Uống đủ nước mỗi ngày giúp ổn định huyết áp
Nếu cơ thể bị mất nước trong thời gian dài có thể làm tình trạng tăng huyết áp trở nên trầm trọng hơn.
Do đó, uống đủ nước mỗi ngày rất quan trọng để ổn định huyết áp.
Mất nước ảnh hưởng đến huyết áp như thế nào ?
Mất nước là tình trạng xảy ra khi lượng nước được nạp vào cơ thể ít hơn lượng nước thải ra.
Sự mất cân bằng nước sẽ dẫn đến phá vỡ sự cân bằng của nồng độ muối (natri), khoáng chất và lượng đường trong máu, làm cản trở các hoạt động thường ngày và gây hại cho cơ thể.
Natri là một khoáng chất thiết yếu cơ thể nhận được từ muối, có hai vai trò quan trọng đối với huyết áp. Một là giúp uy trì sự cân bằng nước hợp lý để các hệ thống của cơ thể luôn ở trạng thái cân bằng (cân bằng nội môi). Hai là giúp co bóp và thư giãn các cơ khắp cơ thể, bao gồm cả các cơ trong mạch máu.
Khi nồng độ natri cao bất thường (tăng natri máu) hoặc thấp bất thường (hạ natri máu), các chức năng này có thể bị suy giảm nghiêm trọng. Ngay cả khi nồng độ natri bị ảnh hưởng ở mức độ khiêm tốn, vẫn có thể gây ra những hậu quả đáng kể.
Khi cơ thể bị mất nước, lượng nước trong máu sẽ giảm xuống, làm nồng độ natri gia tăng. Sự gia tăng natri sẽ khiến cơ thể tiết ra một loại hormone gọi là vasopressin có tác dụng ngăn thận thải nước qua nước tiểu, từ đó ngăn ngừa mất nước. Tuy nhiên, vasopressin gây co (thu hẹp) mạch máu, do đó làm tăng huyết áp, đôi khi tăng đột ngột.
Mặc dù còn thiếu các nghiên cứu về mức độ ảnh hưởng của tình trạng mất nước đến bệnh cao huyết áp, nhưng các nghiên cứu trên động vật do Đại học Monash, Melbourne, Úc thực hiện đã báo cáo rằng tình trạng mất nước mạn tính không chỉ làm tình trạng huyết áp cao ở chuột trở nên trầm trọng hơn mà còn làm tăng nguy cơ tổn thương thận nghiêm trọng.
Một trong những lý do chính gây ra tình trạng mất nước là không uống đủ nước hoặc không bổ sung đủ lượng nước bị mất qua mồ hôi, đi tiểu nhiều, nôn mửa hoặc tiêu chảy.
Uống đủ nước mỗi ngày giúp ổn định huyết áp.
Cách uống nước để ổn định huyết áp
Cung cấp đủ nước cho cơ thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm:
Ổn định huyết áp. Duy trì sự cân bằng các chất điện giải trong cơ thể, bao gồm cả natri. Cải thiện việc vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng đến tế bào. Điều hòa nhiệt độ cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa. Ngăn ngừa táo bón. Loại bỏ vi khuẩn và độc tố từ thận và bàng quang…
Theo hướng dẫn chung, trong điều kiện bình thường, mỗi ngày mỗi người cần cung cấp 40ml nước/kg trọng lượng. Tuy nhiên, lượng nước cần thiết còn phụ thuộc vào độ tuổi, chế độ ăn uống, sức khỏe nói chung, mức độ hoạt động thể chất và một số loại thuốc bạn dùng (chẳng hạn như thuốc lợi tiểu).
Nguyên tắc uống nước cần nhớ là:
Uống nước khi khát Khi hết khát thì dừng lại. Trong điều kiện khí hậu nóng bức hay tập thể dục, hãy đảm bảo uống đủ nước để bù lại lượng nước đã mất.
