Tưởng nhớ người thầy mẫu mực, học giả uyên bác GS – Nhà giáo Ưu tú Phùng Văn Tửu

Theo dõi VGT trên

GS – NGƯT Phùng Văn Tửu, nguyên Phó trưởng Bộ môn Văn học Nước ngoài của Khoa Ngữ văn – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, chuyên gia đầu ngành về văn học phương Tây, đã qua đời hồi 0 giờ 30 phút sáng ngày 9/3/2022.

Vẫn biết là thầy đã nằm viện không ít ngày, vẫn biết “sinh lão bệnh tử” là quy luật của đời người, nhưng GS – NGƯT Phùng Văn Tửu ra đi để lại sự ngỡ ngàng, bao niềm tiếc thương ngậm ngùi cho gia đình, cho đồng nghiệp và bao thế hệ học trò. Hình ảnh người thầy mẫu mực, học giả uyên bác vẫn in đậm dấu ấn trong lòng lớp lớp sinh viên và giáo viên của Khoa Văn, Trường Đại học Tổng Hợp, Trường Đại học Vinh và đặc biệt là Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

GS. Phùng Văn Tửu sinh năm 1935 tại xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, trong một gia đình nhà giáo. Cụ thân sinh là nhà giáo Phùng Văn Trinh, một người thầy tôn kính. Quý danh của cụ đã được đặt tên cho một trường tiểu học ở huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.

Các anh chị em của thầy đều trưởng thành, trở thành những nhà giáo, kĩ sư, nhà hoạt động xã hội nổi tiếng. Anh trai cả của thầy là GS. Phùng Văn Tửu (1923 -1997) nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội khóa VIII – IX (1987 – 1997), Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam (1993 – 1997). Chị gái lớn của thầy là Thẩm phán nổi tiếng Phùng Lê Trân (1921-2007), người được mệnh danh là “Bao Công Việt Nam”.

Họ Phùng ở quê hương Bát Tràng của GS. Phùng Văn Tửu là một trong năm dòng họ chính (Trần, Lê, Phùng, Nguyễn, Phạm) đã dựng nên và làm vẻ vang làng gốm Bát Tràng.

Tưởng nhớ người thầy mẫu mực, học giả uyên bác GS - Nhà giáo Ưu tú Phùng Văn Tửu - Hình 1

GS. Phùng Văn Tửu, chuyên gia đầu ngành về văn học phương Tây.

GS. Phùng Văn Tửu tốt nghiệp đại học năm 1959, từng là cán bộ giảng dạy tại Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội từ năm 1959 – 1961, tại Trường Đại học Sư phạm Vinh từ năm 1961 – 1968, tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội từ năm 1969 cho đến khi nghỉ hưu năm 2002.

GS. Phùng Văn Tửu được phong hàm Giáo sư từ năm 1991, được Nhà nước công nhận là Nhà giáo Ưu tú, được trao tặng Huân chương Kháng chiến hạng Nhì, Huân chương Lao động hạng Ba, Huy chương Hữu nghị Campuchia, Huy chương Vì sự nghiệp giáo dục, G.iải t.hưởng Nhà nước về Khoa học Công nghệ năm 2005, G.iải t.hưởng Hội Nhà văn năm 2017. Ông là tác giả của 11 cuốn sách chuyên khảo, 14 sách dịch và hơn 50 bài báo khoa học chuyên ngành Văn học phương Tây.

GS. Phùng Văn Tửu đã để lại trong lòng nhiều thế hệ học trò hình ảnh một người thầy mẫu mực. Sự mẫu mực của ông được thể hiện nhất quán từ tư tưởng đạo đức đến hành vi, lối sống, từ trong giảng đường đến ngoài xã hội.

Ông sống mực thước, vui vẻ, lịch lãm, không cần đua chen; rất khiêm nhường nhưng cũng chu đáo đến tỉ mỉ tinh tế; rất khắt khe về các tiêu chí khoa học nhưng cũng rất bao dung, độ lượng, luôn động viên học trò trong học hành, trong công việc; chan hòa với mọi người nhưng không hùa theo, sống chân chất mà không hư vinh… Có rất nhiều học trò đã kể lại những câu chuyện thật cảm động về người thầy giáo mẫu mực – GS. Phùng Văn Tửu.

