Tuổi 17 muốn tăng chiều cao tối đa nên tuân thủ 5 nguyên tắc cơ bản này
Nếu muốn chiều cao phát triển tốt nhất thì trong tuổi dậy thì, bạn nên thực hiện những thói quen sau đây thường xuyên.
Giai đoạn dậy thì là thời kỳ phát triển chiều cao mà giới trẻ cần đặc biệt chú ý. Thông thường, chiều cao sẽ tăng dần lên từ khoảng 13 – 18 tuổi, sau đó sẽ chững lại và chỉ tăng chậm dần. Vậy làm thế nào để thúc đẩy chiều cao phát triển tốt nhất khi đang bước vào những giai đoạn cuối của tuổi dậy thì? Cùng tìm hiểu một số bí quyết tăng chiều cao hiệu quả mà bạn có thể thực hiện hàng ngày khi còn ở trong độ tuổi dậy thì nhé!
Việc bổ sung nước cho cơ thể không chỉ giúp đẹp da mà còn tăng cường hệ tiêu hóa và trao đổi chất để thúc đẩy cơ thể loại bỏ các độc tố dư thừa ra ngoài. Bên cạnh đó, nó cũng hỗ trợ không nhỏ trong việc tăng chiều cao tốt hơn. Mỗi ngày, bạn nên duy trì thói quen uống đủ từ 2 – 2,5 lít nước để vừa cung cấp nước cho cơ thể, vừa cải thiện chiều cao rõ rệt trong tuổi dậy thì.
Bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý
Hàng ngày, bạn nên cố gắng ăn nhiều những loại thực phẩm giàu kẽm, mangan và phốt pho từ bông cải xanh, bắp cải, mận, đào, nho, bí đỏ, các loại đậu… để cân bằng đủ dinh dưỡng hỗ trợ tăng chiều cao trong cơ thể. Mặt khác, những loại thực phẩm giàu protein và vitamin A như rau bina, củ cải đường, cà rốt, thịt gà, thịt bò, cá, trứng… cũng là thứ mà bạn nên bổ sung thường xuyên. Việc cung cấp đủ những chất dinh dưỡng này sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của bạn, đồng thời xây dựng mô xương và cải thiện quá trình lưu thông máu để cơ thể tăng chiều cao tối đa.
Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày
Thông thường, chúng ta sẽ ăn theo 3 bữa là sáng, trưa và tối. Tuy nhiên, bạn có thể chia nhỏ thành 6 bữa mỗi ngày để thúc đẩy sự trao đổi chất trong cơ thể một cách tốt nhất. Việc chia nhỏ bữa ăn sẽ vừa bổ sung những chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể, vừa giúp sản xuất hormone tăng trưởng để tăng chiều cao và bổ sung năng lượng trong tuổi dậy thì một cách tốt nhất.
Video đang HOT
Vận động thường xuyên
Trong tuổi dậy thì, hãy chủ động tìm đến những bài tập giúp căng cơ và kéo giãn cơ thể để hỗ trợ chiều cao tăng trưởng. Mỗi ngày, bạn cũng nên dành ra khoảng 1 tiếng đồng hồ để tham gia các hoạt động ngoài trời như bơi lội, chơi bóng rổ, bóng chuyền, cầu lông… để cải thiện chiều cao rõ rệt.
Ngủ đủ giấc
Để tăng chiều cao khi đang ở trong tuổi 17, bạn còn nên chú ý tới thói quen ngủ nghỉ hàng ngày của mình. Một giấc ngủ đủ sẽ mang lại cảm giác thoải mái cho tinh thần, cung cấp năng lượng dồi dào cho cơ thể. Do đó, mỗi ngày, bạn nên bảo đảm ngủ đủ từ 7 – 8 tiếng để giúp các hormone tăng trưởng phát triển mạnh và giúp chiều cao cải thiện tối ưu.
Theo Helino
Bí quyết giúp con bạn tăng chiều cao
Di truyền quyết định 60% chiều cao một người, dinh dưỡng 20%, còn lại là các yếu tố khác như tập thể dục, bổ sung hormone...
Ảnh minh họa
Theo dược sĩ Lê Kim Phụng, nguyên giảng viên trường Đại học Y Dược TPHCM, để giúp con tăng trưởng tối đa, bố mẹ nên hiểu rõ các yếu tố có thể tác động đến chiều cao.
