Ukraine tăng cường chiến dịch đặc biệt ở miền Đông
Ngày 21-5, một sỹ quan tác chiến thuộc Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết, giai đoạn tích cực của chiến dịch đặc biệt tại các khu vực miền Đông đang tiếp tục diễn ra, trong khi nhiều vũ khí hạng nặng đã được triển khai tới khu vực này.
“Giai đoạn tích cực của chiến dịch chống khủng bố hiện đang diễn ra. Cư dân tại các khu vực miền Đông Ukraine có thể thấy việc này. Hiện đang có một sự luân chuyển binh lính và lực lượng theo kế hoạch bao gồm cả trong chiến dịch chống khủng bố”, ông Vladislavo Seleznyov cho biết.
Trong khi đó, ông Igor Strelkov, lãnh đạo lực lượng tự vệ Slaviansk cho biết, các lực lượng đặc biệt Ukraine đang kiểm soát núi Karachun ở gần thành phố này đã nhận được hơn 40 thiết bị quân sự.
Ông Strelkov nói với hãng thông tấn RIA Novosti rằng: “Một đoàn xe khác chở theo pháo, và có thể là 2 bệ phóng tên lửa hạng nặng đã được đưa đến Karachun trong ngày hôm qua (20-5). Chúng tôi không biết chính xác vì số trang bị này được được che đậy và bảo vệ. Các nhân chứng cho rằng đó là bệ phóng tên lửa đa nòng BM-30 Smerch”.
Tự vệ Donbass đối phó với chiến dịch đặc biệt của Kiev tại ngoại ô Slaviansk
Video đang HOT
Những diễn biến trên diễn ra khi mà quốc hội Ukraine vừa thông qua một biên bản ghi nhớ kêu gọi rút quân đội nước này khỏi các khu vực miền Đông về các căn cứ thường trú của họ. Trái lại, theo ông Seleznyov, chiến dịch này đang được tiến hành với quy mô toàn diện.
Hôm 20-5, quốc hội Ukraine đã thông qua một “bản ghi nhớ hòa bình và đồng thuận” sau 2 tháng xảy ra các cuộc xung đột vũ trang ở các khu vực miền Đông Ukraine làm hàng chục người thiệt mạng và hàng trăm người khác bị thương.
Văn kiện này nhắc lại tình trạng không liên kết của Ukraine và tuyên bố rằng nước này chỉ có thể gia nhập một liên minh chính trị hoặc kinh tế nếu phần lớn nhân dân bỏ phiếu ủng hộ trong một cuộc trưng cầu dân ý toàn quốc. Bản ghi nhớ còn lên án việc sử dụng vũ lực của tất cả các bên xung đột.
Theo ANTD
Ukraine xác nhận Nga đã rút quân khỏi biên giới
Chính phủ Ukraine xác nhận các binh sỹ Nga đã rời khỏi khu vực biên giới nước này, chỉ vài ngày trước cuộc bầu cử Tổng thống được xem là có tính quyết định tới tương lai của Ukraine.
Binh sỹ Nga đã rút khỏi khu vực gần biên giới Ukraine
Trước đó, Mát xcơva đã thông báo việc sẽ rút các lực lượng của mình, trong một động thái có khả năng sẽ khiến những người biểu tình thân Nga tại khu vực phía Đông Ukraine xuống tinh thần.
Các nhà lãnh đạo Nga được phương Tây hậu thuẫn trong hôm qua (20/5) cũng nhận thêm cú hích tinh thần nữa, khi người giàu nhất Ukraine Rinat Akhmetov đã lên án những người ly khai có vũ trang đang nắm quyền kiểm soát hàng chục thành phố tại khu trung tâm công nghiệp phía Đông, gọi họ là "những tên kẻ cướp" có thể gây "họa diệt chủng".
Trong hôm qua, cơ quan biên phòng Ukraine cho biết không còn binh sỹ nào trong số khoảng 40.000 binh sỹ Nga còn đóng quân trong bán kính 10km quanh nước này.
Nhưng sau đó, Bộ trưởng ngoại giao Ukraine Andriy Deshchytsia, trong chuyến thăm Berlin, lại nói rằng ông chưa thể xác nhận việc Nga rút quân.
"Tôi hy vọng rằng những tuyên bố của các chính trị gia Nga rằng các binh sỹ sẽ được rút khỏi biên giới Ukraine không chỉ là tuyên bố", ông Deshchytsia nói.
Căng thẳng giữa Nga và phương Tây đã leo thang lên mức cao nhất từ sau Chiến tranh lạnh trong cuộc khủng hoảng Ukraine, đặc biệt là sau khi Nga sáp nhập Crimea hồi tháng 3 và bị cáo cuộc đang hỗ trợ cho những người ly khai.
Liên Hợp Quốc ước tính, khoảng 130 người đã thiệt mạng kể từ khi bạo lực bùng phát tại các vùng Donetsk và Lugansk hồi tháng trước, gần biên giới với Nga. Cơ quan tị nạn của tổ chức này khẳng định khoảng 10.000 người đã phải rời bỏ nhà cửa.
Trước cuộc bỏ phiếu vào Chủ nhật này, chính phủ Ukraine sẽ tổ chức một vòng "đối thoại quốc gia" vào thứ Sáu, nhằm chấm dứt các cuộc biểu tình của những người chống chính phủ. Đối thoại bàn tròn sẽ diễn ra tại thành phố Mykolayv ở phía Nam.
Gần đây, Mỹ và NATO đã điều binh sỹ tới Ba Lan và 3 quốc gia nhỏ bé tại vùng Baltic để đối phó với khả năng mà họ cho là binh sỹ Nga không chỉ tràn vào Ukraine, mà còn tiến sâu hơn vào châu Âu để giành lại các quốc gia vệ tinh thời Liên Xô cũ.
Tư lệnh NATO, tướng Anders Fogh Rasmussen, hôm 19/5 khẳng định một đợt rút quân thực sự của Nga, sau nhiều cam kết trước đó của Tổng thống Vladimir Putin - sẽ là "một sự đóng góp quan trọng cho việc hạ nhiệt khủng hoảng".
Theo Dân Trí
Putin đột ngột rút quân AP dẫn nguồn từ Kremlin cho hay Tổng thống Nga Vladimir Putin đã yêu cầu rút quân đội triển khai ở các tỉnh gần biên giới với Ukraina về căn cứ. Theo Kremlin, ông Putin đã yêu cầu Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu rút các lực lượng tham gia tập trận ở ba vùng Rostov, Belgorod và Bryansk. Xe tăng Nga. Ảnh:...