Ngoài ra, khi uống nước, bạn nên chú ý uống từ từ từng ngụm nhỏ; nên uống nhiều vào buổi sáng, giảm dần vào buổi tối và để đảm bảo đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể bạn cũng có thể uống khi không cảm thấy khát…
Video đang HOT
Đồ uống cần hạn chế để ổn định huyết áp
Nếu bạn bị huyết áp cao, tốt nhất nên tránh hoặc hạn chế đồ uống có đường và những đồ uống có nhiều caffeine, bao gồm:
- Đồ uống thể thao: Những đồ uống này có nhiều đường và có thể thúc đẩy tăng cân, góp phần gây tăng huyết áp. Đồ uống thể thao chỉ được khuyến cáo để thay thế chất điện giải bị mất do đổ mồ hôi hoặc nôn mửa hoặc tiêu chảy nghiêm trọng.
- Đồ uống chứa caffein: Caffeine là một chất kích thích có thể làm tăng nhịp tim và huyết áp nên cần hạn chế uống để ổn định huyết áp.
Không nên sử dụng đồ uống chứa caffein để ổn định huyết áp.
- Nước tăng lực: Nước tăng lực khác với nước uống thể thao ở chỗ chúng không thay thế chất điện giải. Những đồ uống này có hàm lượng caffeine cao, không nên lạm dụng nhằm giữ ổn định huyết áp.
- Rượu: Uống nhiều hơn ba ly trong một lần có thể tạm thời làm tăng huyết áp. Uống rượu say nhiều lần có thể dẫn đến tăng huyết áp lâu dài. Nguyên nhân có thể do giảm sản xuất oxit nitơ mà cơ thể sử dụng để làm giãn (mở rộng) mạch máu.
Những lựa chọn lối sống khác giúp ổn định huyết áp
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) khuyến cáo các biện pháp sau không chỉ giúp ích cho những người bị tăng huyết áp mà còn có thể ngăn ngừa phát triển bệnh ở những người có huyết áp bình thường:
- Ăn một chế độ ăn có lợi cho tim: Điều này bao gồm việc ăn nhiều loại thực phẩm giàu kali, chất xơ và protein đồng thời giảm lượng muối và chất béo bão hòa.
- Đạt được và duy trì cân nặng lý tưởng: Mức cân nặng lý tưởng được thiết lập dựa trên chỉ số BMI của cơ thể. Với người Châu Á, chỉ số BMI ở mức từ 18,5 đến 22,9 là bình thường. Nếu dưới 18,5 là thiếu cân (gầy) và từ 23 trở lên là thừa cân.
- Hoạt động thể chất giúp ổn định huyết áp: Người trưởng thành nên tập thể dục với cường độ vừa phải tối thiểu 150 phút mỗi tuần (hoặc khoảng 30 phút mỗi ngày, 5 ngày một tuần). Điều này có thể bao gồm đi bộ nhanh, bơi lội hoặc đạp xe.
- Ngủ đủ giấc: Ngủ không đủ giấc sẽ làm gián đoạn chu kỳ giấc ngủ và gây mất cân bằng hormone, bao gồm cả những hormone điều hòa huyết áp. Hầu hết người lớn được khuyên nên ngủ đủ 7 tiếng mỗi đêm.
- Giảm lượng rượu uống: Rượu có thể làm tăng đáng kể huyết áp. Nam giới không nên uống quá hai ly mỗi ngày, trong khi nữ giới nên hạn chế uống không quá một ly mỗi ngày.
- Ngừng hút thuốc: Khói thuốc lá gây co thắt mạch máu, góp phần gây ra bệnh cao huyết áp và bệnh tim. Cho dù bạn đã hút thuốc bao nhiêu năm thì việc dừng lại ở mọi lứa tuổi đều có thể giúp đảo ngược nhiều tác hại.
Ngủ đủ giấc là một trong những lối sống lành mạnh giúp ổn định huyết áp.
25 thực phẩm giàu kẽm tốt cho người ăn chay
Những người ăn chay có nguy cơ thiếu kẽm. Do đó, người ăn chay nên bổ sung thường xuyên những loại thực phẩm cung cấp kẽm cho cơ thể.
