Uống nhiều nước tưởng tốt hoá hại, dưới đây là 3 thời điểm bố mẹ chớ nên ép con uống nước
Uống nước không phải lúc nào cũng tốt cho trẻ. Bố mẹ cần cân nhắc trước khi cho con uống nước.
Mặc dù nước là nguồn gốc của sự sống nhưng không phải lúc nào bạn cũng có thể bổ sung nước. Mẹ chú ý không nên cho trẻ uống nước trong 3 thời điểm này:
1. Sau bữa ăn
Thức ăn thường chứa nước, hầu như canh là món ăn không thể thiếu trong gia đình người Việt. Cho trẻ uống nước trước và sau bữa ăn sẽ làm loãng axit trong dạ dày. Uống nước trong khoảng thời gian này dễ làm giảm nhu động đường tiêu hóa, tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa và dễ dẫn đến tích tụ thức ăn.
2. Trước khi ngủ
Do cơ thể người thường nằm xuống khi nghỉ ngơi nên lúc này khả năng nhu động của ruột giảm đi rất nhiều. Uống nhiều nước trước khi nghỉ ngơi dễ gây ra chứng tiểu đêm nhiều lần và làm gián đoạn đồng hồ sinh học của trẻ. Theo thời gian, lá lách và dạ dày của trẻ phải làm việc quá tải từ đó hình thành hiện tượng đầy bụng.
3. Sau khi tập thể dục
Tập thể giúp cải thiện khả năng hoạt động của phổi. Khi tập thể dục, trẻ thường thở hổn hển để tăng dung tích phổi và cung cấp oxy. Lúc này trẻ cũng dễ bị đổ mồ hôi và sẽ cảm thấy khát nước. Tuy nhiên, sau khi chạy bền hay tập thể dục, các huấn luyện viên đều khuyên vận động viên không được uống nước ngay sau khi ngừng chạy.
Uống nước vào lúc này sẽ tăng gánh nặng cho dạ dày và ruột, đồng thời gây hại cho sức khỏe. Bạn nên cho trẻ uống nước sau khi cơ thể được nghỉ ngơi một lúc.
Sau khi bé ăn một lúc, thay vì cho trẻ uống nước, mẹ nên massage nhẹ nhàng để tăng cường tiêu hoá cho trẻ. Hãy xoa bóp cột sống của trẻ từ dưới lên trên. Sau đó, mẹ hãy cho bé nằm ngửa, xoa bụng bé theo chiều kim đồng hồ, chú ý kiểm soát lực vừa phải.
Ngủ nướng cuối tuần có thể ảnh hưởng đến tim, gây trầm cảm và nhiều vấn đề sức khỏe khác
Hầu hết mọi người đều dành thời gian nghỉ cuối tuần để ngủ nướng. Tuy nhiên, ngủ nướng cuối tuần có thể gây ra rất nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe, cụ thể như gây ảnh hưởng tới tim, gây trầm cảm,...
Video đang HOT
Ngủ nướng cuối tuần, hại nhiều hơn lợi mà mọi người vẫn nghĩ. Đa số, mọi người đều cho rằng thời gian cuối tuần là lúc để bạn nghỉ ngơi và ngủ cho thỏa thích.
Nhưng cuối tuần, ngủ nướng lại không phải là một hành động đem lại lợi ích cho sức khỏe. Ít người biết rằng thực tế, ngủ nướng cuối tuần lại chính là nguyên nhân khiến cơ thể mắc nhiều bệnh nguy hiểm.
Đặc biệt, mọi người đều có thói quen bấm hoãn báo thức 1 đến 2 lần, thậm chí có người bấm hoãn báo thức nhiều hơn thế. Thói quen này thường xảy ra ở những người làm việc khuya. Tưởng chừng như đây đơn thuần chỉ là thói quen vô hại nhưng nếu vì ngủ nướng cuối tuần, không cần phải đi làm và không sợ trễ giờ thì bạn đã đang làm ảnh hưởng tới sức khỏe của bản thân. Thời gian đầu ngủ nướng có thể bạn sẽ không cảm nhận được gì, nhưng lâu dài thói quen ngủ nướng cuối tuần có thể tàn phá cơ thể bạn mà bạn không nhận ra.
