Về Hà Tĩnh nhớ khám phá “làng nướng cá” Hộ Độ
Dọc theo con đường tỉnh lộ 9 qua xã Hộ Độ (huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) từ sáng tinh mơ đến khi chiều tối đâu đâu cũng ngầy ngậy mùi cá nướng thơm phức.
Những con cá nục nâu óng trên bếp than đỏ rực dậy mùi khiến người qua đường khó kìm lòng.
Qua khỏi cầu Hộ Độ là đã tới ngay đầu làng cá nướng. Mùi thơm từ cá dậy trong không khí như tấm biển chỉ dẫn cho người đi qua biết về làng nghề này. Gọi là làng nghề nhưng ở Hộ Độ số người làm nghề dọc tỉnh lộ 9 cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Không biết từ bao giờ, nghề nướng cá đã được thai nghén tại đây. Cứ thế hệ này sang thế hệ khác, đàn bà không đi học, làm ăn xa thì ở nhà chung thủy với nghề này. Bởi cái nghề cũng không phụ công người, mỗi tháng cũng giúp họ trang trải cuộc sống. Nhiều người cũng khấm khá đi lên từ nghề truyền thống này.
Chị Loan – chủ của sạp cá nướng Thắng Loan – người đã hơn 40 năm với nghề quạt than nướng cá. Chị cho biết, từ năm 13 tuổi đã theo cha mẹ học nghề này, gia đình chị là một trong những nhà làm cá nướng đầu tiên tại đây.
“Để có con cá ngon, khi ăn người ta nhớ mình thì đầu tiên phải chọn nguyên liệu cho thật tươi. Ở đây loại cá được nướng chủ yếu là nục hoa. Loại cá này thường được đánh bắt xa bờ. Sau khi đánh bắt người ta cho vào cấp đông ngay thì mới giữ được con cá tươi xanh. Trước đây thì phải đến tận cảng chờ người ta cập bờ là mình chọn ngay. Nhưng giờ quen rồ nên cứ cập bờ người ta lại dành cá ngon cho mình”, vừa trở cá trên bếp, chị Loan bật mí bí kíp của gia đình.
Đến khoảng 7 giờ sáng thì cá về tới các gia đình, những lao động ở làng nghề Hộ Độ lại nhanh tay rã đông, làm sạch ruột, phơi ráo. Sau đó, người ta dùng một qua tre xuyên từ đầu đến bụng cá. Cách này giúp nướng cá dễ hơn và giữ cho cá không bị bể nát trong quá trình nướng. Để cá chín đều, trước khi nướng, họ cẩn thận dùng dao khía từng đường nhỏ lên thân cá. “Loại cá này thịt dày, béo nên khi nướng lên có mùi thơm ngậy. Đến khi lửa vừa độ, lớp mỡ bên trong da cả chảy ra quện vào thịt cá ăn không khô mà còn rất bùi và béo.Ngoài loại cá này, chúng tôi còn nướng cả cá ve, cá trích và cá thu…”, chị Loan cho biết.
Để giữ được mức lửa vừa phải, cá chín đến độ, đòi hỏi người nướng phải có kinh nghiệm, lật trở càng đều tay, cá càng thơm ngon. Ai học nhanh cũng mất cả năm trời mới quen nghề. Mỗi ngày , ở mỗi sạp cá tiêu thụ từ 400- 500 con cá. Nhưng những dịp hè đến hay đặc biệt là dịp Tết, số cá này được tăng lên gấp đôi vì lượng người mua nhiều về ăn hoặc làm quà.
Nhờ hương vị đặc trưng, con cá nướng ở Hộ Độ không chỉ bán trong huyện, trong tỉnh mà còn theo ô tô, máy bay đến tận Hà nội, Sài Gòn, Đồng Nai… Những người ăn quen, đi xa về quê lại ghé nơi đây mua về dự trữ ăn dần hay làm quà biếu.
Chúng tôi, rời làng nghề nướng cá tại Hộ Độ khi những bếp than đang đỏ ửng để nướng những liếp cá cuối ngày. Trên tay không thể thiếu những con cá nướng còn tỏa khói thơm nức.
