Vì sao bạn hay thức giấc giữa đêm?
Từ chế độ ăn uống đến thói quen ngủ của bạn, đây là những gì thực sự khiến bạn… tỉnh táo vào ban đêm.
Thật thú vị khi có được một đêm ngon giấc. Bạn thức dậy với cảm giác tràn đầy năng lượng, sảng khoái và sẵn sàng đối phó với những gì trong ngày ập đến với bạn.
Tuy nhiên, đối với nhiều người, ngủ đủ giấc vào ban đêm không dễ dàng như bạn tưởng – và việc thường xuyên thức giấc vào ban đêm thường gây ra vấn đề.
Ngủ ngon, thức dậy sảng khoái là mơ ước của nhiều người. Ảnh SHUTTERSTOCK
Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nghiên cứu Tâm lý (Mỹ), trong một nhóm 22.740 người trên 15 tuổi, 31,2% cho biết họ thức dậy vào ban đêm ít nhất 3 lần một tuần, theo Eat This, Not That!
Đọc tiếp để khám phá những gì các chuyên gia về giấc ngủ nói có thể khiến bạn thức giấc vào ban đêm và phải làm gì để khắc phục vấn đề này.
Bạn uống rượu gần giờ đi ngủ
Các chuyên gia cho biết, mặc dù rượu có thể khiến bạn cảm thấy buồn ngủ, nhưng uống rượu cũng có thể khiến bạn dễ bị thức giấc vào ban đêm.
“Uống rượu gần giờ đi ngủ có thể dẫn đến sự khởi đầu chậm trễ của giai đoạn REM của giấc ngủ trong nửa đầu của thời kỳ ngủ với sự phân mảnh của giấc ngủ gia tăng trong nửa sau của đêm”, Allison Siebern, tiến sĩ, trợ lý giáo sư tư vấn tại Trường Y Đại học Stanford (Mỹ) và cố vấn khoa học về giấc ngủ đầu cho Proper, giải thích.
Các chuyên gia cho biết, mặc dù rượu có thể khiến bạn cảm thấy buồn ngủ, nhưng uống rượu cũng có thể khiến bạn dễ bị thức giấc vào ban đêm. Ảnh SHUTTERSTOCK
Video đang HOT
Bạn bị ngưng thở khi ngủ
Chứng ngưng thở khi ngủ thường có nghĩa là thường xuyên thức dậy hằng đêm, và nó có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Tiến sĩ Siebern cho biết: “Nếu bạn thức dậy trong đêm thở hổn hển hoặc cảm thấy khó thở hoặc ai đó cho biết rằng bạn ngáy to và/hoặc bị gián đoạn nhịp thở khi ngủ, thì điều quan trọng là nên đi gặp bác sĩ sớm.
“Đây có thể là dấu hiệu của chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn, nơi có sự gián đoạn trong luồng không khí dẫn đến giấc ngủ bị rời rạc. Có thể có trường hợp ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn hoặc sự gián đoạn luồng không khí trở nên tồi tệ hơn trong giấc ngủ REM, dẫn đến sự phân mảnh hơn nữa của giai đoạn ngủ cụ thể đó”, tiến sĩ Siebern cho biết thêm, theo Eat This, Not That!
May mắn thay, nếu bạn bị ngưng thở khi ngủ, cả hai việc giảm cân và sử dụng máy Áp lực đường thở tích cực liên tục (CPAP) đều có thể giúp ích.
Bạn bị đau
Cho dù bạn bị đau mạn tính hay đang phải đối mặt với một tấm đệm thô ráp, bất kỳ loại đau đớn nào về thể chất đều có thể dẫn đến giấc ngủ rời rạc và kiệt sức nghiêm trọng.
Huấn luyện viên khoa học về giấc ngủ được chứng nhận Alex Savy, người sáng lập SleepingOcean.com, cho biết: “Những người đối mặt với cơn đau mạn tính hoặc cấp tính thường có giấc ngủ ít sâu hơn và do đó, có khả năng thức dậy vào nửa đêm”.
“Đương nhiên, kiểm soát cơn đau sẽ là giải pháp hiệu quả nhất trong trường hợp này. Ngoài ra, một tấm nệm tốt cũng có thể hữu ích. Nếu nệm mang lại sự phù hợp và có tác dụng giảm áp lực tích tụ trong cơ thể, thì nó cũng có thể giúp giảm đau”, huấn luyện viên Savy giải thích.