Di truyền
Chiều cao trưởng thành của chúng ta phần lớn được xác định bởi yếu tố di truyền nhưng vẫn có thể tăng cao hơn bình thường. Xác định hệ số di truyền của chiều cao bằng cách ước tính độ cao của bạn giống với người thân như thế nào.
Các báo cáo khoa học của Mỹ cho thấy các yếu tố di truyền quyết định khoảng 60-80% chênh lệch chiều cao giữa mỗi người. Một nghiên cứu khác cho thấy tính di truyền về chiều cao có thể lên đến 87-93% ở các nước phương Tây như Italy và Hà Lan.
Dinh dưỡng
Yếu tố dinh dưỡng đóng góp 20-40% chiều cao của một người. Trong những năm đầu đời, bệnh tật hoặc thiếu dinh dưỡng có thể gây suy giảm tăng trưởng. Lúc này có thể dùng thuốc bổ sung dinh dưỡng để giúp cơ thể phát triển cao hơn. Lưu ý, bổ sung dinh dưỡng chỉ thúc đẩy tăng trưởng khi bạn còn nhỏ hoặc là trẻ vị thành niên, khi cơ thể vẫn còn phát triển.
Các thực phẩm bổ sung quan trọng cho sự tăng trưởng bao gồm vitamin A, B complex, C và quan trọng là vitamin D. Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi, một thành phần thiết yếu kích thích sự phát triển của xương, cải thiện chiều cao.
Tập thể dục
Một nghiên cứu được công bố trong tạp chí Thể thao Y học cho thấy tập thể dục hỗ trợ phát triển chiều cao. Tập thể dục thường xuyên sẽ kích thích sự phát triển xương, bởi cơ thể cần nhiều chất dinh dưỡng hơn để sửa mô thay vì tăng chiều cao.
Hormone tăng trưởng
Tuyến yên sản xuất và tiết ra hormone tăng trưởng kích thích gan và các mô khác để sản sinh sụn. Cơ thể cần tế bào sụn để tăng trưởng xương.
Tuy nhiên sử dụng quá mức hormone tăng trưởng có thể gây đột biến gen thành "người khổng lồ", một căn bệnh hiếm gặp bắt đầu từ thời thơ ấu hoặc thanh thiếu niên. Ngoài ra, lạm dụng hormone tăng trưởng ở người lớn có thể dẫn đến nguy cơ phát triển khối u trong tuyến yên.
Testosterone
Mức testosterone cũng ảnh hưởng đến chiều cao của một người. Các thông tin y tế báo cáo rằng thiếu hụt testosterone khiến thiếu niên trai giảm tăng trưởng.
Một nghiên cứu trên tạp chí Y học New England cho thấy điều trị liều thấp testosterone có thể kích thích sự gia tăng chiều cao ở trẻ vị thành niên chậm phát triển.
Phong cách sống và tư thế
Nên thay đổi phong cách sống và tạo tư thế tốt cho xương. Dành ít phút để đứng lên, thư giãn hoặc vươn vai có thể giúp bạn cao hơn, tự tin hơn. Tránh để trẻ có thói quen ngồi quá lâu, nhất là ngồi trên máy tính, sẽ làm cong vẹo khung xương và khó phát triển chiều cao.
Yoga và thiền
Yoga và thiền là hai phương pháp tập trung vào hít thở đúng cách, giúp cơ bắp thư giãn. Khi tập luyện, bạn hít sâu giảm căng thẳng cơ thể, tăng cường cột sống và tốt cho xương.
Cẩm Anh
Theo vnexpress.net
Căn bệnh khiến diễn viên ngực 1m nổi tiếng suy sụp ở tuổi 22 "Hồng nhan bạc phận" là câu nói dành cho cuộc đời của nàng "Phan Kim Liên" Dương Tư Mẫn sau khi phải cắt bỏ vòng một lên đến 1m vì ung thư vú. Năm 1995, khán giả màn ảnh nhỏ Hồng Kông "phát sốt" với nhân vật Phan Kim Liên nóng bỏng và vô cùng hợp vai, mang đến cho bộ phim Tân...