Vì chứng bệnh lạ, cô gái này phải chịu đau đớn cắt đi từng phần ngón tay suốt 6 năm trời
Khi mới 17 tuổi, Sarah Cox đã được chẩn đoán mắc bệnh Raynaud. Từ sau lần đó, cứ mỗi khi trời trở lạnh, tay Sarah lại trở nên tím tái và đau nhức dữ dội. Thậm chí, chỉ trong vòng 6 năm, Sarah đã phải cắt từng phần ngón tay, ngón chân tới 30 lần.
Sarah Cox (32 tuổi) được chẩn đoán mắc bệnh Raynaud từ năm 17 tuổi. Căn bệnh này khiến Sarah buộc phải cắt bỏ các ngón tay và ngón chân của mình, thậm chí cô còn phải từ bỏ cả công việc hiện tại. Bác sĩ điều trị cảnh báo cô rằng, cô sẽ không thể có con vì những biến chứng của bệnh sẽ xuất hiện trong thời kỳ mang thai và gây ảnh hưởng tới tính mạng của Sarah.
Sarah Cox (32 tuổi)
Khi nhớ lại hành trình điều trị bệnh của mình, Sarah chia sẻ: “Tay tôi đột nhiên chuyển sang màu tím khi trời chuyển lạnh. Bạn tôi thấy vậy đã khuyên tôi nên nhanh chóng tới bệnh viện để kiểm tra. Sau một thời gian khám và xét nghiệm, các bác sĩ nói tôi mắc bệnh Raynaud, bệnh xơ cứng bì và Lupus. Tôi đã được tiêm steroid theo đường tĩnh mạch để giảm đau khớp ở vùng đầu gối và cổ tay, sau đó nằm viện thêm 2 tuần”.
Sau khi xuất viện, Sarah tiếp tục trở lại trường để học tập. Tới khi tốt nghiệp, cô hẹn hò với Rob và kết hôn sau một thời gian hẹn hò. Năm 2008, Sarah bất chấp nguy hiểm để mang thai. May mắn cho cô sau đó đã hạ sinh bé James khỏe mạnh vào tuần 36 của thai kỳ.
Sau khi sinh con, sức khỏe của Sarah suy yếu rõ rệt. Cô phải nhập viện điều trị và trải qua 30 ca phẫu thuật để loại bỏ từng phần ngón tay, ngón chân của mình sau khi các mô xung quanh bị nhiễm trùng. Vì mắc bệnh Raynaud nên hệ miễn dịch của Sarah bị tổn thương nghiêm trọng, từ đó gây rối loạn vận mạch ở tay và chân. Cứ mỗi khi trời trở lạnh là đầu ngón tay và ngón chân của Sarah lại vô cùng ê buốt. Điều này khiến cô phải cắt cụt hết cả ngón tay và ngón chân, đồng thời xin nghỉ việc để ở nhà điều trị bệnh.
Video đang HOT
Chỉ trong vòng 6 năm, Sarah đã phải trải qua tới 30 lần phẫu thuật cắt ngón tay và ngón chân. Sau mỗi lần như vậy, cô lại phải thích nghi và sống chung với nó trong suốt quãng đời còn lại. Sarah cho biết: “Tôi luôn tự nhủ với bản thân rằng tôi còn có gia đình nên cần phải cố gắng đấu tranh với căn bệnh này, rồi mọi thứ sẽ ổn thôi!”.
Hiện tại, Sarah đã có thể sinh hoạt bình thường trở lại với sự giúp đỡ của chồng và con trai. Cô cũng vừa trải qua một đợt hóa trị kéo dài suốt 6 tháng để giảm bớt các triệu chứng của bệnh. Giờ thì Sarah đang làm việc ở tổ chức từ thiện Scleroderma và Raynaud’s UK (SRUK) nhằm nâng cao nhận thức của mọi người về căn bệnh Raynaud.
Raynaud là căn bệnh như thế nào?
Bệnh Raynaud là một hội chứng thường gặp có ảnh hưởng tới các dòng cung cấp máu cho từng bộ phận của cơ thể, đặc biệt là phần ngón tay và ngón chân. Bệnh này thường xảy ra khi thời tiết chuyển lạnh hoặc do bệnh nhân mắc chứng lo lắng, căng thẳng kéo dài. Khi nhiệt độ hạ thấp, các mạch máu đi vào cơ chế co thắt tạm thời, làm tắc nghẽn dòng máu. Các vùng bị ảnh hưởng có thể chuyển sang màu trắng, màu xanh và cuối cùng là màu đỏ khi máu được lưu thông trở lại.
Một vài triệu chứng thường gặp của bệnh Raynaud:
- Ngón tay mất màu khi lạnh (chuyển sang trắng, xanh nhạt, tím đỏ).
- Đau đớn, tê nhức, ngứa rát ở vùng da mất màu.
- Bị sưng, nóng hay nhói đau khi vùng da chuyển màu tím hoặc đỏ.
Source (Nguồn): Dailymail, Mayoclinic
Theo Helino
Người đàn ông đầu tiên mang thai trên thế giới và câu chuyện bí ẩn phía sau
Sanju Bhagat 36 tuổi được đưa vào bệnh viện vì nghi có khối u ác tính trong bụng, nhưng sau đó bác sĩ đã phát hiện ra ông đang mang thai.