1. Vai trò của kẽm đối với sức khỏe
Kẽm là một khoáng chất thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong nhiều quá trình sinh học trong cơ thể con người. Cùng với các vi chất khác, kẽm cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển thích hợp, chức năng miễn dịch, tổng hợp ADN và phân chia tế bào.
Kẽm hoạt động như một đồng yếu tố cho các enzyme khác nhau liên quan đến quá trình trao đổi chất và giúp duy trì làn da, tóc và móng khỏe mạnh. Ngoài ra, kẽm cũng hỗ trợ chức năng nhận thức tối ưu và đóng vai trò trong chức năng sinh dục và khả năng sinh sản.
Kẽm đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Việc bổ sung đầy đủ thực phẩm giàu đồng và kẽm là rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe tổng thể và tinh thần thoải mái, vì sự thiếu hụt các khoáng chất này có thể dẫn đến suy giảm chức năng miễn dịch, chậm phát triển và chậm lành vết thương.
Kẽm tham gia vào các quá trình tế bào khác nhau, bao gồm cả sự phát triển và chức năng của tế bào miễn dịch. Thường xuyên ăn các thực phẩm giàu kẽm giúp tăng cường khả năng miễn dịch một cách tự nhiên và hiệu quả nhất.
2. Top các thực phẩm giàu kẽm tốt cho người ăn chay
Mặc dù, nhiều nguồn kẽm trong chế độ ăn uống từ các sản phẩm động vật nhưng người ăn chay vẫn có thể kết hợp thực phẩm giàu kẽm vào chế độ ăn uống để tăng cường khả năng miễn dịch tự nhiên.
Dưới đây là một số nguồn cung cấp kẽm tốt nhất người ăn chay nên sử dụng thường xuyên:
Hạt bí ngô: Hạt bí ngô là nguồn thực phẩm giàu kẽm tuyệt vời. Chỉ một nắm hạt này cung cấp hơn 2mg kẽm, đảm bảo gần 20% lượng khuyến nghị kẽm hàng ngày (RDI) cho người lớn.
Hạt chia: Hạt chia chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt là những thành phần vi lượng như sắt, canxi, kali, photpho, magie và bao gồm cả kẽm. 2 thìa hạt chia chứa khoảng 1mg kẽm.
Hạt chia giàu protein, chất béo tốt, chất chống oxy hóa và rất nhiều khoáng chất khác như sắt, kẽm, đồng, canxi, mangan...
Hạt lanh: Hạt lanh là một nguồn thực phẩm giàu kẽm có nguồn gốc thực vật tuyệt vời khác dành cho người ăn chay. 2 thìa hạt lanh chứa khoảng 0,5mg kẽm.
Hạt vừng: Những hạt nhỏ bé này không chỉ là nguồn cung cấp chất béo tốt cho sức khỏe mà còn chứa khá nhiều kẽm. 2 thìa hạt vừng cung cấp khoảng 1,5mg kẽm.
Quinoa: Quinoa là một loại ngũ cốc đa năng có chứa một lượng kẽm khá lớn. Một cốc quinoa nấu chín cung cấp khoảng 2mg kẽm.
Yến mạch: Yến mạch là một lựa chọn ăn sáng phổ biến và cũng chứa một ít kẽm. Một chén yến mạch nấu chín chứa khoảng 2mg kẽm.
Gạo lứt: Gạo lứt là loại ngũ cốc nguyên hạt giàu dinh dưỡng cung cấp nhiều khoáng chất, bao gồm kẽm. Một chén gạo lứt nấu chín cung cấp khoảng 1mg kẽm.
Các loại đậu và hạt chứa protein thực vật và cung cấp khoáng chất kẽm cho người ăn chay.
Đậu thận: Đậu thận không chỉ là nguồn cung cấp protein thực vật tuyệt vời mà còn chứa kẽm. Một chén đậu thận nấu chín cung cấp khoảng 2mg kẽm.
Đậu xanh: Đậu xanh hay cũng là một loại thực phẩm rất giàu kẽm. Một chén đậu xanh nấu chín chứa khoảng 2,5mg kẽm.