Ở trên giảng đường, sự mẫu mực của GS được thể hiện ở từng lời nói, cử chỉ. Cách viết bảng của thầy rõ ràng sáng sủa mà khoa học, bắt đầu từ phía trên bên trái và kiến thức bên phải, phía dưới bảng. Một mặt bảng đủ những ý chính của bài, không hề xóa sửa; chữ viết nghiêng đều tăm tắp của lớp người được đào tạo thời thuộc Pháp. Trông chữ có thể biết phẩm chất con người nghiêm cẩn.

Lối dẫn dắt, gợi mở bài giảng vừa giản dị, dễ hiểu xen cả phần hóm hỉnh hài hước của thầy đã tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt trong từng tiết học. Cách ra đề của thầy vừa uyên bác vừa kích thích tinh thần phản biện của học trò…

Chắc rằng khó ai quên được hình ảnh một nhà sư phạm mẫu mực: chuông báo vào lớp đã thấy thầy đứng trước cửa phòng; khi thầy ngừng giảng, để viên phấn vào đúng vị trí, gấp giáo án lại, cũng là lúc chuông báo hết giờ. Buổi học nào cũng vậy, không sai dù nửa phút.

Video đang HOT

GS. Phùng Văn Tửu cũng là người đã khuyến khích học trò xưng “tôi” với giảng viên và giảng viên gọi sinh viên là các anh các chị. Lối xưng hô này vừa thể hiện sự tôn trọng, tạo sự bình đẳng trong đối thoại giữa thầy và trò, vừa là chuẩn mực của cách xưng hô ở trường đại học.

Đức khiêm tốn cũng là một mẫu mực của GS. Phùng Văn Tửu. Thầy làm việc thầm lặng hết mình, đóng góp nhiều cho nghề sư phạm và cả nghiên cứu khoa học, song thầy luôn vui vẻ chân tình, không hề đua tranh chạy theo hư vinh.

Có những lần góp ý kiến cho đề cương các luận án về văn học phương Đông, thầy thường nói: “Đây là vấn đề ngoại đạo đối với tôi”. Nhưng những ý kiến đóng góp của thầy không hề “ngoại đạo”, vẫn vô cùng xác đáng, đặt ra những câu hỏi khiến cả thầy hướng dẫn và NCS được sáng tỏ rất nhiều về đề tài, hoặc cách triển khai đề tài.

GS. Phùng Văn Tửu cũng là con người nhân ái, bao dung, cẩn thận và chu đáo đến tỉ mỉ. Rất nhiều học trò đã trưởng thành nhờ nhận được sự nâng đỡ bao dung của Thầy, từ việc soạn giáo án đến việc chuẩn bị trang phục lên lớp ngay tiết đầu tiên, như lời căn dặn của người cha đối với con. Nhiều học trò đã bày tỏ hạnh phúc và may mắn được thụ giáo với Thầy.

Nền tảng và sự thành công của việc giảng dạy trên lớp là kết quả của những nghiên cứu dày dặn, khúc chiết về lĩnh vực văn học phương Tây và nhiều lĩnh vực văn hóa khác. GS. Phùng Văn Tửu là một học giả uyên bác, chuyên gia đầu ngành về Văn học Pháp (về Rouseau, Hugo, Aragon…), văn học phương Tây ở Việt Nam.

Những năm nghiên cứu và giảng dạy của thầy chủ yếu trong giai đoạn chiến tranh và hậu chiến tranh, với những bộn bề khó khăn, thiếu thốn. Nhưng những điều đó không cản được những say mê tiếp cận của thầy với nền văn học phương Tây và thế giới. GS. Phùng Văn Tửu tự mở đường nghiên cứu khoa học của mình.