Thực tế, việc thức dậy muộn và thói quen ngủ nướng cuối tuần sau cả tuần dậy sớm mọi người đang mắc phải có thể phá vỡ đồng hồ sinh học và khiến việc thức dậy vào thứ 2 của mọi người gặp nhiều khó khăn hơn.
Ngủ nướng cuối tuần có thể làm phá vỡ đồng hồ sinh học và khiến việc thức dậy vào thứ 2 - Ảnh Internet
1. Tại sao ngủ nướng cuối tuần gây hại cho sức khỏe?
Theo các nghiên cứu cụ thể về thói quen sinh hoạt của con người. Ngủ nướng cuối tuần gây ảnh hưởng đến sức khỏe bởi vì khi bạn đang có thói quen ngủ đều đặn vào các ngày trong tuần nhưng đến cuối tuần bạn lại thức đêm và ngủ nướng. Đây cũng là lý do chính thói quen ngủ nướng cuối tuần gây hại cho sức khỏe của bạn.
CBS News cũng đưa tin cho biết các nghiên cứu, các nhà khoa học đã đưa ra giải thích rằng lịch trình ngủ và thức ở con người thất thường dựa trên sự trái ngược giữa đồng hồ sinh học của cơ thể và giờ ngủ và thức của thực tế.
Trong một nghiên cứu, khi các nhà khoa học đánh giá 1.000 người lớn với độ tuổi từ 22 tuổi đến 60 tuổi cho kết quả như sau: Những người này khi được hỏi về thời lượng ngủ và chất lượng giấc ngủ vào các ngày trong tuần cũng như thời điểm cuối tuần của họ cho thấy, lịch trình thức và ngủ của họ thất thường có liên quan đến bệnh tim, trầm cảm và còn nhiều các vấn đề sức khỏe khác có liên quan.
2. Ngủ nướng cuối tuần có hại như thế nào đến sức khỏe con người?
Như đã nói, ngủ nướng là thói quen không tốt khi làm đảo lộn giờ giấc và đồng hồ sinh học của con người. Cụ thể ngủ nướng cuối tuần có thể gây hại đến sức khỏe như sau:
- Ngủ nướng cuối tuần tạo cảm giác chán ăn:
Thông thường ngủ từ 7 đến 8 giờ đủ giấc, khi tỉnh dậy bạn sẽ hoàn toàn thoải mái và ăn uống ngon miệng. Tuy nhiên, với một giấc ngủ kéo dài đến 10 giờ, thậm chí là 11 giờ sáng thì thời gian này bạn đã vô tình bỏ qua bữa ăn quan trọng nhất trong ngày là bữa sáng.
Ngủ nướng sẽ tạo cảm giác chán ăn do khi bạn thức dậy đã quá bữa sáng - Ảnh Internet
Do đó, ngủ nướng kéo theo cảm giác chán ăn vì quá giờ ăn và điều này vô tình khiến bạn mệt mỏi, chán ăn, thiếu hụt năng lượng cho cơ thể hoạt động trong một ngày dài. Nếu tiếp tục tình trạng này kéo dài có thể khiến bạn mắc bệnh đau dạ dày và sức khỏe giảm sút đáng kể.
- Ngủ nướng còn tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường:
Các nghiên cứu của y học cho biết, đối với người ngủ không đủ 6 giờ/ngày có nguy cơ mắc tiểu đường cao gấp 2. Nhưng khi ngủ quá 8 giờ thậm chí còn làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường lên cao gấp 3 lần.
- Thói quen ngủ nướng cuối tuần còn có thể khiến bạn đau đầu, giảm trí nhớ và thính lực:
Ngủ nướng từ trước đến nay vốn được biết đến không phải là thói quen tốt. Ngủ dậy muộn còn làm ảnh hưởng đến đầu óc và có thể khiến bạn cảm thấy nặng đầu, khó tập trung. Giấc ngủ quá dài khiến bạn tiêu hao nhiều khí oxy và khiến não bị thiếu dinh dưỡng tạm thời. Vì vậy, ngủ quá dài có thể khiến trí nhớ và thính lực của bạn bị suy giảm.
