Uống sữa thừa khiến trẻ sơ sinh nhiễm khuẩn đường ruột, người tím tái
Sinh con băng phương phap sinh mô ơ tuân thư 38 tai bênh viên Đa khoa khu vưc Phuc Yên (Vinh Phuc), chi Nguyên Thi Ngoc Anh (Đai Thinh, Mê Linh, Hà Nội) vỡ òa trong hanh phuc khi nhin câu con trai đỏ hỏn, bé xíu đang yêu.
Sau hơn 3 tiêng năm ơ phòng hồi sức, chi Ngoc Anh mới được chuyển về phòng sau sinh với con trai – bé Phạm Bảo Lâm nên hôi hôp lắm. Thê nhưng, về đến cửa phòng, mới chỉ kịp ngó con một cái thì con lại bi chuyển xuống khoa sơ sinh. Bé phải nằm lồng kính, cách li người nhà do bị nhiễm khuẩn đường ruột.
Nguyên nhân la do, trong khi chông va me đe tơi phong hâu phâu đon chi Ngoc Anh vê phong sau sinh thi con trai chi đoi khoc đoi ăn, người nhà thấy vây ben lây binh sưa uông con thưa ơ trên ban cho chau ti. Ngay lâp tưc, con chi ngươi tim tai, phai đi câp cưu.
Be Pham Bao Lâm đa trai qua nhưng ngay nguy hiêm vi nhiêm khuân đương ruôt
Vi mới sinh mổ nên cơ thê con yếu, chưa thê đi lai đươc nhiêu, mẹ một nơi, con một nơi, cách nhau mấy tầng mấy tòa nhà, chi Ngoc Anh xót xa nằm khoc thương con vi không đươc bê con, phai hut sưa ra cho con bu binh.
Sang ngay thư 4, con chi được chuyển ra phòng thường theo dõi, chi đươc vao thăm con. Nhìn con nằm đó nhỏ xíu, tay cắm ống kim truyền kháng sinh, chi không kìm lòng được. Ngày thư 6, cậu bé được chuyển về phòng sau sinh với mẹ. Nhin con yêu bu no sưa, ngu ngon trong vong tay me, chi Ngoc Anh hanh phuc vi con đa trai qua nhưng ngay nguy hiêm.
Bac si Vu Hông Tuân – Trương Khoa kham bênh theo yêu câu, bênh viên Đa khoa Phuc Yên, Vinh Phuc – cho biêt: Hệ tiêu hoa của tre, nhât la tre sơ sinh còn non yếu, kháng thể chưa được phát triển toàn diện nên đã trở thành môi trường lý tưởng cho sự xâm nhập của các vi khuân, virus gây tổn thương và nhiễm khuẩn. Hai thủ phạm chính gây nên căn bệnh này là những vi khuẩn dạng campylobacter và vi khuẩn Escherichia coli (E. coli).
Cac vi khuân, virus gây bệnh xâm nhâp vao cơ thê trẻ sơ sinh thông qua con đương ăn uông, tiếp xúc với những đồ vật không vệ sinh, chứa vi khuẩn, gia cầm, gia súc. Chúng tân công vao ruôt, sinh sôi phát triển san xuât ra cac chât đôc gây hai cho cơ thê tre.
Hệ tiêu hoa của tre sơ sinh còn non yếu, kháng thể chưa được phát triển toàn diện nên đã trở thành môi trường lý tưởng cho sự xâm nhập của các vi khuân, virus gây tổn thương và nhiễm khuẩn. Ảnh minh họa
Các biến chứng của bệnh nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ gồm đau cơ bắp, sốt cao, không có khả năng kiểm soát chuyển động ruột. Một số vi khuẩn còn có thể gây ảnh hưởng tới thận, thiếu máu và làm xuất huyết đường ruột. Nghiêm trọng hơn, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây tổn thương tới não và dẫn tới tử vong.
Đê phong tranh nguy cơ tre bi nhiêm khuân đương ruôt cho tre, nhât la tre sơ sinh, cân chu y:
- Rửa tay kỹ trươc khi tiêp xuc vơi tre.
- Không cho tre tiêp xuc vơi gia câm, gia suc bi bênh. Chât thai cua gia suc, gia câm…cân xư ly va cach ly an toan khoi nơi sinh sông, tranh đê virus gây bênh từ môi trường bên ngoài tân công tre.
- Trước và sau khi cho tre bú, me cân rưa sach tay, dùng khăn mềm và nước ấm để vệ sinh vú.
- Quân ao, gôi đâu, khăn sưa, bình sữa, cac dung cu pha sưa của tre cân được giăt, rưa, khử trùng sạch sẽ.
- Dù là sữa công thức hay sữa mẹ được vắt ra cho vào bình thì nên đổ đi sau 1 tiêng đông hô vi sữa còn thừa trong bình có thể bị hỏng do những vi khuẩn có hại từ không khí hay ngay trong nước bọt của tre phát triển, sinh sôi mạnh trong môi trường sữa ấm va se nhân lên gấp bội sau 1 tiếng đồng hồ, gây nguy hiêm cho tre khi uông phai.
Theo phunuvietnam
Không phải ngày nào cũng nhỏ nước muối sinh lý, các mẹ đã biết cách vệ sinh mắt, mũi, tai cho bé "đúng chuẩn" chưa?
Mắt, mũi, tai là những bộ phận quan trọng của trẻ sơ sinh, và nếu làm vệ sinh không đúng cách sẽ gây nguy hiểm cho bé như nhiễm trùng, tổn thương ống tai, đau mắt...
