Ứa nước miếng với bạch tuột nướng khu chợ Tân Sơn Nhất
Vị giòn của từng râu bạch tuộc, dai mà ngọt của thịt, cay thơm của sa tế, nồng cháy của nước chấm… khiến bạn ăn một lần sẽ nhớ mãi.
Bạch tuộc (mực trùm) được chế biến thành nhiều món ăn ngon như nướng, hấp gừng, làm gỏi, xào sả ớt… Trong đó, bạch tuộc nướng được xem là món ăn vặt rất phổ quát và là món khoái khẩu của nhiều người bởi hương vị thơm, giòn, ngọt và dai.
Chế biến món bạch tuộc nướng sa tế cũng khá giản đơn. Thịt bạch tuộc mua về khi còn độ tươi, chà với muối sau đó chà qua chanh cho sạch, để ráo, rồi ướp sa tế, để 10-15 phút cho thấm gia vị. Bạch tuộc sẽ thơm ngon khi được nướng với than. Những người sành ăn món bạch tuộc nướng cho rằng, trong quá trình nướng phải thật khéo léo và tinh tế, trở đều tay để thịt vừa chín tới, tránh bị cháy và khô. Khi mùi thơm bốc lên là đã chín tới. Làm được những điều này, thịt sẽ không dai, không cứng và có độ giòn tươi rất ngon.
Từng con bạch tuộc nướng chính thơm phức sẽ được cắt vừa ăn, bày ra đĩa cùng với rau răm. Món ăn này không thể thiếu nước chấm muối ớt xanh. Với nhiều nơi chỉ chấm kèm tương ớt hoặc muối ớt thì món bạch tuộc nướng ở chợ Tân Sơn Nhất đặc biệt ở chỗ người bán còn phối hợp dùng kèm với kim chi và dưa leo. Chính sự kết hợp này sẽ giúp cho món ăn thêm phần thú vị và hấp dẫn hơn.
Mỗi miếng bạch tuộc nướng là tổng hòa của các loại hương vị như giòn của từng chiếc râu bạch tuộc, dai mà ngọt của thịt, cay thơm của sa tế, nồng cháy của nước chấm… khiến bạn ăn một lần sẽ nhớ mãi.
Video đang HOT
Ngày nay, ở Sài Gòn, món bạch tuộc nướng này có mặt ở khắp các quán ăn từ sang trọng đến bình dân. Cứ vào khoảng 19h mỗi tối, nếu có dịp đi ngang con đường Nguyễn Văn Công (bên hông chợ Tân Sơn Nhất, quận Gò Vấp), bạn sẽ có cưỡng lại mùi thơm phưng phức dậy lên từ món bạch tuộc nướng sa tế. Mỗi con bạch tuộc nướng ở đây có giá từ 40.000 đến 60.000 đồng. Món ăn vặt này còn được bày bán vài nơi khác như trên đường An Dương Vương, quận 5; đàng hoàng Minh Giám (Công viên Gia Định)…
Theo Internet
Lò bánh ép hơn 40 năm xứ Huế: Phiên bản khô - ướt đánh thức mọi giác quan
Bánh ép xứ Thuận An có thịt mỡ ướp muối, trứng gà, hành lá nên bánh này được xem là thỏa mãn các giác quan của người thưởng thức, đủ vị mặn, cay, ngọt, giòn, vô cùng hấp dẫn.
Ông Tùy bên lò bánh ép hơn 40 năm của gia đình.
Bên lò ép bánh nóng nổi, thơm lừng, tiếng trở khuôn bánh lập cập và âm thanh rin rít vui tai của bột bánh được ép chín, ông Nguyễn Tùy (64 tuổi) tỉ mẩn chăm chút từng chiếc bánh, cười xòa bảo rằng: "Lạ chi mô, bánh ni dân biển Thuận An ăn từ nhỏ tới giờ. Nhiều người đi nước ngoài rồi nhớ vị quê vẫn mua qua ăn".
Không rõ nguồn gốc của chiếc bánh ép từ khi nào, ông Tùy nhớ lại từ trước giải phóng, nhà ông làm nghề này, cứ mùa bão thì không đi biển, ở nhà ép vỏ bánh để làm kẹo đậu phộng bánh tráng giòn cho người ta.