GS nghiên cứu về nhiều lĩnh vực của văn học phương Tây, để tạo nền tảng đi sâu vào những vấn đề hẹp với những “đổi mới”, “cách tân”: Cách tân của tiểu thuyết Pháp nửa sau thế kỉ XX, Cách tân nghệ thuật Văn học phương Tây. GS từng nói với học viên, không nên nghiên cứu quá rộng, cần nghiên cứu sâu vào lĩnh vực nào đó, mới mong có đóng góp thật sự cho khoa học.

GS. Phùng Văn Tửu không chỉ là người luôn cập nhật những vấn đề mới về tác giả, tác phẩm, cũng như các khuynh hướng văn học phương Tây, mà còn đi đầu trong những đổi mới nghiên cứu về phương Tây hiện đại, trong đó có văn học Pháp. Bởi lẽ những vấn đề mới luôn mang tính thời sự và tính khoa học của nó cũng được tiếp nhận không hoàn toàn giống nhau.

Một lần tặng sách cho chúng tôi, GS. Phùng Văn Tửu nói: “Sách của tôi chỉ dành cho ba loại người đọc: người cần nó, người thích nó, và người ghét nó. Hai loại trước thì đã đành, nhưng người ghét nó cũng sẽ đọc, để họ thấy tôi đáng ghét ở chỗ nào. Thí dụ, tôi quan niệm về Hậu hiện đại khác với một số người, nên họ có thể ghét, biết đâu”. Việc tiếp nhận về một vấn đề văn học không hoàn toàn giống nhau cũng là chuyện bình thường trong khoa học.

GS. Phùng Văn Tửu nói “có thể ghét, biết đâu”. Nhưng thật ra trong nhiều trang viết thầy đều nói đến cái hay cái đẹp của văn chương phương Tây, mang niềm say mê tuyệt vời ấy lan tỏa đến sinh viên và những người nghiên cứu văn học phương Tây thì làm sao “có thể ghét” cho được.

Các giáo trình Văn học phương Tây, cuốn Cảm thụ và giảng dạy văn học nước ngoài (NXB Giáo Dục, Hà Nội, 2002; 2008) của GS Phùng Văn Tửu cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị định hướng đối với những người quan tâm nghiên cứu về văn học nước ngoài ở trong và ngoài nhà trường đại học.

Đối với GS. Phùng Văn Tửu, khái niệm “về hưu” chỉ là hình thức. Thời gian nghỉ hưu chính là lúc thầy có thể chuyên tâm dành cho những nghiên cứu chuyên sâu, mới mẻ của thầy. Chính vì vậy, cụm công trình Tiểu thuyết Pháp nửa sau thế kỉ XX của GS. Phùng Văn Tửu được G.iải t.hưởng Nhà nước về KHCN năm 2005, sau khi thầy nghỉ hưu 3 năm, và cuốn chuyên khảo Cách tân nghệ thuật văn học phương Tây (NXB KHXH, HN, 2017) của thầy được G.iải t.hưởng Hội nhà văn năm 2017, sau khi thầy nghỉ hưu 15 năm.

Thành tựu về học thuật và dịch thuật của GS. Phùng Văn Tửu đã có nhiều đóng góp cho khoa học. Thầy là một dịch giả quen biết, nổi tiếng về truyện ngắn, tiểu thuyết và các chuyên luận; đồng thời còn là nhà nghiên cứu, phê bình văn học.

Trong thời kì đổi mới văn học, GS. Phùng Văn Tửu có một số bài tham gia vào đời sống văn học Việt Nam được độc giả rất chú ý. Những nghiên cứu của thầy không chỉ là tri thức bổ ích đối với những người nghiên cứu văn học phương Tây, mà còn là tài liệu tham khảo có hiệu quả đối với văn học Việt Nam, khi những người viết văn muốn “đổi mới”, “cách tân” tiểu thuyết.

Hội tụ trong con người GS. Phùng Văn Tửu có một nhà giáo mẫu mực, một học giả uyên bác, lại có cả một con người đời thường nhân ái, chu đáo, lịch lãm và tinh tế.