Vệ sinh cho trẻ sơ sinh là một công việc khó khăn đối với những ai lần đầu làm mẹ, bởi từ một môi trường vô trùng là túi ối, bé bước ra ngoài phải đối mặt với bao nhiêu bụi bẩn, chưa kể, hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh lại yếu, nên nếu việc vệ sinh không đúng cách sẽ gây ra nhiễm trùng, nhất là ở những khu vực quan trọng như mắt, mũi, tai và rốn.
Nếu vệ sinh rốn cho bé có quy trình 4 bước rõ ràng, thì cách vệ sinh mắt, mũi và tai cho bé đơn giản hơn nhiều. Mẹ chỉ cần lưu ý luôn rửa sạch tay trước khi vệ sinh cho bé.
Xem chuyên gia hướng dẫn cách vệ sinh mắt, mũi, tai cho trẻ sơ sinh.
Vệ sinh mắt
Mắt của trẻ sơ sinh thường có một chất lỏng màu trắng hoặc màu vàng dính ở khóe mắt gọi là ghèn. Nó có thể xuất hiện ở cả hai mắt hoặc chỉ một bên mắt. Tuy nhiên, cha mẹ không được chà xát, hoặc cố gắng lấy nó ra bằng ngón tay của bạn. Thay vào đó, hãy dùng miếng bông nhúng vào nước ấm để lau sạch mắt cho bé.
Cha mẹ hãy nhúng miếng bông sạch vào nước ấm hoặc nước muối sinh lý vắt khô nước rồi lau mắt cho bé bằng cách di chuyển từ phía trong hốc mắt hướng ra phía 2 bên tai. Bạn hãy làm một cách thật nhẹ nhàng. Đầu tiên di chuyển miếng bông ở mí trên và sau đó xuống mí dưới. Điều này sẽ giúp lau sạch bụi bẩn. Tuyệt đối không được ấn vào mắt bé, bạn chỉ cần sử dụng đầu ngón tay để thực hiện công việc này. Nên vệ sinh mắt bé khi ngủ dậy và khi tắm cho bé.
Cha mẹ hãy nhúng miếng bông sạch vào nước ấm, vắt khô nước rồi lau mắt cho bé bằng cách di chuyển từ trong ra ngoài (Ảnh minh họa)
Trong trường hợp bạn nhận thấy mắt bé đỏ hoặc chảy nước mắt liên tục thì nên nhanh chóng đưa bé đi khám mắt.
Vệ sinh mũi
Mũi của trẻ sơ sinh thường sạch sẽ và theo khuyến cáo của các bác sĩ Nhi khoa, mẹ không cần phải nhỏ nước muối sinh lý vào mũi bé hàng ngày.
Trẻ sơ sinh có lỗ mũi hẹp, thường hắt hơi để tống các chất nhầy trong khoang mũi ra ngoài. Vì vậy, cách tốt nhất là không cho vật gì vào bên trong lỗ mũi của bé kể cả tăm bông, có thể làm hỏng lớp lót khoang mũi, là lớp màng nhầy chứa nhiều mạch máu.
Bạn có thể làm sạch mũi cho bé khi tắm bằng cách ngâm một miếng bông thấm nước muối sinh lý và lau nhẹ nhàng xung quanh lỗ mũi để làm sạch các chất nhầy.
Đôi khi bị nhiễm lạnh hoặc các em bé sinh mổ thường có hiện tượng nghẹt mũi hay còn gọi là khụt khịt mũi. Nghẹt mũi không chỉ làm bé trở nên cáu kỉnh, mà còn cản trở chu kỳ giấc ngủ, ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung của bé.
Bạn chỉ cần nhỏ một giọt nước muối vào mỗi bên mũi, sau đó chờ khoảng 2-3 phút cho dung dịch này làm loãng hoặc mềm chất nhầy hay gỉ mũi, rồi bạn nhẹ nhàng dùng tăm bông hoặc dụng cụ hút mũi để lấy chất nhầy, gỉ mũi ra.
Vệ sinh tai
Cha mẹ lưu ý không bao giờ được sử dụng tăm bông để ngoáy tai cho bé. Mặc dù trong tai của bé có ráy màu nâu hay màu vàng nhưng nó thực sự tốt cho trẻ sơ sinh: nó bảo vệ, bôi trơn và có chất kháng khuẩn bảo vệ tai bé khỏi nhiễm trùng.
Cách tốt nhất để giữ cho tai bé sạch sẽ là bạn hãy lau ở phía ngoài của tai bằng khăn ẩm khi bé thức dậy buổi sáng và sau khi tắm. Không được cho khăn hoặc bông tăm vào sâu bên trong tai của bé. Điều này có thể gây tổn thương cho ống tai. Khi tắm, bạn cũng nên lưu ý tránh để nước vào trong tai, nó có thể dẫn đến nhiễm trùng và ảnh hưởng thính giác của bé.
Khi mới sinh, tai bé còn rất nhỏ và nhiều nếp gấp nên mẹ cần lưu ý lau thật kĩ các nếp gấp ở vành tai, phía sau tai và giữ tai bé luôn khô ráo, tránh để ẩm sẽ dẫn đến hiện tượng hăm ở tai. Ngoài ra, mẹ có thể dùng tăm bông làm sạch phía trong của vành tai, nơi tay mẹ khó có thể dùng khăn làm sạch.
Theo afamily
Bí ẩn hiện tượng trẻ sơ sinh khuyết tật tay ở châu Âu Chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên, do hóa chất độc hại hay nguyên nhân nào khác khiến một vài trẻ sơ sinh ở Đức bị khuyết tật ở tay? Giới y khoa nước này đang chưa tìm được câu trả lời. Trong vòng 3 tháng, từ tháng 6 đến tháng 9-2019, đã có 3 em bé được sinh ra tại bệnh viện...