Tùy tiện uống các chế phẩm bổ sung, nguy hiểm thế nào?
Khi nghĩ đến việc hấp thu các chế phẩm bổ sung, điều đầu tiên bạn cần làm là tham khảo ý kiến của bác sĩ – lời khuyên từ các chuyên gia.
Thông thường, không phải sản phẩm nào trên thị trường cũng có chất lượng giống nhau. Tại Hoa Kỳ, Cơ quan Quản lý Dược và Thực phẩm không can thiệp chất lượng của các chế phẩm bổ sung như đối với các loại dược phẩm kê toa và các thực phẩm khác.
Do vậy, các sản phẩm bổ sung dưỡng chất có thể tiềm ẩn nguy cơ gây hại như thông tin về liều dùng không chuẩn xác, nguyên liệu sản xuất bị nhiễm độc – theo chuyên gia về chế độ ăn Wendy Kaplan (New York).
Cần thảo luận với bác sĩ để có lời khuyên cần thiết trước khi dùng các chế phẩm bổ sung – Ảnh minh họa
Các chuyên gia khuyên người dùng cần thông thái trong việc mua và sử dụng các sản phẩm này: nếu không chắc về sự an toàn của một thành phần nào đó, bạn nên tham khảo bác sĩ hoặc dược sĩ; cần xem kỹ chứng nhận độc lập trên nhãn trước khi mua sản phẩm. Điều này đặc biệt quan trọng khi bạn đang uống thuốc điều trị được kê toa.
Bên dưới là một số điều lưu ý khi bắt đầu sử dụng các chế phẩm bổ sung:
1. Bác sĩ có thể yêu cầu bạn làm xét nghiệm máu
Tự chẩn đoán không phải lúc nào cũng là chiến lược sức khỏe tốt nhất. Với phụ nữ đang mang thai, bổ sung vitamin cho thai phụ là điều quan trọng. Tuy nhiên, không phải ai cũng cần đến các chế phẩm bổ sung như vitamin D hay B12.
Bác sĩ có thể yêu cầu làm xét nghiệm máu để chắc chắn bạn đang thiếu vitamin hay khoáng chất nào.
2. Tham khảo kỹ tác dụng của sản phẩm
Các nghiên cứu cho thấy một số chế phẩm bổ sung mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Ví dụ, dầu cá chứa axit béo omega-3 giúp giảm nguy cơ tim mạch; các chế phẩm chứa probiotic và prebiotic tốt cho hệ vi sinh đường ruột, giúp chống lại các bệnh mãn tính.
Tuy nhiên, bạn cần thảo luận với bác sĩ về tình trạng sức khỏe và tiền sử bệnh gia đình để có lời khuyên hợp lý và an toàn thay vì tự mua và sử dụng.
Video đang HOT
3. Một số chế phẩm không được kiểm định chất lượng
Một số sản phẩm dinh dưỡng bổ sung tự quảng cáo về tác dụng mà không được chứng minh khoa học; đặc biệt là các thuốc bổ não, thuốc tăng đề kháng.
4. Yếu tố nguy cơ liên quan đến lịch sử bệnh gia đình
Nhiều người cảm thấy mệt mỏi và tự uống viên bổ sung sắt để khắc phục tình trạng này mà không biết bản thân có bệnh lý di truyền.
Việc uống bổ sung này khiến cơ thể hấp thu nhiều sắt hơn và tích tụ lại. Thừa sắt có thể gây phá hủy các cơ quan khác trong cơ thể, trong khi tình trạng mệt mỏi lại không được điều trị.
5. Một số thành phần trong sản phẩm có thể nguy hiểm
Nhiều chế phẩm bổ sung có các tên gọi phức tạp và một số thành phần nguy hiểm được niêm yết dưới các tên gọi làm cho chúng giống như các sản phẩm tự nhiên, an toàn hơn.
Ví dụ các hợp chất độc hại như DMAA, DMBA và DEPEA được niêm yết thiếu trung thực là các trích xuất tự nhiên như dầu cây phong lữ và trích xuất dendrobium. DMAA là chất gây nghiện, có thể gây ra nhiều bất ổn sức khỏe nghiêm trọng như đau tim, theo FDA.
6. Nguy cơ ngộ độc
Bổ sung vitamin A có thể là điều cần và nên làm. Tuy nhiên, cơ thể chúng ta dự trữ các vitamin tan trong dầu như vitamin A, D, E và K nên có thể dễ dàng đưa đến tình trạng quá liều.
Một số sản phẩm dinh dưỡng bổ sung chứa hàm lượng cao vitamin và khoáng chất; nếu bạn uống mỗi ngày, chúng sẽ tích tụ đến một mức có thể gây ngộ độc. Ví dụ, bạn có thể cảm thấy buồn nôn do hấp thu sắt quá nhiều.
7. Lưu ý trước khi phẫu thuật
Nếu bạn sắp phẫu thuật, cần thông tin cho bác sĩ biết việc uống bổ sung dưỡng chất của bạn vì một số sản phẩm có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết trong quá trình phẫu thuật. Danh sách này có chiết xuất gingko biloba (bạch quả), thuốc bổ gan làm từ cây milk thistle và nghệ – theo Đại học Y khoa Stanford.