Có lần Khoa Ngữ văn tổ chức đi du lịch Trung Quốc, GS. Phùng Văn Tửu cùng đi với cô Bùi Thị Bích Ngọc, phu nhân của Thầy. Đến cửa hàng ngọc trai ở Thượng Hải, Thầy đã lựa chọn mua một chiếc nhẫn đính viên ngọc trai rất đẹp, đeo vào ngón tay cho cô, trước con mắt vừa ngưỡng mộ vừa kính nể của mọi người trong khoa. Một hành vi nhỏ, nhưng thể hiện tình yêu, sự quan tâm chu đáo của thầy đối với người bạn đời, vừa có cái ân tình phương Đông, lại vừa có màu sắc lãng mạn phương Tây.

Trong lúc xã hội có những biểu hiện tiêu cực, kể cả trong giáo dục, mặc dù t.uổi cao GS. Phùng Văn Tửu vẫn giữ nguyên tư thế người thầy nhân đức, cao khiết; vẫn nghiêm cẩn say mê nghiên cứu khoa học, vẫn một tấm lòng bao dung, chí tình với mọi người, đặc biệt đối với học trò.

GS. Phùng Văn Tửu đã rời cõi tạm đi về thế giới người hiền, để lại nỗi tiếc thương cho gia đình và biết bao thế hệ học trò; nhưng đạo đức của thầy, tấm gương về nhà giáo mẫu mực, về một học giả uyên bác, góp phần vào công cuộc đổi mới nghiên cứu, giảng dạy và sáng tạo văn học, vẫn còn sống mãi trong lòng nhiều thế hệ sinh viên, giảng viên Khoa Ngữ văn và mái Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

Mong thầy hãy yên nghỉ, sẽ có những học trò giỏi noi theo tấm gương sáng của thầy, san lấp nơi trống vắng khoa học mà thầy để lại hôm nay, kế tục sự nghiệp cao cả của thầy!

Khơi gợi đam mê nghiên cứu khoa học: Thầy 3, trò 7

Nghiên cứu và tham gia các cuộc thi khoa học đối với học sinh phổ thông đã trở thành hoạt động quen thuộc.

Đứng sau thành công của học trò luôn có bóng dáng người thầy với vai trò hướng dẫn.

Khơi gợi đam mê nghiên cứu khoa học: Thầy 3, trò 7 - Hình 1

Thầy Nguyễn Mạnh Tú (trái), Trường THPT Hoa Lư A (Ninh Bình) cùng học trò NCKH. Ảnh: NVCC

Để học trò được "thực học, thực hành", tích lũy kiến thức từ khoa học... giáo viên phải biết nhìn ra "nhân tài", gợi mở, định hướng phù hợp nhưng chỉ chiếm 30%, còn lại là của trò.

Nuôi dưỡng nhân tài

Chia sẻ kinh nghiệm thúc đẩy, nuôi dưỡng đam mê nghiên cứu khoa học (NCKH), thầy Nguyễn Mạnh Tú, giáo viên Trường THPT Hoa Lư A (Ninh Bình) - với 7 năm liền tham gia hướng dẫn học sinh NCKH trong đó 4 năm liên tiếp đoạt giải cấp quốc gia - cho rằng, mấu chốt là tạo cho học sinh học tập, trao đổi ý tưởng, tiếp cận khoa học thông qua nhóm, câu lạc bộ giáo dục STEM nhà trường.

Từ môi trường này, ý tưởng khoa học trong học sinh sẽ có cơ hội chắp cánh, nảy nở và tìm đến thầy cô hướng dẫn. Khi ấy, người thầy cần hết sức trân trọng ý tưởng của học trò cho dù non nớt, thiếu trọn vẹn. Cùng đồng hành, thầy, trò sẽ tìm ra hướng đưa kiến thức vào thực tiễn phù hợp.

Với kinh nghiệm 7 năm liền hướng dẫn học sinh NCKH đều "ẵm" giải quốc gia, thầy Ngô Văn Tiến, Trường THPT Hàn Thuyên (Bắc Ninh), bày tỏ quan điểm: Muốn có "nhân tài" cần biết nuôi dưỡng, khơi dậy đam mê. Trước hết phải tạo ra "sân chơi" là những câu lạc bộ để học sinh được trải nghiệm, "nhúng" mình vào môi trường thực hành.

