Uống rượu bia có thể mắc viêm tụy cấp gây tử vong nhanh chóng
Các triệu chứng điển hình của viêm tụy cấp là sau khi uống bia rượu, từ 1 đến 3 ngày thì người bệnh đột ngột đau bụng dữ dội kèm theo nôn ói, ăn uống không được…
Trong hầu hết các trường hợp, nguyên nhân gây viêm tụy là do sỏi đường mật hoặc do uống bượu bia. Đặc biệt, lạm dụng rượu bia được xác định là nguyên nhân của 70% trường hợp viêm tụy mạn tính.
Một số nguyên nhân ít phổ biến hơn bao gồm dùng thuốc, nhiễm trùng, chấn thương, rối loạn chuyển hóa hoặc không rõ nguyên nhân.
Suy gan, xơ gan do rượu là điều mà mọi người thường hay nhắc đến, nhưng viêm tụy cấp do rượu gây tử vong nhanh chóng nếu diễn tiến nặng. Cách dự phòng duy nhất là hạn chế sử dụng rượu bia quá mức.
Những người thường xuyên tiếp xúc với rượu, bia hoặc có tiền sử viêm tụy trước đây cần trang bị kiến thức cho bản thân và gia đình về bệnh lý này. Khi có dấu hiệu như đau bụng dữ dội, bí trung đại tiện, nôn ói, chướng bụng sau bữa ăn thịnh soạn hoặc uống rượu bia kéo dài, cần nghĩ đến trước tiên khả năng xảy ra viêm tụy cấp để đến bệnh viện điều trị kịp thời.
Biểu hiện viêm tụy cấp sau uống rượu bia
Tụy là một cơ quan trong ổ bụng, có chức năng tiết ra dịch tụy hay còn gọi là dịch tiêu hóa giúp cho việc tiêu hóa thức ăn. Chức năng thứ hai là tiết ra một số hormone, quan trọng nhất trong đó là tiết ra insulin, nếu không có đủ insulin sẽ gây ra bệnh tiểu đường.
Các triệu chứng điển hình của viêm tụy cấp là sau khi uống bia rượu, từ 1 đến 3 ngày thì người bệnh đột ngột đau bụng dữ dội kèm theo nôn ói, ăn uống không được. Có một số trường hợp người bệnh chỉ bị đau nhẹ nên bác sĩ có thể chẩn đoán nhầm là bị viêm dạ dày.
Uống rượu bia nhiều có thể gây viêm tụy cấp.
Video đang HOT
Bệnh viêm tụy cấp thường gặp ở những người uống rượu thường xuyên. Có hai nguyên nhân thường gặp nhất gây ra viêm tụy là rượu bia và sỏi mật.
Mức độ nặng của viêm tụy cấp có thể làm suy đa cơ quan như suy hô hấp, suy thận, suy gan, nguy hiểm đến tính mạng, dẫn đến tử vong. Do đó, người bệnh và gia đình không được chủ quan khi bị viêm tụy cấp.
Khi bệnh nhân có các triệu chứng viêm tụy cấp kể trên thì tất cả người bệnh đều phải nhập viện để điều trị, không nên điều trị ngoại trú hay tại các phòng khám.
Cách điều trị viêm tụy cấp là cho người bệnh nhịn ăn uống, truyền dịch để đảm bảo cung cấp đủ nước và chất dinh dưỡng, sau đó mới cho người bệnh ăn lại từ từ.
Những phương pháp điều trị viêm tụy cấp do bia rượu
Người bệnh cần kiên trì khi tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ đưa ra. Nhịn ăn trong vài ngày để giúp cho tuyến tụy có thời gian phục hồi, sau đó có thể bắt đầu uống chất lỏng trong suốt, ăn thức ăn thanh đạm và uống nhiều nước.
Nếu những dấu hiệu như đau bụng, chướng bụng, táo bón suy giảm thì bệnh nhân có thể ăn uống như bình thường, ngược lại nếu chúng vẫn tiến triển thì bệnh nhân sẽ được sử dụng dung dịch dinh dưỡng tĩnh mạch giúp cho các chức năng của cơ thể hồi phục.
Uống thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ để giảm các cơn đau bụng dữ dội, tránh nguy cơ bị tràn dịch ổ bụng. Người bệnh và người nhà cần áp dụng chế độ sinh hoạt khoa học.
Hình ảnh viêm tụy cấp.
Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần áp dụng chế độ sinh hoạt khoa học như:
Từ bỏ thói quen nghiện rượu bia, không hút thuốc lá.
Uống nhiều nước hoặc oresol để bổ sung dinh dưỡng và cung cấp nước, hoặc dùng nước cháo loãng, nước canh hay nước hầm.
Tuân thủ chế độ ăn uống khoa học, ít chất béo, ăn nhiều các loại trái cây và rau quả, ngũ cốc.
Nên hạn chế những thực phẩm khó tiêu và gây buồn nôn như các đồ chiên, rán nhiều dầu mỡ hoặc những thực phẩm có nguồn gốc từ sữa động vật như: Bơ, phô mai, sữa, rau củ sống…trong vài ngày để giảm sức ép lên những cơ quan khác.