- Mệt mỏi, uể oải do ngủ nướng cuối tuần:
Nhiều người lầm tưởng rằng ngủ nướng cuối tuần đem lại hiệu quả giúp bạn thoải mái sau giấc ngủ dài. Tuy nhiên, thói quen ngủ nướng lại không đem nhiều lợi ích sức khỏe như mọi người vẫn nghĩ.
Ngủ nướng nhiều có thể khiến cơ bắp không được thư giãn, gây cản trở quá trình lưu thông máu và dẫn đến tình trạng nhức mỏi chân tay, cơ thể bạn dễ bị uể oải, khó chịu.
Sau kỳ nghỉ lễ dài bạn có thể mệt mỏi khi trở lại công việc. Đọc thêm tại bài viết: Nghỉ lễ tết dài, trở lại làm việc dễ gây ngáp do mệt mỏi, tìm hiểu ngay mẹo giúp bạn ngừng ngáp.
Thói quen ngủ nướng lại không đem nhiều lợi ích sức khỏe, thậm chí còn khiến bạn mệt mỏi, uể oải hơn - Ảnh Internet
- Làm tăng nguy cơ béo phì:
Được biết, ngủ nướng là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ béo phì. Trong một nghiên cứu gần đây cho biết, ngủ nướng đặc biệt từ 9 đến 10 giờ có mỗi đêm sẽ làm tăng nguy cơ béo phì lên tới 21% dù bạn có ăn kiêng hay tập thể dục đều đặn. Nguyên nhân khiến ngủ nướng cuối tuần làm tăng nguy cơ béo phì do lượng thức ăn và chất dinh dưỡng được nạp vào cơ thể sẽ tích tụ thành mỡ thừa trong thời gian ngủ và điều này gây nên tình trạng thừa cân.
- Ngủ nướng làm tăng nguy cơ bị trầm cảm:
Có thể bạn sẽ cảm thấy bất ngờ khi trầm cảm có thể xảy ra do ngủ quá nhiều lên tới 15%. Đặc biệt, ngủ nướng cũng là nguyên nhân làm trầm trọng hơn triệu chứng bệnh đối với người mắc bệnh trầm cảm.
- Nguy cơ mắc bệnh tim do ngủ nướng:
Khi ngủ, nhịp tim và sự co bóp của các cơ tim cũng như sự tuần hoàn máu giảm xuống. Vì thế, nếu bạn ngủ quá nhiều thì hoạt đông của tim bị ảnh hưởng và gây ra các bệnh tim mạch như huyết áp cao, xơ vữa động mạch và tim mạch vành.
Ngủ nướng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và khiến tình trạng sức khỏe của bạn kém đi - Ảnh Internet
Các nhà nghiên cứu còn cho biết thêm, đối với mỗi giờ giấc ngủ bị dịch chuyển có thể khiến nguy cơ mắc bệnh tim của bạn cao hơn khoảng 11% theo chẩn đoán của bác sĩ. Kèm theo đó, mỗi giờ ngủ bị dịch chuyển cũng làm tăng nguy cơ khiến tình trạng sức khỏe kém, trung bình cao hơn 28%.
- Tăng nguy cơ đột quỵ do thói quen ngủ nướng:
Trong nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ được thực hiện trên 9.000 người ở độ tuổi từ 50 đến 79 tuổi cho thấy: Những người ngủ trên 9 tiếng mỗi ngày có nguy cơ đột quỵ cao hơn 70% so với người có thói quen ngủ lành mạnh 7 tiếng mỗi ngày.
Như đã biết, ngủ nướng cuối tuần không đem lại hiệu quả giúp cơ thể nghỉ ngơi và bù cho những ngày làm việc vất mà còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm khác. Nên hạn chế ngủ nướng để bảo vệ sức khỏe của bản thân và cần có một lịch trình ngủ và thức dậy phù hợp bên cạnh một giấc ngủ đủ và đều đặn.
Chiến thắng cơn buồn ngủ vào buổi sáng với những mẹo hữu ích này Mặc dù đã trải qua một đêm ngủ dài nhưng rất nhiều người vẫn rơi vào tình trạng luôn cảm thấy buồn ngủ, mệt mỏi, uể oải vào buổi sáng hôm sau. Nếu muốn thức dậy mỗi ngày tràn đầy hứng khởi và tỉnh táo, thì đã đến lúc các bạn thay đổi một số thói quen dưới đây. Cảm thấy buồn ngủ,...