Nhà trường, thầy cô cũng cần thúc đẩy các em tham gia cuộc thi NCKH nhỏ để tiếp cận kiến thức, các vấn đề khoa học kỹ thuật cơ bản. Khi thành thạo với sân chơi phù hợp, học sinh có t.iền đề vững chắc, tự tin bước vào những sân chơi lớn.

Cũng theo thầy Tiến, quá trình nuôi dưỡng "nhân tài" nên mời các chuyên gia hỗ trợ, giao lưu bởi giáo viên không thể một mình làm tốt mọi việc. Không cần tìm kiếm đâu xa khi lựa chọn chuyên gia bởi các nhà trường có thể "lấy" ngay những học sinh xuất sắc khóa trước để trao đổi, giao đề tài, lập trình... cùng học trò khóa sau. Như vậy, học sinh lớn có thể giúp nhà trường, giáo viên hướng dẫn truyền lại kỹ năng, khả năng, gợi ý cách làm, tự học và nghiên cứu hiệu quả.

Từ góc độ quản lý, thầy Hoàng Hải Nam, Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy (Ninh Bình), bày tỏ: Cơ sở vật chất dành cho việc dạy và học nói chung, công tác NCKH nói riêng thiếu thốn là thách thức không nhỏ đối với thầy và trò. Nhưng khó khăn lớn hơn cả là khơi dậy niềm đam mê NCKH, sự tự tin thể hiện mình của học sinh cũng như hạn chế về kinh nghiệm hướng dẫn nghiên cứu của thầy, cô giáo...

Các nhà trường cũng cần bắt đầu "dưỡng" nhân tài từ giao nhiệm vụ hướng dẫn cho giáo viên và NCKH cho học sinh từ những dự án nhỏ, ý tưởng đơn giản. Mức độ phức tạp, quy mô dự án nên tăng dần trong các năm học khi kinh nghiệm, tự tin, say mê nghiên cứu của cả thầy và trò lớn hơn...

Nguyễn Hoàng Sơn, học sinh lớp 12 chuyên Tin, Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy (Ninh Bình) vừa đoạt giải Nhất với đề tài "Thiết kế phần mềm điều khiển các hệ thống thông minh lưới điện EMS" tại Cuộc thi Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học tỉnh Ninh Bình năm 2021, cho rằng: NCKH trong trường học bổ ích, giúp học sinh biết phát huy sáng tạo, đưa kiến thức mới áp dụng vào thực tiễn. Mặt khác, kiến thức thực hành cũng bổ sung cho học sinh hiểu sâu hơn lý thuyết trên lớp; rèn luyện khả năng tìm tòi nghiên cứu sáng tạo, phát huy hết năng lực sở trường. Sau này khi ra trường sẽ không còn bỡ ngỡ với NCKH thực tiễn...

Khơi gợi đam mê nghiên cứu khoa học: Thầy 3, trò 7 - Hình 2

Thầy Ngô Văn Tiến (ngoài cùng bên trái), Trường THPT Hàn Thuyên (Bắc Ninh) hướng dẫn học sinh NCKH. Ảnh: NVCC

Giáo viên chỉ định hướng, gợi mở

Chia sẻ quan điểm sau 5 lần hướng dẫn học sinh NCKH thì 3 lần các dự án đoạt giải cao tại cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học cấp tỉnh, quốc gia tham gia, thầy Phạm Văn Điệp, Trường THPT chuyên Lào Cai (Lào Cai), cho rằng: Để hướng dẫn hiệu quả, trước hết học trò phải tìm được đề tài hay, thiết thực (xuất phát từ cuộc sống, vấn đề thời sự...).

Quá trình hướng dẫn, giáo viên với kinh nghiệm của mình đưa ra những câu hỏi phản biện để học trò trả lời. Những câu hỏi có thể xuất phát từ vấn đề học sinh đang vướng mắc để buộc các em suy nghĩ tìm câu trả lời. Giải quyết được câu hỏi phản biện của thầy giáo đồng nghĩa học sinh được học hỏi, nghiên cứu sâu hơn kiến thức và từ đó tiếp tục tìm hiểu vấn đề sâu hơn.

