Cô gái phải mổ cấp cứu vì loại quả nhiều người ưa thích
10 ngày trước, V.A 23 tuổi ăn quả hồng. Sau đó, cô thường xuyên bị đau dữ dội, bí trung đại tiện, phải đến bệnh viện cấp cứu.
Ngày 30/10, theo thông tin từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình, các bác sĩ tại đây vừa tiếp nhận bệnh nhân G.T.V.A (23 tuổi, trú tại Hoa Lư, Ninh Bình) vào viện với tình trạng đau chướng bụng, buồn nôn, nôn, bí trung đại tiện.
Trước đó, bệnh nhân ăn quả hồng ngâm, có biểu hiện đau bụng âm ỉ thượng vị, đến ngày thứ 10, đau bụng dữ dội từng cơn và đến khám tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình. Người bệnh được làm các xét nghiệm, chiếu chụp cần thiết và chẩn đoán tắc ruột do bã thức ăn tại ruột non, dạ dày.
Hình ảnh khối bã thức ăn được bác sĩ lấy ra. Ảnh: BVCC.
V.A được chỉ định phẫu thuật mở bụng làm tan bã thức ăn ở ruột non đẩy xuống đại tràng kết hợp lấy bã tại dạ dày. Sau phẫu thuật 7 ngày, bệnh nhân hồi phục ổn định, vết mổ liền khô, ít đau, tự đi lại, ăn uống được.
Video đang HOT
Theo các bác sĩ Khoa Ngoại tổng hợp, người bị tắc ruột do bã thức ăn cần phẫu thuật cấp cứu, chậm trễ có nguy cơ vỡ ruột, nhiễm trùng ổ bụng, rối loạn điện giải, nhiễm trùng máu, thậm chí tử vong.
Khi có các triệu chứng đau, chướng bụng bất thường tuyệt đối không nên chủ quan, tự ý mua thuốc uống mà hãy đến cơ sở y tế uy tín để được khám và chẩn đoán chính xác và có hướng can thiệp kịp thời.
Quả hồng là trái cây được ưa chuộng tại Việt Nam. Tuy nhiên, các cơ sở y tế vẫn thường xuyên tiếp nhận nhiều trường hợp bị tắc ruột do ăn hồng. Vì vậy, bác sĩ khuyến cáo người dân không nên ăn quá nhiều hồng, lúc đói hoặc ăn chung với thực phẩm có nhiều chất đạm. Tránh nuốt trực tiếp các thức ăn cứng, dai vì có thể tạo thành nhân cho các thực phẩm khác kết dính vào.
Bình Thuận: Cụ ông 89 tuổi bị khối bã thức ăn gây tắc ruột
Bác sĩ khuyến cáo nên ăn chậm, nhai kỹ, hạn chế thực phẩm có nhiều nhựa, xơ để tránh hình thành những khối bã thức ăn trong dạ dày.
Ngày 12-10, tin từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Thuận cho biết, bệnh nhân NNT (89 tuổi) ngụ Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận) sau khi được mổ cấp cứu lấy ra khối bã thức ăn có đường kính đến 5 cm.
Các bác sĩ phẫu thuật lấy ra khối bã thức ăn gây tắc ruột bệnh nhân. Ảnh BVCC\
Trước đó, ngày 4-10, cụ NNT nhập viện trong tình trạng đau bụng âm ỉ. Sau hai ngày theo dõi, bệnh nhân bị bí trung, đại tiện và đau bụng dữ dội hơn.
Sau khi chụp CT, các bác sĩ khoa Ngoại tổng quát, Bệnh viện Đa khoa Bình Thuận phát hiện dị vật dẫn đến tắc ruột non nên tiến hành mổ cấp cứu bằng phương pháp nội soi.
Nhờ cấp cứu kịp thời, bệnh nhân được cứu sống, hiện sức khỏe ổn định.
Qua ca bệnh này, bác sĩ Mạc Tấn Quyền, Trưởng khoa Ngoại tổng quát, trưởng kíp mổ khuyến cáo mọi người nên chú ý, quan tâm đến việc ăn uống.
Khối bã thức ăn được lấy nguyên vẹn ra ngoài.
Cụ thể, cặn bã thức ăn trong dạ dày nếu tích tụ lâu ngày sẽ tạo thành những khối bã thức ăn to, cứng tiềm ẩn nhiều nguy cơ, thậm chí gây tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
"Người già và kể cả người trẻ nên ăn chậm, nhai kỹ trong mỗi bữa ăn. Nên hạn chế những thực phẩm có nhiều nhựa, nhiều xơ như măng, hồng xiêm, ổi, quả hồng vì xơ và nhựa dễ làm thức ăn kết dính thành khối to trong dạ dày", bác sĩ Quyền chia sẻ
Theo bác sĩ Quyền, thói quen ăn quá nhanh, nhai không kỹ là một trong những nguyên nhân dẫn đến nguy cơ gây tắc ruột do bã thức ăn. Do đó đối với người cao tuổi cần nấu chín, mềm các thức ăn để tránh nguy cơ tạo khối bã thức ăn ở đường tiêu hóa.
Cùng với đó, mọi người nên uống đủ nước, tập thể dục đều đặn, đặc biệt không nên nuốt những thức ăn dai, cứng như gân, sụn để tạo thành nhân cho thực phẩm khác kết dính, vón cục... tạo thành các khối bã thức ăn có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Cứu sống ngư phủ bị đâm thấu bụng sau 3 ngày lênh đênh trên biển Chiều 12/10, Bệnh viện đa khoa Trung ương (BVĐKTƯ) Cần Thơ cho biết, các bác sĩ (BS) của BV vừa phẫu thuật cứu sống ngư phủ bị đâm thấu bụng, hoại tử phần lớn ruột non. Nam bệnh nhân N.M.Q (SN 1988, ngụ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), làm ngư phủ trên tàu đánh cá. Lúc 12h ngày 6/10, bệnh nhân bị...