Ung thư gan thường “tấn công” 4 kiểu người, mong rằng bạn không nằm trong số này
Ung thư gan là căn bệnh phổ biến và tỉ lệ sống sót thấp nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Đây là 4 nhóm người có nguy cơ cao bị ung thư gan, bạn đừng bỏ qua.
Bài viết này của bác sĩ Hồ Khánh Phong, Khoa ung thư, Bệnh viện trực thuộc Số 1, Trường Cao đẳng Y khoa Vạn Nam (TQ).
Ung thư gan thường là ung thư gan nguyên phát. Thông thường, ung thư gan nguyên phát phổ biến hơn, với hơn 400.000 ca mắc mới và hơn 370.000 ca tử vong mỗi năm ở Trung Quốc.
Mức độ ác tính của ung thư gan nguyên phát rất cao, hầu hết bệnh nhân ở giai đoạn giữa và cuối khi đi khám bệnh đã bỏ lỡ mất thời gian điều trị tốt nhất nên việc chẩn đoán sớm và điều trị sớm ung thư gan là rất quan trọng.
Theo tài liệu “Sự đồng thuận của chuyên gia về chẩn đoán và điều trị chuẩn hóa ung thư gan nguyên phát” và “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ung thư gan nguyên phát” của Bộ Y tế Trung Quốc, người biên soạn đã phân loại ra một số nhóm người có nguy cơ cao, hy vọng sẽ giúp ích cho mọi người trong việc phòng ngừa bệnh hiệu quả hơn.
Ai nên tầm soát ung thư gan?
1, Nhóm người nhiễm HBV hoặc HCV
HBV là người bị nhiễm virus viêm gan B; HCV là người bị nhiễm virus viêm gan C.
Theo thống kê, 80 – 90% ca ung thư gan có liên quan đến viêm gan B và C. Hai bệnh nhiễm trùng này dễ gây xơ gan, gây tổn thương tế bào gan bình thường và biến tế bào gan bình thường thành tế bào khối u.
Nói cách khác, bệnh nhân bị viêm gan mãn tính có nguy cơ cao bị ung thư gan, nếu bạn đã từng bị nhiễm virus viêm gan thì càng phải chú ý quan tâm đến sức khỏe lá gan của mình.
2, Bệnh nhân xơ gan
Sau khi xơ gan phát triển đến một mức độ nhất định, chức năng gan sẽ suy giảm nghiêm trọng, người bệnh sẽ có các biểu hiện như kém ăn, đau bụng, tiêu chảy, chảy máu lợi, chảy máu mũi, sụt cân, vàng da, lách to, giãn tĩnh mạch thành bụng, cổ trướng… và có thể dẫn đến nhiều biến chứng khác nhau.
Video đang HOT
Khi bị xơ gan, tế bào gan bị phá hủy nhiều, chắc chắn sẽ làm giảm chức năng sinh lý của gan, hơn nữa khi tình trạng xơ gan ngày càng nặng thì sự “hao hụt” này sẽ ngày càng lớn hơn, và cuối cùng gây ra suy giảm chức năng gan kéo theo nhiều biến chứng.
Bệnh xơ gan tiến triển nặng nhất là sẽ dẫn đến ung thư gan, vì vậy đối với những người đã được chẩn đoán mắc bệnh xơ gan thì bạn nhất định phải chú ý điều trị và chăm sóc đặc biệt.
3. Những người nghiện rượu lâu năm
Ai uống rượu lâu ngày cũng biết, bệnh gan do rượu cũng là bệnh gan dễ tiến triển thành xơ gan, từ đó dễ dẫn đến ung thư gan.
4. Có tiền sử gia đình bị ung thư gan
Đừng hoảng sợ, ung thư gan khác với những gì chúng ta thường gọi là bệnh di truyền. Nó không phải là bệnh bẩm sinh. Sự di truyền của ung thư gan được gọi là “hiện tượng tập hợp dòng tộc”, ví dụ người mẹ bị viêm gan B sẽ truyền virus viêm gan B cho con trong quá trình sinh nở.
Tất nhiên, nguy cơ này có thể tránh được, ngay cả khi mẹ là người mang virus viêm gan B cũng có thể kiểm soát tốt bằng cách cho trẻ uống globulin miễn dịch viêm gan B và vắc xin viêm gan B kịp thời.
Cần tầm soát ung thư gan ở độ tuổi nào?
Tuổi trung niên là độ tuổi dễ mắc bệnh ung thư gan nhất, nam giới trên 40 tuổi và nữ giới trên 50 tuổi cần chú ý khám gan thường xuyên hơn. Ngoài ra, nam giới trong độ tuổi này có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nữ giới.
Nếu có điều kiện, những người có nguy cơ cao bị ung thư gan như nêu ở trên, nên làm xét nghiệm alpha-fetoprotein (AFP) huyết thanh và siêu âm gan 6 tháng một lần sau độ tuổi 35 – 40.
Khi AFP tăng hoặc phát hiện “tổn thương chiếm chỗ” ở vùng gan, nên sử dụng các xét nghiệm CT và MRI để chẩn đoán kết quả chính xác hơn.
Ung thư gan giai đoạn đầu có chữa khỏi được không?
Đối với ung thư gan giai đoạn đầu, các phương pháp điều trị triệt để thường được lựa chọn trên lâm sàng, bao gồm phẫu thuật cắt và ghép gan. Hiện tỷ lệ sống thêm 5 năm sau khi điều trị ung thư gan giai đoạn đầu là 50-70%.