Trong hướng dẫn học sinh NCKH, giáo viên luôn đóng vai trò phản biện để học sinh đi tìm lời giải cho bài toán thỏa đáng nhất. Quá trình phản biện giúp học sinh thấy được bản thân đang thất bại ở đâu, thiếu kiến thức gì... để tự bồi đắp, tìm hiểu, nghiên cứu, suy nghĩ... cho ra hướng tối ưu.

Khi dự án, vấn đề đi vào bế tắc, giáo viên có thể bằng kinh nghiệm để gợi mở, dẫn dắt học trò tìm lời giải đáp, song tuyệt đối không làm hộ. Thậm chí, biết chấp nhận thất bại của học sinh để cả thầy và trò học thêm nhiều bài học từ thất bại.

Thầy Nguyễn Mạnh Tú, Trường THPT Hoa Lư A (Ninh Bình), chia sẻ kinh nghiệm: Khi "bắt tay" vào hướng dẫn học trò NCKH cần tìm hiểu kỹ ý tưởng đề tài của học trò ra sao, xuất phát từ đâu? Sau đó hướng tìm kiếm thông tin liên quan và kết hợp với điều kiện có sẵn trong phòng thí nghiệm mới bắt tay vào triển khai.

Giáo viên kề cận với học sinh nhưng chỉ làm nhiệm vụ định hướng, gợi mở để triển khai đề tài. Chỗ nào vướng thì hướng dẫn học trò tìm thêm thông tin từ các nguồn khác nhau để hoàn thiện.

Trong quá trình hướng dẫn, nhiều khi quan điểm khoa học của thầy và trò không gặp nhau, thậm chí mâu thuẫn đối lập. Nhưng vẫn phải tôn trọng ý kiến của học trò, bởi kết quả cuối cùng mới là câu trả lời các em đúng hay sai. Nhiều khi đi theo hướng của thầy thì thất bại nhưng của học trò lại thành công...

Trong hướng dẫn nghiên cứu khoa học một đề tài nào đó, vai trò của thầy cô chỉ nên đóng 30%, 70% phải của học trò. Những vấn đề học sinh chưa thành thạo, không có kinh nghiệm, mang tính hàn lâm..., giáo viên có thể hỗ trợ, hướng dẫn, gợi ý. Còn lại về cơ bản học sinh phải chủ động tự học, tự hành. - Thầy Nguyễn Mạnh Tú

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Căn bệnh khiến diễn viên Hồng Hải qua đời ở t.uổi 31 nguy hiểm đến mức nào?
18:19:00 15/06/2024
Sắp đưa vụ 4 nữ tiếp viên hàng không xách chất cấm ra xét xử
18:53:17 15/06/2024
Động thái lạ của diễn viên Thu Trang giữa lúc vướng tin mang thai ở t.uổi 39
22:34:55 15/06/2024
Dàn quý tử cao mét 8 nhà sao Việt: Người được khen là "bản sao Bi Rain", người khiến bố sợ vóc dáng mất cân đối vì quá cao
21:17:14 15/06/2024
Song Hye Kyo tiếp tục gây thương nhớ với khoảnh khắc khoe "visual" cực đỉnh ở trời Tây
20:31:53 15/06/2024
Phim ngôn tình hot nhất hiện nay sở hữu dàn diễn viên toàn "học bá", có người còn đỗ đại học năm 15 t.uổi
20:35:44 15/06/2024
Nhã Phương: Sinh con gái xong, bắt Trường Giang ký cam kết đặc biệt
20:23:04 15/06/2024
Diễn viên Trương Quỳnh Anh tiết lộ cuộc sống mẹ đơn thân
23:03:30 15/06/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Những loài động vật có khả năng dự đoán thời tiết, thiên tai

Lạ vui

01:24:30 16/06/2024
Một số loài vật có thể thích ứng với sự thay đổi môi trường nhanh hơn con người. Giác quan nhạy bén của chúng được cho là có thể dự đoán các hiện tượng thời tiết.

