:14 22/02/2025
Hơn 20 năm qua, vợ biết tôi không yêu nhưng vẫn không chấp nhận ly hôn
Góc tâm tình
00:10:12 22/02/2025
HLV Mai Đức Chung trở lại ĐT nữ Việt Nam ở tuổi 75, đứng số 1 thế giới
Sao thể thao
23:58:31 21/02/2025
Với 10 năm nội trợ, xin khẳng định: 5 mẹo này sẽ giúp bạn tiết kiệm cả sức lẫn tiền
Netizen
23:57:01 21/02/2025
6 thói xấu khiến ngôi nhà giống "bãi rác", giàu đến mấy cũng vẫn có cảm giác "rẻ tiền"
Sáng tạo
23:54:57 21/02/2025
Phim của Song Hye Kyo bùng nổ MXH Việt, gây tranh cãi gay gắt vẫn càn quét phòng vé
Hậu trường phim
23:38:49 21/02/2025
Phim Trung Quốc nhồi nhét cảnh quấy rối phụ nữ, bị chỉ trích khắp MXH: Nữ chính 6 lần gặp biến thái gây phẫn nộ
Phim châu á
23:34:06 21/02/2025