Lời khuyên thầy thuốc
Các phương pháp phòng tránh bệnh viêm tụy hiệu quả chủ yếu tập trung vào chế độ ăn uống và rèn luyện về tinh thần cũng như thể chất. Vì vậy muốn phòng bệnh viêm tụy, mọi người nên:
- Hạn chế sử dụng rượu bia và các chất kích thích
- Hạn chế chất béo trong chế độ ăn
- Tuân thủ chế độ ăn giàu carbohydrat. Carbohydrat cung cấp năng lượng giúp chống mệt mỏi. Chúng có trong các thực phẩm làm từ tinh bột hoặc đường. Ăn nhiều trái cây tươi và rau quả, ngũ cốc, protein nạc và giới hạn chất béo.
- Uống nhiều nước. Nếu bị viêm tụy mạn, phải đảm bảo uống đủ dịch để không bị mất nước. Mất nước có thể gây đau và kích thích tụy.
- Bên cạnh dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, một số phương pháp bổ sung có thể giúp bệnh nhân viêm tụy đỡ đau đớn, mệt mỏi hơn như thiền, yoga, tập các bài tập thư giãn hoặc bổ sung thêm vitamin trong chế độ ăn nếu được chỉ định.
- Chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ phát hiện sớm những dấu hiệu viêm tụy, điều trị kịp thời hiệu quả.
Cứu sống bệnh nhân bị nhiễm trùng máu
Tự ý bẻ gai trong vườn nhà để chích, nặn vết thương đang mưng mủ, ông V.Q.T (49 tuổi), ở thị trấn Mộ Đức (Mộ Đức) bị nhiễm trùng máu, sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng.
Theo thông tin từ Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh, vào 15 giờ ngày 27/12/2023, bệnh nhân V.Q.T nhập viện trong tình trạng bàn chân trái sưng to, xuất hiện nhiều bọng nước và da chỗ bọng nước có màu đen. Sau khi được y, bác sĩ hội chẩn, xác định bệnh nhân bị nhiễm trùng máu, sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng, bệnh nhân T được chuyển đến khoa Hồi sức tích cực - Chống độc trong tối cùng ngày.
Tại bệnh viện, chân trái bệnh nhân tiếp tục sưng đỏ, lan từ bàn chân lên đến bẹn. Tình trạng da bị phồng rộp, xuất hiện bọng nước lúc đầu chỉ xuất hiện ở bàn chân trái, sau đó, lan lên toàn bộ cẳng chân trái. Tình trạng da ở vị trí phồng rộp chuyển sang màu đen ngày càng nhiều.
Trong khi đang làm việc trên đồng ruộng, bệnh nhân V.Q.T bị vết thương hở ở ngón chân. Hai ngày sau đó, vết thương mưng mủ, khiến bệnh nhân đau nhức. Tuy nhiên, thay vì đến cơ sở y tế để thăm khám, bệnh nhân lại tự ý bẻ gai trong vườn nhà để chích, nặn vết thương đang bị mưng mủ. Cho đến khi bàn chân trái sưng to, xuất hiện bọng nước và da chỗ bọng nước đen lại, bệnh nhân mới vào viện.
Lúc này, bệnh nhân đã bị nhiễm trùng máu, suy gan, thận và diễn biến bệnh ngày càng trở nặng. " Để cứu bệnh nhân, chúng tôi đã nhanh chóng tiến hành lọc máu liên tục kết hợp sử dụng kháng sinh. Từ đó, tình trạng nhiễm trùng máu của bệnh nhân dần cải thiện, chức năng gan, thận của bệnh nhân được phục hồi", bác sĩ Đào Ngọc Tân, khoa Hồi sức tích cực - Chống độc (BVĐK tỉnh) chia sẻ.
Bác sĩ Đào Ngọc Tân thăm khám cho bệnh nhân V.Q.T.
Sau gần nửa tháng điều trị tích cực tại khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, sức khỏe bệnh nhân T dần hồi phục. Chân trái bệnh nhân không còn tình trạng sưng đỏ. Các vết phồng rộp đã được cải thiện. Ngày 9/1/2024, bệnh nhân tiếp tục được chuyển sang Khoa Ngoại chấn thương chỉnh hình - Bỏng để tiếp tục điều trị.
Bác sĩ Đào Ngọc Tân, khoa Hồi sức tích cực - Chống độc (BVĐK tỉnh) khuyến cáo, khi làm việc ngoài trời, thường xuyên tiếp xúc với đất và nguồn nước bẩn, mọi người cần sử dụng đồ bảo hộ lao động. Nếu bị thương khi đang tiếp xúc trực tiếp với đất, nguồn nước bẩn, người bệnh cần xử trí đúng cách. Cần rửa sạch vết thương bằng xà phòng, dung dịch sát khuẩn và nếu thấy có các dấu hiệu như vết thương mưng mủ, cơ thể sốt cao, cần đến các cơ sở y tế để thăm khám. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng các vật nhọn để chích, nặn vết thương đang mưng mủ.
Tầm quan trọng của tiêm vaccine bạch hầu Bệnh bạch hầu rất nguy hiểm. Người bệnh và người lành mang vi khuẩn vừa là ổ chứa đồng thời cũng là nguồn lây truyền bệnh. Cách phòng ngừa bệnh bạch hầu hiệu quả nhất là tiêm vaccine. Bệnh bạch hầu ảnh hưởng đến các cơ quan nào trong cơ thể? Bệnh lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp do tiếp xúc...