Ung thư gan là căn bệnh phổ biến và phát triển trong âm thầm. Do vậy, nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nào liên quan đến sức khỏe của gan như được cảnh báo ở trên thì nên chăm sóc gan cẩn thận, thăm khám thường xuyên để có sự can thiệp y tế kịp thời, tránh bỏ qua thời gian vàng trong điều trị bệnh gan.
Đây là 4 lý do khiến bạn dễ bị ung thư gan: Cách phòng ngừa hiệu quả thật sự không khó
Theo bác sĩ chuyên khoa ung thư gan, có 4 lý do khiến con người dễ mắc ung thư gan, nhưng không phải ai cũng sớm biết để tránh. Lời khuyên sau đây xin đừng bỏ qua.
Bài viết này của Bác sĩ Tô Chí Tân (Su Zhixin), Khoa ung thư, Bệnh viện Y học cổ truyền Thiệu Dương Trung Quốc.
Bác sĩ Tô Chí Tân
Ung thư gan là căn bệnh không lây, nhưng viêm gan B thì lại có thể lây nhiễm.
Ung thư gan là căn bệnh khối u ác tính thường gặp, độ tuổi từ 31-50 tuổi là lứa tuổi có tỷ lệ mắc bệnh cao, ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Làm thế nào để giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư gan? Liệu bệnh ung thư gan có lây cho những người xung quanh không? Chúng ta cùng tìm hiểu.
Đây là những lý do khiến bạn dễ bị ung thư gan
1. Nếu bạn thường xuyên ăn thức ăn thừa, nitrit tích tụ theo thời gian có thể tiếp tục chuyển hóa thành nitrosamine, gây ảnh hưởng lớn đến gan.
2, Thực phẩm bị mốc có thể chứa aflatoxin, chất độc hại có thể gây ra ung thư.
3. Hút thuốc lá thường xuyên, sức khỏe luôn trong tình trạng suy kiệt, ăn nhiều dầu mỡ, người bị béo phì đều là những yếu tố nguy cơ cao gây ra ung thư gan.
4. Nhiều bệnh nhân HBV bị viêm gan do rượu rất nặng, khả năng chuyển thành ung thư gan rất cao.
Theo dữ liệu nghiên cứu lâm sàng cho thấy, nếu bệnh nhân có virus HBV có chức năng gan bất thường mà vẫn không được điều trị kháng virus hợp lý, cộng với lối sống không lành mạnh, họ có thể bị xơ gan trong vòng 5 đến 10 năm.
Trên thực tế lâm sàng, độ tuổi khởi phát bệnh xơ gan trung bình là 35 tuổi, và 6% đến 15% bệnh nhân xơ gan sẽ phát triển thành ung thư gan sau 5 năm.
Bệnh ung thư gan có lây không?
Một số bệnh nhân bị ung thư gan luôn tránh gặp mọi người vì sợ sẽ lây bệnh ung thư gan cho những người xung quanh. Một số người sẽ có thái độ rất phản cảm khi đối diện với bệnh nhân ung thư gan, vì sợ họ sẽ lây bệnh cho mình, vậy bệnh ung thư gan có lây không?
Trên thực tế, hầu hết các bệnh ung thư gan đều không cần quá lo lắng vì bản thân ung thư gan là không lây, chỉ có thể lây truyền do bệnh viêm gan B.
Nếu người mắc bệnh ung thư gan là bệnh nhân viêm gan B thì ung thư gan của người đó có khả năng lây truyền cho người khác, và phần lớn bệnh nhân ung thư gan là bệnh nhân có tiền sử viêm gan B.
Chúng ta cần phòng tránh bệnh ung thư gan do virus viêm gan B lây nhiễm thay vì lo sợ bệnh nhân bị ung thư gan gây lây nhiễm. Nói chung ung thư gan chỉ là một dạng đột biến trong tế bào của chính bệnh nhân, và không có sự lây nhiễm nào cả.
Chỉ có điều, trong cuộc sống hàng ngày chúng ta nên chú ý đến bệnh viêm gan B có thể phát triển thành ung thư gan.
Làm thế nào để ngăn ngừa viêm gan B tiến triển thành ung thư gan?
1. Đi ngủ sớm và dậy sớm, ăn uống điều độ, kiểm soát cân nặng trong phạm vi tiêu chuẩn.
2, Bệnh nhân có virus HBV tốt nhất nên khám viêm gan B định kỳ sáu tháng một lần, kiểm tra chức năng gan, siêu âm Doppler màu gan, bệnh nhân đã phát hiện bệnh thì phải tuân thủ nghiêm ngặt việc điều trị kháng virus của bác sĩ, không được tự ý dừng thuốc.
3. Không hút thuốc hoặc uống rượu, tập thể dục đúng cách, và ăn càng ít thức ăn thừa và thức ăn mốc càng tốt.
4. Giữ cảm xúc ổn định. Bạn phải biết rằng không phải virus HBV nào cũng chuyển thành xơ gan và ung thư gan, chúng chỉ chiếm một phần nhỏ. Lối sống của chúng ta có tác động quan trọng đến sức khỏe của mỗi người.
Căn bệnh ung thư nhiều người mắc nhất ở Việt Nam Với 26.418 ca mới trong năm 2020, ung thư gan là căn bệnh có tỷ lệ người mắc cao nhất tại Việt Nam. Theo thống kê của GLOBOCAN năm 2020, tại Việt Nam, ước tính có 182.563 ca mắc mới và 122.690 ca tử vong do ung thư. Cứ 100.000 người có 159 người chẩn đoán mắc mới ung thư và 106 người...