Ung thư được hình thành ra sao, cách phòng bệnh hiệu quả?
Tỷ lệ tử vong do bệnh ung thư vẫn tiếp tục gia tăng, là một thách thức lớn đối với y học và là nỗi ám ảnh của nhiều người.
Một trong những câu hỏi được đặt ra là ung thư xuất phát từ đâu, sự hình thành của tế bào ung thư như thế nào, nên làm gì để phòng ngừa bệnh ung thư?
Xin giới thiệu bài viết của TS.BS. Nguyễn Minh Đức – bác sĩ chẩn đoán hình ảnh tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM về vấn đề này.
Ung thư phát triển thế nào và di căn
Ung thư là do xuất hiện đột biến gen bất lợi và khối ung thư hình thành được khi cán cân hình thành ung thư mạnh (xuất hiện đột biến gen phân bào) vượt hơn cơ chế tiêu diệt ung thư (hệ miễn dịch gồm Natural killer cell và Lympho T).
Nguồn gốc của đột biến bất lợi là do tế bào bị tổn thương từ ngoài vào (thuốc lá, rượu bia, ăn nhiều thịt đỏ- thịt nướng, …) hoặc tự nội tại tế bào có nguy cơ tăng cao đột biến (di truyền).
Trong một cơ thể khỏe mạnh, có hàng nghìn tỷ tế bào được tạo ra từ sự phát triển, phân chia nhằm duy trì các hoạt động hàng ngày của cơ thể. Các tế bào khỏe mạnh đều có những chu kỳ sống riêng biệt, sinh sản và chết đi theo chương trình định sẵn, tùy theo mỗi loại tế bào. Các tế bào mới được sinh ra thay thế cho các tế bào già cỗi, hoặc các tế bào bị hư tổn khi chúng chết đi.
Các khối u ác tính hay còn gọi là ung thư đặc trưng bởi tính xâm lấn và di căn xa.
Video đang HOT
Trên thực tế, ung thư làm phá vỡ quá trình bình thường ở trên, dẫn đến sự phát triển hỗn loạn các tế bào. Điều này được giải thích là do những biến đổi hoặc sự đột biến DNA trong tế bào.
DNA tồn tại trong các gen riêng lẻ của mỗi tế bào, chúng giúp định hướng cho tế bào thực hiện đúng chức năng và cả sự phát triển, phân chia tế bào. Hầu hết các đột biến DNA được tế bào sửa chữa nhưng một khi có một lỗi nào đó không sửa chữa được, tế bào có thể sẽ bị ung thư hóa. Các tế bào ung thư sẽ phát triển quá mức, không kiểm soát dẫn tới hình thành các khối u. Tùy thuộc vào vị trí khối u mà nó gây ra những mức độ ảnh hưởng khác nhau cho cơ thể.
Không phải tất cả các khối u đều gọi là ung thư. Có những khối u lành tính, không gọi là ung thư, chúng không xâm lấn và lan ra các mô cơ quan khác. Dù vậy, khi chúng phát triển quá mức chèn ép vào các cơ quan lân cận sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Các khối u ác tính hay còn gọi là ung thư đặc trưng bởi tính xâm lấn và di căn xa. Các tế bào ung thư có thể di cư thông qua dòng chảy mạch máu hay hệ bạch huyết để đi đến các vùng khác của cơ thể, gọi là hiện tượng di căn xa. Ung thư đã di căn xa thường khó điều trị và có tiên lượng xấu.
Không ai được chọn lựa nơi sinh ra để đảm bảo mình không có di truyền nguy cơ tăng cao ung thư nhưng lại có thể quyết định mình tránh xa khói các nguy cơ nhìn thấy được như thuốc lá và rượu bia.
Ngoài ra, việc tầm soát sớm chỉ là phát hiện bệnh sớm giúp quá trình điều trị ít tốn kém và nhanh hồi phục chứ không phải là phòng bệnh ung thư.
Bí quyết để phòng ung thư hiệu quả
Muốn phòng bệnh hay khỏi bệnh ung thư mà không có sự thay đổi tích cực trong ý thức, hành vi, thay đổi các thói quen xấu (như hút thuốc lá, uống rượu bia) thành thói quen tốt (không hút thuốc lá và không uống rượu bia) là chuyện không bao giờ xảy ra.
Hằng ngày giữ thói quen tốt tránh xa khói thuốc lá, không sử dụng rượu bia, sử dụng các chất tốt cho sức khỏe như mật ong, trà xanh, lựu đỏ, sô cô la đắng đen, rau và trái cây có thể giúp chúng ta tránh xa ung thư.