Video đang HOT
Cá sau khi rã đông sẽ được làm sạch ruột, để ráo nước
Dùng dao khía lên mình cá giúp cá chín đều và ngon hơn
Bếp nướng chỉ đơn giản là vài ba viên gạch được kê lên. Sau đó, người ta dùng 2 -3 thanh sắt dài bắc ngang.
Để cá chín đều, béo, ngọt chị Loan phải luôn canh lửa, trở cá.
Lớp mỡ bên trong da cá sẽ chảy ra khi nướng lên quện với lớp thịt sẽ làm cá béo và ngọt hơn.
Dùng que tre xiên từ đầu đến bụng cá giúp cá không bị nát trong quá trình nướng
Mắt cá rất khó chín nên trong quá tình nướng, người thợ thường đặt trực tiếp than lên mắt
Cá được nướng chín có màu cánh gián ở lớp da. Người ta có thể bóc ăn ngay hoặc đưa về chế biến thành nhiều mon ăn hấp dẫn như: Kho. sốt cà chua, rim hoặc kẹp bánh tráng….
Trung bình mỗi sạp cá nướng tại Hộ Độ bán từ 400 -500 con/ngày. Từ những sạp cá này, giúp đưa lại thu nhập ổn định cho họ.
Theo Dân trí
Sôi động thị trường thực phẩm chay mùa lễ Vu lan tại Hà Tĩnh
Mùa Vu lan báo hiếu, các mặt hàng thực phẩm chay trên địa bàn Hà Tĩnh lại đắt khách. Nhiều gia đình chọn đồ chay để cúng tổ tiên, cúng các vong linh cô hồn. Đồng thời, nhiều người cũng quan niệm ăn chay là để thanh tịnh, dồn tâm báo hiếu, cầu an cho các bậc sinh thành.
Theo quan niệm của nhiều người, vào mùa Vu lan (Rằm tháng 7 âm lịch), các gia đình thường tổ chức cúng, cầu siêu cho người thân quá cố bằng mâm cỗ chay nên nhu cầu về đồ chay tăng đột biến so với những tháng trước đó (chỉ cúng, ăn chay vào ngày rằm, mồng một). Nếu như trước đây, việc tìm mua đồ ăn chay khá khó khăn, chỉ có một số ít cửa hàng bày bán thì hiện nay, nắm bắt nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng nên các quầy tạp hóa, siêu thị lớn, siêu thị mini hay các quầy thực phẩm ở chợ dân sinh... đều có.
Từ những ngày đầu tháng 7 âm lịch, mặt hàng thực phẩm chay chế biến sẵn cũng như đóng gói đã rục rịch chuyển động về số lượng.
Thị trường đồ chay rất phong phú, với đủ các loại nem, giò, chả, thịt, cá, tôm chay... để khách hàng lựa chọn, giá bán dao động từ vài chục ngàn đến cả mấy trăm ngàn đồng/kg (tùy loại). Các loại đồ uống chay cũng khá đa dạng như: Rượu không cồn, bia chay không cồn, bia hoa quả, các loại sữa hạt...
Mặc dù đa dạng hơn, nhưng năm nay, giá cả mặt hàng thực phẩm chay không có biến động nhiều so với mọi năm, có chăng chỉ tăng nhẹ ở một số thực phẩm nhập khẩu, hoặc nguyên liệu cần chế biến cầu kỳ. Để có một mâm cỗ chay tươm tất, khách hàng cần chi từ 200.000 đến hơn 600.000 đồng. Ngoài ra, cửa hàng bán và nhận làm cỗ chay với mức giá trung bình từ 15.000 - 50.000 đồng/món, tuỳ vào yêu cầu của khách hàng.