BTS liên tục lập kỷ lục dù thành viên vẫn đang làm nghĩa vụ quân sự

Nhạc quốc tế

01:09:15 16/06/2024
Nhóm nhạc nam nổi tiếng Hàn Quốc BTS liên tiếp đón tin vui trong khi 6 thành viên của họ vẫn đang đi nghĩa vụ quân sự.

Người đàn ông 58 t.uổi tiết lộ bí quyết giữ vóc dáng như thanh niên

Làm đẹp

01:07:50 16/06/2024
Nam thần U60 người Singapore đã chia sẻ về chế độ ăn uống hàng ngày và bày tỏ niềm tin rằng những gì chúng ta ăn có ảnh hưởng đáng kể đến cảm giác và vẻ ngoài của chúng ta.

Chặn đường đ.ánh học sinh thương tích, phụ huynh bị tuyên 2 năm tù treo

Pháp luật

00:11:46 16/06/2024
Chiều 15/6, trao đổi với PV VietNamNet, ông Lâm Văn Lượng (trú thị trấn La Hà, huyện Tư Nghĩa) cho biết, gia đình đã có đơn kháng cáo gửi đến Tòa án Nhân dân huyện Tư Nghĩa và Tòa án Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi.

Một phụ nữ ở Đắk Nông lái ô tô kéo lê xe máy cả trăm mét

Tin nổi bật

00:09:04 16/06/2024
Người phụ nữ 39 t.uổi ở Đắk Nông điều khiển xe hơi rồi kéo lê một xe máy khoảng 200m trên đường và tiếp tục đ.âm nhiều ô tô khác gây hậu quả nghiêm trọng.

Một nữ nghệ sĩ bị phát hiện có hành động nhạy cảm với Lý Hải ở thảm đỏ: "Tôi tưởng không ai nhìn thấy"

Sao việt

23:51:21 15/06/2024
Mới đây, tại một livestream, danh hài Thúy Nga đã tiết lộ về một hành động nhạy cảm của cô với đạo diễn Lý Hải tại buổi lễ ra mắt phim L.ật m.ặt 7 ở Mỹ.

Bóc giá loạt hàng hiệu 'đắt xắt ra miếng' của nàng dâu hào môn Đỗ Mỹ Linh

Phong cách sao

23:44:46 15/06/2024
Kể từ khi kết hôn cùng chồng thiếu gia, Đỗ Mỹ Linh hạn chế xuất hiện tại các sự kiện giải trí. Nhưng dù không còn tham gia nhiều hoạt động showbiz thì mọi nhất động nhất cử của nàng dâu hào môn này vẫn được công chúng chú ý.

Cường quốc và vũ khí laser

Thế giới

23:33:29 15/06/2024
Quân đội Mỹ cho biết kế hoạch chế tạo vũ khí điều khiển bằng laser trên không đầu tiên được thực hiện trong nhiều năm.

Vợ đẹp của NSND Trung Đức lần đầu xuất hiện cùng chồng trên VTV

Tv show

23:30:34 15/06/2024
Trong chương trình Khách sạn 5 sao phát sóng trên VTV3 trưa 16/6, người vợ gắn bó suốt 35 năm của NSND Trung Đức lần đầu xuất hiện cùng chồng.

Ra mắt 6 tháng đã lỗ gần 5.000 tỷ, NPH quyết không từ bỏ game bom tấn, cam kết nghĩa vụ với người chơi

Mọt game

23:24:49 15/06/2024
Ra mắt trong giai đoạn đầu năm 2024, từ chỗ là một bom tấn nhận về vô số sự chờ đợi, cái tênSuicide Squad: Kill the Justice Leaguesau đó đã chứng kiến màn ra mắt thảm hại hơn bao giờ hết.

Đồng đội ở Tottenham xin lỗi Son Heung-min sau hành vi đáng xấu hổ

Sao thể thao

23:14:20 15/06/2024
Rodrigo Bentancur đưa ra lời xin lỗi Son Heung-min, người đồng đội của anh ở Tottenham sau bình luận đáng xấu hổ.