Hải sản là những thức ăn bổ dưỡng, tốt cho cơ thể. Ảnh minh họa
Ung thư không phải tự nhiên mà xuất hiện, chúng phát sinh theo đúng quy luật khoa học và vật lý. Ở giai đoạn quá muộn, mỗi bệnh nhân có một cách đáp ứng điều trị khác nhau và cần tổng hợp nhiều các phương pháp điều trị khoa học, bổ trợ hệ miễn dịch và các phương pháp y học cổ truyền …. mới hy vọng quá trình đột biến này kết thúc và hệ miễn dịch mạnh trở lại (Natural killer cell và lympho T) để đảm bảo sự tái phát không xuất hiện.
Đừng bị ám ảnh bởi tại sao lại là ung thư giai đoạn cuối, hãy thay đổi ngay hôm nay, cho bản thân và gia đình. Thói quen khoa học tốt cùng tầm soát sớm là hai vũ khí giúp bạn chiến thắng ung thư.
Chất trong vải chống thấm, chất tẩy... thúc đẩy di căn ung thư?
Nghiên cứu mới từ Đại học Yale (Mỹ) cảnh báo 'hóa chất vĩnh viễn' PFAS có khả năng đẩy nhanh quá trình phát triển của bệnh ung thư.
Theo Science Alert, trong bước đầu tiên của nghiên cứu, các nhà khoa học đã dùng tế bào ung thư ruột (ung thư đại trực tràng) để thử nghiệm, cho chúng tiếp xúc với 2 loại PFAS.
Kết quả cho thấy các tế bào ung thư này dường như được kích thích để di chuyển sang vị trí mới, điều mà nếu xảy ra bên trong cơ thể sống sẽ tạo ra sự di căn của bệnh ung thư.
Tế bào ung thư - Ảnh: ĐẠI HỌC YALE
"Điều đó không chứng minh được cụ thể là di căn, nhưng chúng có khả năng vận động tăng lên, đó là một đặc điểm của di căn" - nhà dịch tễ học Caroline H. Johnson từ Đại học Yale giải thích.
Những gì xảy ra trên các đĩa thí nghiệm rất đáng lưu tâm. Khi tiếp xúc với 2 loại PFAS là PFOS và PFOA, các tế bào ung thư cho thấy sự chuyển động và gia tăng xu hướng lan rộng.
Khi các nhà nghiên cứu cố tách đôi mớ tế bào trên đĩa, chúng lại tiếp tục phát triển và di chuyển về phía nhau.
Họ cũng xem xét mô hình một số nhóm người dễ bị phơi nhiễm với các hóa chất này, trong đó có nhiều người mắc bệnh, và xác nhận mức tăng nguy cơ ung thư ruột tỉ lệ thuận với mức độ phơi nhiễm.
PFAS là các hóa chất được con người tạo ra khoảng thập niên 1940, dựa trên liên kết carbon-flo. Các liên kết này rất bền, chống phân hủy, nên nó được gọi là "hóa chất vĩnh viễn" và ứng dụng trong nhiều tác phẩm.
Tuy nhiên, theo thời gian, người ta ngày càng nhận ra hóa chất vĩnh viễn có nhiều tác động xấu đến sức khỏe con người.
PFAS đã phổ biến khắp nơi, bao gồm trong nhiều loại bao bì thực phẩm nhằm chống dầu mỡ, quần áo chống thấm, chảo chống dính, sơn vecni, chất tẩy rửa và thậm chí cả trong một số loại mỹ phẩm, theo Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ (EPA).
Do bị con người tận dụng quá nhiều nên nhiều nguồn nước, vùng đất cũng bị ô nhiễm nhóm hóa chất này - điều mà các cơ quan môi trường khắp thế giới đang cố gắng giải quyết.
"Việc hiểu rõ cơ chế về cách chúng thực sự có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của tế bào ung thư là điều quan trọng" - TS Johnson nhìn nhận. Ông và các cộng sự dự định sẽ tiến tới các thử nghiệm chi tiết hơn, bao gồm thử nghiệm lâm sàng để làm rõ vấn đề.
Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học Environmental Science & Technology.
Nghiên cứu mới: Thịt bò và bơ sữa giúp tiêu diệt tế bào ung thư Các nhà nghiên cứu tại Đại học Chicago của Mỹ chỉ ra rằng lượng phân tử tự nhiên trong các sản phẩm động vật như thịt và sữa có thể xâm nhập các khối u và tiêu diệt tế bào ung thư. Ảnh minh họa. (Nguồn: Daily Mail) Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng lượng phân tử tự nhiên trong sữa mẹ...