Năm 1999 tại Nagur, Ấn Độ có một người đàn ông 36 tuổi tên là Sanju Bhagat luôn bị hàng xóm và người xung quanh nhìn bằng ánh mắt hiếu kỳ vì phần bụng của anh bị phình to như quả bóng từ khi còn nhỏ. Thời điểm bấy giờ, khoa học công nghệ cũng như y học tại Ấn Độ chưa phát triển, nền dân trí còn thấp vì vậy Sanju không được bố mẹ đưa đi khám. Mãi sau này, khi chiếc bụng "quả bóng" của Sanju trở nên đau nhức thậm chí nghẹt thở vì quá to, ông mới được đưa đến bệnh viện kiểm tra.
Sanju Bhagat có một chiếc bụng phình to từ nhỏ nhưng do không có điều kiện và nền dân trí thấp nên không được đi khám
Sau quá trình xét nghiệm, ngay lập tức bác sĩ quyết định phẫu thuật cho Sanju vì cho rằng anh có một khối u lớn ác tính trong dạ dày dẫn đến tình trạng ổ bụng phình to. Tuy nhiên, trong quá trình phẫu thuật, các bác sĩ đã nhìn thấy cảnh tượng trước nay chưa từng có, thay vì là khối u như dự đoán, họ phát hiện ra các phần như: xương tay, chân, xương hàm và tóc.
"Tôi đã rất bàng hoàng và cảm thấy kinh dị, khối u mà bệnh nhân mang trong người gây sốc cho tất cả chúng tôi khi đó", Bác sĩ Mehta - người trực tiếp mổ cho Sanju chia sẻ.
Với điều kiện y học kém phát triển như nhưng năm 1999, khi chứng kiến cảnh tượng này, các bác sĩ thật sự cho rằng bằng cách nào đó Sanju đã mang thai và "bào thai" trong bụng là một dạng thai hư. Tuy nhiên, sau một quá trình nghiên cứu các chuyên gia y học tại bệnh viện đã phát hiện ra rằng bào thai này thực chất là em trai sinh đôi của Sanju đã sống ký sinh trong dạ dày anh trai gần 40 năm.
Bào thai người em trai song sinh trong bụng Sanju.
Đây là hiện tượng thai trong thai cực hiếm gặp, xuất hiện ở giai đoạn đầu của thai kỳ song sinh khi một thai nhi phát triển lấn át rồi dần ôm trọn thai nhi còn lại. Trong khi bào thai bên ngoài vẫn phát triển như bình thường, bào thai bên trong vẫn tiếp tục hút chất dinh dưỡng của người anh em sinh đôi để phát triển.
Thường cả 2 bào thai này sẽ chết khi nhau thai chung bị đứt vào thời điểm sinh nở. Nhưng trong trường hợp của Sanju Bhagat, không những anh phát triển khỏe mạnh mà người em trai vẫn tiếp tục sống ký sinh suốt 36 năm sau đó.
Mặc dù sau khi phẫu thuật, sức khỏe của Sanju đã trở về bình thường, nhưng anh luôn cảm thấy buồn vì người em xấu số của mình đã không được sinh ra, hơn nữa còn bên cạnh anh trong suốt 36 năm nhưng anh lại không hề hay biết.
Hiện tượng "thai trong thai" là gì?
Bình thường đó là những cặp sinh đôi cùng trứng nhưng do quá trình phân chia muộn của phôi dẫn đến tình trạng "thai trong thai". Sự phân chia của những cặp song sinh cùng trứng từ ngày thứ 3, 4 sau khi thụ thai nhưng do sự phân chia muộn hơn, khoảng từ ngày thứ 7, 8 sẽ dẫn đến các trường hợp thai trong thai.
Hầu hết các trường hợp này thai đều chết trong chu kỳ 3 tháng đầu tiên của thai nghén, một số ít sống được thì sinh ra trong tình trạng thai dính nhau chung một hoặc nhiều bộ phận cơ thể, một số ít khác là dạng "thai trong thai".
Để phòng tránh được các dị dạng thai nhi nói chung, các nhà sản khoa cho rằng quá trình trước và trong thời kỳ thai nghén, đặc biệt là 3 tháng đầu các bà mẹ cần tránh tiếp xúc với hóa chất độc hại và các tia phóng xạ. Nên tiêm phòng các loại bệnh truyền nhiễm như cúm, Rubella, thủy đậu.
An An (Dịch theo Sina)
Theo Dân trí
Bác sĩ kể chuyện "Đêm trực hú vía" cứu sống mẹ bầu 39 tuần vỡ tử cung khiến nhau thai tràn ra ổ bụng Sản phụ mang thai 39 tuần nhập viện bị vỡ tử cung vô cùng nguy cấp. Các bác sĩ phải lựa chọn giữa việc chờ đợi các kết quả xét nghiệm hay mổ ngay cứu 2 mẹ con. Vỡ tử cung là một trong các tai biến sản khoa vô cùng nguy hiểm. Nếu không được xử lý kịp thời cùng bác sĩ...