Ung thư đại tràng
Trong những năm gần đây, ung thư đại tràng có xu hướng tăng lên ở châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Biểu hiện lâm sàng của bệnh nghèo nàn, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác ở đại tràng.
Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ
Cho đến nay người ta vẫn chưa rõ nguyên nhân gây ra ung thư đại tràng. Một số bệnh hoặc trạng thái bệnh được coi là dễ chuyển thành ung thư đại tràng:
Polyp: polyp nhung mao, polyp đơn độc kích thước l – 2cm trở lên. Bệnh polyp đại tràng ở những phụ nữ bị ung thư vú hay ung thư tử cung có nguy cơ bị ung thư đại tràng cao hơn những người không bị. Bệnh viêm loét đại tràng, bệnh Crohn đại tràng cũng có thể là cơ sở cho ung thư đại tràng phát triển (3-5%).
Vai trò của các chất ăn uống: có sự liên quan giữa bệnh và sự tiêu thụ nhiều năng lượng, thịt, dầu mỡ và sự gia tăng cholesterol trong máu cũng như bệnh mạch vành.
Người ăn nhiều chất xơ thì ít có nguy cơ ung thư đại tràng hơn người ăn ít chất xơ.
Yếu tố di truyền: những người gia đình có người đã bị ung thư đại tràng hoặc ung thư nhiều tạng khác hoặc có bệnh polyp gia đình… tỷ lệ bị ung thư đại tràng cao hơn người ở các gia đình khác.
Các giai đoạn của ung thư đại tràng
Biểu hiện của bệnh
Ung thư đại tràng với một thời gian dài không có triệu chứng, khi có các biểu hiện sau đây cần phải đến khám bác sĩ:
Video đang HOT
Chảy máu trực tràng: bất luận theo kiểu gì và số lượng bao nhiêu.
Thay đổi thói quen bài phân: táo bón, tiêu chảy hoặc táo bón, tiêu chảy xen kẽ mới xuất hiện gần đây và kéo dài.
Đau quặn bụng và đại tiện có mót rặn.
Sốt thiếu máu và tổng trạng suy giảm.
Khi đã phát hiện khối u, tùy theo vị trí của khối u mà có những triệu chứng thay đổi như sau:
Ung thư đại tràng phải: biểu hiện bởi các triệu chứng toàn thân như: mỏi mệt, thiếu máu nhược sắc, sốt và đau bụng mơ hồ, khám thường sờ được khối u vùng hố chậu phải hoặc nửa bụng bên phải trong 50% trường hợp;biểu hiện rối loạn tiêu hóa chủ yếu là tiêu chảy.
Ung thư đại tràng trái: thường nhanh chóng đưa đến chít hẹp lòng đại tràng đưa đến táo bón và đau quặn bụng. Khi u nằm ở phần thấp thường phân có dải và dính dây máu. Khối u chỉ sờ thấy trong 1/4 trường hợp .
Ung thư trực tràng: được gợi ý trước tiên là do thay đổi thói quen bài phân, có mót rặn và đau sau hậu môn khi đại tiện; chảy máu trực tràng rất đa dạng với toàn máu, hoặc phân nhầy máu hoặc máu chảy riêng ra sau khi đại tiện với số lượng cũng rất thay đổi. Đa số trường hợp thăm trực tràng có thể phát hiện khối u.
Tuy nhiên cũng có trường hợp ung thư đại tràng chỉ phát hiện do di căn nhất là di căn gan hoặc do tắc ruột.
Làm thế nào để chẩn đoán?
Thăm trực tràng: một khám nghiệm rất có giá trị cho việc chẩn đoán ung thư trực tràng khi sờ thấy một khối cứng, gồ ghề và có máu dính găng, cần xác định tính chất di động hay đã dính chặt vào cơ quan kế cận trong khung chậu.
Soi trực tràng sigma: đây là một thủ thuật đơn giản giúp phát hiện 2/3 đến 3/4 ung thư đại tràng, cần phối hợp với sinh thiết hoặc cắt bỏ các khối u nhỏ còn nằm ở bề mặt.
Chụp phim baryt đại tràng: cũng giúp phát hiện các khối u có đường kính lớn hơn 2cm.
Soi đại tràng toàn bộ: cho kết quả rất tốt về mặt hình thái, đồng thời kết hợp với sinh thiết sẽ giúp chẩn đoán sớm; đây là biện pháp cần thiết, tiến hành với các bệnh nhân có nguy cơ cao ung thư đại tràng 3 – 6 tháng/lần.
Siêu âm nội soi hoặc CT-scanner: trong ung thư trực tràng khu trú dưới niêm mạc thì siêu âm nội soi hoặc CT- scanner là phương tiện chính giúp chẩn đoán và giúp phát hiện di căn quanh trực tràng và cơ quan kế cận.
Điều trị và dự phòng
Tùy theo giai đoạn, tính chất, mức độ của bệnh và điều kiện sức khỏe của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ cân nhắc sử dụng các biện pháp điều trị như phẫu thuật, xạ trị liệu, hóa trị liệu, điều trị bằng laser hoặc thậm chí chỉ là điều trị triệu chứng.