Các bác sĩ có thể yêu cầu bạn dừng hấp thu các chế phẩm bổ sung một thời gian trước khi phẫu thuật.
8. Tương tác thuốc nguy hiểm
Các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng chủ yếu được bán không cần kê toa và người dùng có thể thiếu kiến thức cần thiết từ bác sĩ. Tùy thuộc vào sự phức tạp của lịch sử sức khỏe, bạn có thể gặp nguy hiểm với những sự tương tác thuốc khi sử dụng các chế phẩm bổ sung.
Chẳng hạn, nếu bạn đang uống thuốc chống đông máu Warfarin, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn không uống các chế phẩm bổ sung vitamin A, E hay trích xuất từ tỏi.
Vì sao nhiều nam giới thích ăn con hàu?
Tại sao nhà thám hiểm nổi tiếng người Ý, Giacomo Casanova, nổi tiếng 'sát gái', và là bậc thầy của nghệ thuật quyến rũ, đã ăn 50 con hàu cho mỗi bữa sáng?
Ăn hàu là cách dễ nhất để tăng nồng độ kẽm trong cơ thể và tăng ham muốn ở nam giới - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Casanova có lý do để ăn nhiều hàu như vậy!
Trong nhiều thế kỷ, người ta đã ăn hàu như một loại thuốc kích thích "yêu đương" mạnh mẽ, giúp tăng cường ham muốn cho nam giới, và thường được thêm vào thực đơn cho những bữa tối lãng mạn của các cặp vợ chồng, chuyên gia dinh dưỡng người Anh, Rob Hobson, cho biết, theo Yahoo Style.
Nhưng chỉ vài thập niên gần đây, các nhà khoa học mới tìm ra lý do tại sao những động vật thân mềm nhỏ bé này có thể mang lại sức mạnh to lớn cho đàn ông!
Vậy tại sao lại là con hàu?
Hàu chứa một số khoáng chất cần thiết cho cơ thể con người hoạt động tối ưu, như kẽm, sắt, selen và canxi. Thịt hàu cũng là nguồn protein và vitamin A, C, D và B12 tốt. Nó chứa các a xít amin như taurine rất quan trọng cho sức khỏe và cung cấp chất béo omega-3.
Hàu rất giàu kẽm
Hàu rất giàu kẽm - có vai trò trong việc sản xuất testosterone và "tinh binh".
Từ lâu, hàu chính là nguồn giàu kẽm nhất, mà cơ thể con người, đặc biệt là nam giới rất cần. Kẽm có tác động giúp kích thích "yêu đương" vô cùng mạnh mẽ, theo Yahoo Style.
Kẽm là yếu tố quan trọng trong việc tạo ra testosterone, là thành phần chính cho sức khỏe sinh sản và tình dục ở nam giới. Hoóc môn này cũng giúp nam giới tăng ham muốn. Kẽm có vai trò kích thích "chuyện yêu" và hoạt động làm tăng testosterone, nên nếu thiếu kẽm, các hoạt động này có thể giảm sút.
Bởi vì nó rất quan trọng đối với việc sản xuất testosterone, thiếu kẽm cũng là yếu tố chính gây ra vấn đề sức khỏe tình dục cho nam giới, như rối loạn cương dương. Đủ kẽm trong cơ thể mới có thể giúp duy trì "chuyện yêu" ở nam giới.
Ăn hàu là cách dễ nhất để tăng nồng độ kẽm trong cơ thể và tăng ham muốn ở nam giới.
Testosterone là hoóc môn giới tính chính của nam giới. Đây cũng là một steroid giúp phát triển cơ quan sinh sản nam như tuyến tiền liệt và tinh hoàn.
Ngoài ra, testosterone làm tăng mô cơ, khối xương và giúp "rậm lông". Nam giới có hàm lượng testosterone cao, dễ đốt cháy chất béo hơn, thân thể rắn chắc hơn, theo Yahoo Style.
Điều gì xảy ra khi mức testosterone suy giảm?
Tạp chí Dinh dưỡng (Mỹ) lưu ý rằng kẽm và vitamin D đóng vai trò lớn trong việc tạo ra hoóc môn nam giới. Thiếu kẽm có thể dẫn đến thiếu hụt testosterone.
Mức testosterone giảm sẽ dẫn đến chất lượng tinh binh kém và số lượng "tinh binh" thấp.
Nồng độ testosterone thấp cũng có thể dẫn đến tăng cân, trầm cảm và thiếu năng lượng, xương giòn.
Mức sản xuất testosterone có xu hướng giảm khi già đi, vì vậy cần phải bổ sung trong cuộc sống về sau.
Và tiêu thụ hàu là cách dễ nhất giúp nam giới có đủ kẽm để tăng sản xuất hoóc môn testosterone, theo Yahoo Style.
Vitamin cho bà bầu cần những loại nào và liều lượng cần bổ sung ra sao? Vitamin và khoáng chất cho bà bầu cần thiết cho cả quá trình mang thai. Liều lượng và cách bổ sung vitamin cho bà bầu cùng những khoáng chất thiết yếu đúng và đủ giúp mẹ có được dinh dưỡng, sức khỏe tốt nhất, thai nhi phát triển khỏe mạnh. Một chế độ ăn lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng, vitamin khi mang...