Bạn uống chất lỏng quá gần giờ đi ngủ
Không thể phủ nhận việc uống đủ nước suốt cả ngày có lợi cho sức khỏe của bạn, nhưng việc uống nước quá gần giờ đi ngủ là nguyên nhân thường xuyên dẫn đến tình trạng thức đêm khiến bạn kiệt sức.
“Một trong những lý do phổ biến nhất đằng sau việc thức giấc vào ban đêm là nhu cầu đi tiểu.
Nếu đúng như vậy, những người đi ngủ cần uống chất lỏng sớm hơn vào buổi tối hoặc hạn chế số lượng chất lỏng trước khi đi ngủ”, huấn luyện viên Savy nói, theo Eat This, Not That!
Bạn uống đủ nước chưa và có bệnh gì, nhìn màu nước tiểu là biết
Nếu bạn tự hỏi liệu mình uống đủ nước hay chưa, hãy nhìn màu nước tiểu, cách này cũng giúp phát hiện nhiều vấn đề sức khỏe.
Bạn thường thấy màu nước tiểu sau khi thức dậy vào buổi sáng đậm hơn vào thời điểm trước khi bạn đi ngủ. Đó là điều bình thường. Màu sắc của nước tiểu thay đổi trong ngày phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Lượng nước chúng ta uống, loại thuốc ta đang sử dụng, thực phẩm chúng ta ăn...
Màu sắc nước tiểu có thể cảnh báo chúng ta một số bệnh như tiểu đường, viêm gan hoặc nhiễm trùng.
Chú ý đến màu sắc nước tiểu để điều chỉnh lượng nuốc uống và nhận biết tình trạng sức khỏe.
Nước tiểu màu nâu sẫm: Sức khỏe đang có vấn đề
Các vấn đề mà bạn có thể đang đối mặt gồm:
Cơ thể bạn đang mất nước nghiêm trọng, nên uống nhiều nước hơn. Hơn nữa, có vẻ như bạn đang tiêu thụ các chất độc hại, hãy hạn chế chúng.
Bạn đang mắc một số bệnh về gan hoặc các bệnh về rối loạn chuyển hóa.
Nếu nước tiểu thường xuyên có màu nâu sẫm, bạn nên đi khám để xác định xem có máu trong nước tiểu hay không và đánh giá tình trạng sức khỏe một cách kịp thời, chính xác nhất.
Nước tiểu màu hơi đỏ hoặc hồng
Bạn đã ăn quả việt quất hoặc củ cải đường? Nếu không thì đây có thể là dấu hiệu tiểu ra máu, bạn nên đi khám.
Nước tiểu có màu hơi đỏ cũng có thể là do khối u trong đường tiết niệu và nó cần được loại trừ càng sớm càng tốt.
Nước tiểu màu hổ phách nhạt
Đây là màu sắc bình thường nhất của nước tiểu, chứng tỏ bạn đang uống đủ nước và không có vấn đề về sức khỏe.
Nước tiểu màu mật ong
Bạn nên uống nhiều nước hơn, cơ thể bạn đang mất nước.
Nước tiểu trong suốt hoặc rất trong
Bạn đang uống quá nhiều nước. Cũng có thể bạn mắc một số rối loạn liên quan đến bệnh tiểu đường.
Nước tiểu màu màu xanh lá cây hoặc xanh lam
Bạn có thể đang mắc các bệnh về nhiễm trùng, với sự hiện diện của một số vi khuẩn trong đường tiết niệu; hoặc thuốc bạn đang uống đã khiến màu sắc nước tiểu thay đổi.
Uống nước đúng cách để bảo vệ sức khỏe
Điều quan trọng là phải biết rõ mình nên uống bao nhiêu nước. Thông thường, nên uống từ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày. Lượng nước có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố: Vận động thể chất, điều kiện khí hậu...
Bạn không nên uống quá nhiều nước vì có thể làm giãn bàng quang quá mức, gây ra những hậu quả tiêu cực về sau
Việc đi tiểu khoảng bảy lần vào ban ngày và một lần vào ban đêm là điều bình thường. Lượng nước tiểu mỗi lần có thể khoảng 300 ml.
Những người sống lâu thường tránh 4 điều này vào buổi sáng: Chỉ một chút thay đổi nhỏ, tuổi thọ lập tức có sự khác biệt Một số thói quen trong cuộc sống hiện đại là "sát thủ vô hình" đối với sức khoẻ và tuổi thọ của chúng ta. Bạn có bao nhiêu trong số những thói quen sau đây? Tuổi thọ là điều mà mọi người đều mong muốn có thể kéo dài. Cùng với việc nâng cao mức sống, thói quen ăn uống, sinh hoạt trong...