Đậu lăng: Đậu lăng có hàm lượng protein cao và là nguồn kẽm tốt. Một chén đậu lăng nấu chín cung cấp khoảng 2,5mg kẽm.
Đậu đen: Đậu đen chứa nhiều chất dinh dưỡng khác nhau, bao gồm cả kẽm. Một chén đậu đen nấu chín chứa khoảng 2mg kẽm.
Hạnh nhân: Hạnh nhân không chỉ là một món ăn nhẹ ngon miệng mà còn chứa một ít kẽm. Một nắm hạnh nhân (khoảng 30mg) cung cấp khoảng 1mg kẽm.
Hạt điều: Hạt điều là một loại hạt giàu dinh dưỡng có chứa kẽm. Một nắm hạt điều cung cấp khoảng 1,5mg kẽm.
Quả óc chó: Quả óc chó là nguồn cung cấp chất béo lành mạnh và chứa kẽm. Khoảng 30g quả óc chó cung cấp khoảng 0,9mg kẽm.
Hạt hướng dương: Hạt hướng dương rất giàu nhiều loại khoáng chất khác nhau, bao gồm cả kẽm. Một nắm hạt hướng dương cung cấp khoảng 1mg kẽm.
Quả óc chó, rau bina, đậu phụ và nấm cũng là nguồn cung cấp kẽm tuyệt vời.
Rau bina: Rau bina là một loại rau lá xanh đậm đặc chất dinh dưỡng có chứa một lượng nhỏ kẽm. Một chén rau bina nấu chín chứa khoảng 1mg kẽm.
Nấm: Nấm là một loại thực phẩm đa năng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm một lượng nhỏ kẽm. Một chén nấm thái lát chứa khoảng 1mg kẽm.
Đậu phụ: Đậu phụ là nguồn protein thực vật phổ biến cũng chứa kẽm. Một khẩu phần đậu phụ 100g cung cấp khoảng 1,5mg kẽm.
Tempeh: Tempeh là sản phẩm đậu nành lên men không chỉ giàu protein mà còn là nguồn cung cấp kẽm dồi dào. Một khẩu phần tempeh 100g chứa khoảng 1mg kẽm.
Rong biển: Một số loại rong biển là nguồn cung cấp kẽm tốt cho người ăn chay. Hàm lượng kẽm chính xác có thể khác nhau tùy thuộc vào loại rong biển và cách chế biến.
Socola đen: Socola đen với hàm lượng cacao cao không chỉ là món ăn ngon mà còn giàu kẽm khoáng chất. Một khẩu phần 100g socola đen (70-85% ca cao) cung cấp khoảng 3mg kẽm.
Bánh mì nâu: Bánh mì nguyên cám, đặc biệt là bánh mì nâu, là nguồn cung cấp kẽm dồi dào. 2 lát bánh mì nâu thường chứa khoảng 1mg kẽm.
Sữa chua: Một cốc sữa chua nguyên chất cung cấp khoảng 2mg kẽm. Hãy chọn các loại sữa chua không chứa sữa động vật như sữa chua làm từ đậu nành hoặc hạnh nhân để phù hợp với người ăn chay.
Phomai cottage: Phomai cottage là một loại phô mai có hàm lượng kẽm tương đối cao. Một khẩu phần phô mai tươi 100 gram cung cấp khoảng 1 mg kẽm.
Măng tây: Măng tây là loại rau không chỉ tăng thêm hương vị cho bữa ăn mà còn chứa kẽm. Một chén măng tây nấu chín cung cấp khoảng 1 mg kẽm.
7 tác hại khi ăn quá nhiều đậu phụ, nam giới cần đặc biệt chú ý Đậu phụ xuất hiện trong cả bữa cơm bình dân lẫn các nhà hàng cao cấp. Đây là thực phẩm mang lại nhiều công dụng cho sức khỏe nhưng cũng có thể gây hại nếu ăn quá mức. Lợi ích của đậu phụ Theo lương y Bùi Đắc Sáng - Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Hội đồng Y Hà Nội, đậu...