Đến nay cả nhà ông làm nghề ép bánh cũng ngót nghét hơn 40 năm. Những chiếc lò nhỏ vẫn rực lửa mỗi ngày để nuôi các con cháu ông lớn khôn, thành đạt, giúp gia đình có được cuộc sống ổn định.
Ban đầu những chiếc vỏ bánh còn dư được mấy đứa trẻ vùng biển ăn như món quà vặt trước cổng trường, dân dã vui miệng. Rồi người dân như ông Tuỳ thấy hương vị nhạt quá, họ thêm thắt nguyên liệu đậm đà như cái khẩu vị mắm muối cay nồng của dân miền Trung.
Thế là từ viên bột lọc ban đầu, bánh ép xứ Thuận An có thêm thịt mỡ ướp muối, trứng gà, hành lá, làm nên một thứ bánh vẹn tròn các giác quan cho người thưởng thức. Có mặn, cay, ngọt, giòn răng rắc như những chiếc bánh "snack" của những đứa trẻ thành thị.
Những chiếc bánh ép mới ra lò, vàng ươm và giòn tan
Nhưng bánh ép Thuận An thì rõ ràng không hề có chất phụ gia hay chất bảo quản nào. Có vàng, xanh, nâu sậm, đỏ cam, màu sắc cân bằng, hấp dẫn về mặt hình thức khiến bao thực khách tò mò muốn ăn ngay.
Bánh ép ở đây có hai phiên bản ướt và khô. Bánh ướt có thời gian ép ngắn hơn, bánh lấy ra khi vẫn còn mềm dẻo, được ăn kèm với rau thơm, đồ chua và một chén mắm sệt chua cay. Hoặc cả bánh ướt và khô được kẹp chung giống kiểu bánh đập Hội An (Quảng Nam), ăn vừa mềm vừa giòn là lựa chọn khoái khẩu của nhiều người. Còn bánh khô dùng để mang đi xa, bán trên thành phố hoặc gởi đi nước ngoài
Bánh ép được đóng gói để chuyển đi xa.
Mỗi ngày gia đình ông Tùy, cũng như nhiều gia đình làm bánh ép ở Thuận An thức từ nửa đêm để ép bánh khô cho kịp buổi sáng giao hàng. Đơn hàng mỗi ngày dao động từ 800-1000 bánh (1 phần giá 20.000 cho 10 bánh).
Chiều họ tiếp tục ép bánh ướt để phục vụ cho người dân địa phương cho bữa quà vặt buổi xế. Từng tốp học sinh, các bạn trẻ, gia đình nhỏ lấp đầy các hàng quán bánh ép khiến cả con phố thơm nức mùi bánh.
Phiên bản bánh ướt ăn tại chỗ của bánh ép Thuận An
Anh Lê Bình và chị Vân Trang (đường Lê Sĩ, Thuận An), cặp vợ chồng trẻ nối gót thế hệ cha mẹ mở quán bánh ép được 7 năm. Anh Bình chia sẻ mỗi ngày làm hàng không ngớt phải thuê người ép phụ. Các đơn hàng trên thành phố Huế và nước ngoài được đặt liên tục là tín hiệu vui cho thấy hương vị bánh ép Thuận An được nhiều người yêu thích.
Đặc biệt với bà con xa xứ, chiếc bánh ép khô luôn là thứ tình quê khó phai trong lòng họ, một lần về thăm quê là họ luôn đặt với số lượng lớn. Chị Hồng Vân (26 tuổi), một người con Thuận An kể lại chiếc bánh ép dân dã là "của để dành" của nhiều bạn du học sinh hay người đi xuất khẩu lao động. Họ trân quý bảo quản cẩn thận đến nỗi thường được đùa vui đây là thứ duy nhất "không thể chia sẻ" cho người khác
Theo Thanhnien
Mới, lạ đặc sản ốc núi ở Ninh Bình Không phải cao lương mỹ vị, thực khách cũng chẳng cần bỏ ra quá nhiều tiền để thưởng thức, nhưng đặc sản ốc núi dân dã lại được xếp vào danh sách những món ăn không thể bỏ lỡ khi tới Ninh Bình. Chính cái vị ngọt thanh quyện cùng chút hương lá rừng đã khiến người ta quyến luyến mãi không thôi....