Lý tưởng nhất là phát hiện một cách hệ thống các polyp đại trực tràng trước khi xuất hiện ung thư cho tất cả những người lớn trên 50 tuổi nhất là ở người có nguy cơ cao: những người đã điều trị polyp hoặc ung thư đại trực tràng hoặc con cháu của họ; hoặc là những người bị ung thư vú, tử cung buồng trứng, tiền liệt tuyến, những người viêm đại tràng mạn. Tìm máu ẩn trong phân để sàng lọc những người sẽ soi đại tràng. Đồng thời, giảm thiểu các yếu tố nguy cơ như giảm thức ăn nhiều mỡ động vật, giảm cholesterol máu, tăng cường thức ăn xơ.
Theo SKĐS
Rối loạn nhịp tim
Mọi người đều từng trải qua cảm giác tim của mình đập rối loạn trong một khoảnh khắc nào đó, tuy nhiên sự xuất hiện đó qua đi và không ảnh hưởng đến cuộc sống. Nhưng cũng có những rối loạn nhịp tim tồn tại, ảnh hưởng hoặc gây nguy hiểm đến cuộc sống do đó cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Mỗi phút, trái tim của người trưởng thành, khỏe mạnh, đập khoảng 70 lần, mỗi lần đẩy ra 150ml máu. Trong suốt đời người, tim lần lượt đập cả gần ba tỷ nhịp, bơm ra cả triệu thùng máu. Tim làm việc liên tục ngày đêm, không mệt mỏi, mặc dù chỉ to bằng nắm tay em bé và nặng trên 300 gram. Nhịp tim được coi là rối loạn khi nó đập quá chậm, dưới 50 lần/phút, hoặc quá nhanh, tới 90 lần/phút, hoặc là không đều nhau, lúc nhanh, lúc chậm.
Trên thực tế ở người bình thường đôi khi cũng có vài thay đổi thoảng qua, vô hại của nhịp tim. Nhưng nếu loạn nhịp kéo dài, khó thở, đau ngực, buồn nôn, chóng mặt, bất tỉnh... thì nên cẩn thận. Nó rất có thể là dấu hiệu một bệnh nào đó ở tim hoặc của cơ thể.
Một số rối loạn nhịp tim không gây biểu hiện gì, tuy nhiên phần lớn các bệnh rối loạn nhịp tim đều có các biểu hiện rất rõ. Người bị loạn nhịp tim thường cảm thấy mệt mỏi triền miên, hoa mắt choáng váng, đau đầu nhẹ dai dẳng, có thể ngất. Phần lớn các bệnh nhân rối loạn nhịp tim bị ngất đột ngột mà không có dấu hiệu báo trước. Tuy nhiên đôi khi người bệnh thấy được một số biểu hiện báo trước: hoa mắt, chóng mặt nhìn thấy quầng xanh trước mắt vã mồ hôi nôn hoặc buồn nôn chướng bụng đánh trống ngực đau đầu lú lẫn hay khó diễn đạt suy nghĩ.
Rối loạn nhịp tim thường xuất phát từ nhiều bệnh lý khác nhau. Điều quan trọng nhất để phân biệt giữa nhịp tim nhanh do hồi hộp, lo âu, nhịp tim chậm do huyết áp hạ với rối loạn nhịp tim do bệnh lý là ở tiền sử của người bệnh. Cần biết rằng, các bệnh huyết áp cao, mỡ máu cao, đái tháo đường, bệnh xơ vữa mạch, bệnh mạch vành, bệnh van tim, bệnh tuyến giáp có thể gây rối loạn nhịp tim nếu không được kiểm soát.
Để phòng tránh rối loạn nhịp tim, cần:
- Lựa chọn một thói quen sống tốt: tập luyện thường xuyên, ăn ít chất mỡ, ăn nhiều rau và các thực phẩm chứa nhiều vitamin, duy trì cân nặng ở mức cho phép.
- Không hút thuốc lá.
- Hạn chế dùng các chất kích thích với tim như: cà phê, rượu.
- Tránh các căng thẳng, bảo đảm đủ thời gian nghỉ ngơi.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ.
- Điều trị tốt các bệnh lý liên quan: bệnh xơ vữa mạch, mỡ máu cao, bệnh mạch vành, bệnh van tim, bệnh tuyến giáp...
Theo VTV
Ăn chay có thể dẫn tới sự mất cân bằng dinh dưỡng? Trênnn viện chay khôúngch thể khiến cơ thể bị thiếu chất. Khoa họ chứng minh việem li 36 lợi ích cho cơ thể. Chế độ ăn chay ít cholesterol, ít acid béo bo hòa,u vitamin E, C...giúp cơ thể thể phòng ngừa đợc rấtu bệnh nh béo phì, cao huyết áp, bệnh mch vành, tiểu đng type 2, sỏi mật, ung vú, sa...