Giá thành cho một mâm cỗ chay trung bình từ 200.000- 800.000 đồng
Chị Nguyễn Thị Hằng (khối phố 6, phường Nguyễn Du, TP Hà Tĩnh) cho biết: "Gia đình tôi rất thích món ăn chay. Bình thường một tháng nhà tôi cũng ăn chay 4-5 bữa vì tốt cho sức khỏe. Từ đầu tháng này, chúng tôi cũng ăn nhiều đồ chay hơn vì cũng muốn tỏ lòng thành kính với tổ tiên. Ngoài những mặt hàng mua sẵn, tôi cũng học làm một số món chay từ rau củ quả các loại".
Nắm bắt được nhu cầu thực phẩm chay tăng mạnh trong mùa Vu lan, các cửa hàng, quán ăn kinh doanh những mặt hàng này đã chủ động nhập hàng, bổ sung thêm sản phẩm mới để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. Theo chị Nguyễn Thị Thúy (chủ hàng Cơm chay Nhân Duyên), ngoài thực phẩm thì các loại gia vị để nấu một mâm chay cũng đa dạng không kém, từ bột mì, bột gạo, hạt đậu xanh, hương liệu... đến đồ dùng trang trí.
So với các tháng trong năm, đây là thời điểm chị Thúy phải liên tục tăng ca để có thể kịp chế biến các món ăn theo đơn đặt hàng
Các món mặn có gì thì món chay có tương tự, chỉ khác nguyên liệu chế biến. Để khách hàng được thưởng thức những món chay ngon nhất, đảm bảo từ chất lượng thực phẩm đến hương vị, các cửa hàng rất chú trọng đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, từ khâu nguyên liệu đến cách chế biến, bảo quản. Mặc dù dịp rằm tháng 7 giá cả đều tăng nhưng cửa hàng của chị Thúy vẫn giữ nguyên giá như ngày thường.
"Từ đầu tháng 7 đã có rất nhiều gia đình, dòng họ liên hệ để đặt cỗ chay cúng rằm, cầu siêu. Trong các mâm cỗ chay thì các loại rau củ quả chiếm 85%, còn lại là bột. Bên cạnh đó, cỗ chay sẽ tùy thuộc vào mùa rau củ như mùa hè thì chúng tôi sẽ sử dụng củ sen, hạt sen, nấm, quả sake... còn mùa đông thì có nấm bào ngư, hạt đậu ngự, các loại khoai môn cao...", chị Thúy cho biết.
Ngoài ra, các quán ăn "online" cũng nhanh chóng cập nhật xu hướng bán các món ăn truyền thống như bánh trôi, chè ngũ vị... để bày biện trong các mâm cúng rằm tháng 7.
Cúng chay, ăn chay là nét đẹp văn hóa mang giá trị tâm linh. Ăn chay, theo quan điểm nhà Phật, còn gieo mầm lành cho sức khỏe, giúp cơ thể tránh nhiều độc tố từ việc ăn mặn và phòng ngừa bệnh tật. Bên cạnh những món ăn, quán ăn chay truyền thống, các mặt hàng đồ ăn chay nấu sẵn còn được bày bán ở các chợ và cả trên mạng xã hội. Đây là loại hình kinh doanh mới, "ăn theo" mùa Vu lan. Thực đơn khá đa dạng, người bán thay đổi theo ngày, quan trọng là giao hàng tận nơi nên khách hàng rất ưa chuộng.
Thực phẩm chay ngày càng đa dạng, tiện ích cũng sẽ đi kèm với sự mập mờ về chất lượng, nguồn gốc nên khách hàng cần quan tâm, chú ý lựa chọn trước khi sử dụng, nhất là vào những dịp đông khách như mùa Vu lan.
Theo Hatinh
"Tam Hà" có đặc sản gì đáng thử? Đặc sản Việt Nam tiếp tục giới thiệu 3 đặc sản của các tỉnh Hà Nam, Hà Giang, Hà Tĩnh với thực khách thập phương. Đặc sản Việt Nam: Lên Tây Nguyên thưởng thức 3 đặc sản của xứ rừng thiêng100 đặc sản Việt Nam: Ghé Khánh Hòa ăn nem nướng, về Kiên Giang ăn gỏi cá trích100 đặc sản Việt Nam: Đến...