Tư vấn hướng nghiệp: Bạn trẻ nào phù hợp với ngành truyền thông và giải trí?
Có thể thấy thị trường ngành truyền thông và giải trí trong nước không chỉ dừng lại ở mức tiềm năng mà đang trên đà phát triển, khởi sắc. Vậy những bạn trẻ nào phù hợp với ngành nghề này?
Các chuyên gia tham dự chương trình tư vấn nhóm ngành này năm 2020 – ĐÀO NGỌC THẠCH
Vào 10 giờ ngày mai (28.4), Báo Thanh Niên phối hợp với MAAC Việt Nam tổ chức chương trình tư vấn truyền hình trực tuyến hướng nghiệp với chủ đề “Tìm hiểu ngành kỹ xảo điện ảnh – hoạt hình 3D – game”.
Chương trình sẽ diễn ra đồng thời ở các kênh thanhnien.vn , Facebook.com/thanhnien, YouTube và TikTok Báo Thanh Niên .
Theo số liệu từ Statista, Việt Nam là quốc gia có mức độ phổ biến cao nhất tại Đông Nam Á (80%) về Video Game đối với người dùng. Doanh thu từ thị trường Gaming Việt Nam vươn lên xếp thứ 4 tại Đông Nam Á và xếp thứ 27 trên toàn thế giới. Theo thống kê sơ bộ, số người chơi game online hiện nay tại Việt Nam đã lên tới 55 triệu người.
Video đang HOT
Còn đối với lĩnh vực điện ảnh Việt Nam trong 5 năm trở lại đây cũng khá khởi sắc khi chất lượng nội dung và hình ảnh được các nhà sản xuất tập trung đầu tư kỹ lưỡng. Có thể thấy thị trường ngành truyền thông và giải trí trong nước không chỉ dừng lại ở mức tiềm năng mà đang trên đà phát triển, khởi sắc.
Thực tế thời gian vừa qua, trong lựa chọn ngành nghề, một bộ phần người trẻ cũng quan tâm tới các vị trí việc làm thuộc lĩnh vực trên.
Chương trình tư vấn hướng nghiệp này sẽ thông tin về xu hướng thị trường việc làm, cơ hội nghề nghiệp và những yêu cầu với người theo đuổi ngành công việc trong lĩnh vực truyền thông và giải trí.
Chuyên gia tham dự chương trình gồm có:
- Ông Đinh Trí Dũng, Giám đốc Học viện Kỹ xảo điện ảnh và hoạt hình MAAC;
- Ông Giáp Võ, từng làm 3D Animator & Rigger tại SPARX*, Silver Swallow Studio;
- Ông Minh Nhật, Phó Giám đốc nghệ thuật tại SPARX*.
Bạn đọc quan tâm có thể gửi câu hỏi giao lưu trực tiếp với các chuyên gia của chương trình, thông qua các kênh thông tin trực tuyến trên.
Chọn tương lai
Trước mỗi kỳ tuyển sinh đại học, phụ huynh, thầy cô và các nhà quản lý giáo dục lại "xới" lên câu chuyện hướng nghiệp.
Ảnh minh họa/INT
Sự cân bằng giữa năng lực, sở thích, điều kiện kinh tế của gia đình cùng thông tin dự báo nhu cầu nhân lực để lựa chọn ngành, nghề và trường học có khả năng trúng tuyển được xem là công thức "cứng" trong tư vấn hướng nghiệp.
Thế nhưng, không phải bạn trẻ nào cũng có lựa chọn đúng. Nhận xét về xu hướng chọn nghề của học sinh phổ thông, phần lớn giáo viên chủ nhiệm lớp 12 đều gặp nhau ở điểm chung: Học sinh thường chọn ngành nghề theo cảm tính hoặc chạy theo một số ngành nghề thời thượng hay đang có nhu cầu "nóng".
Cách chọn ngành nghề cho tương lai không căn cứ vào năng lực bản thân, điều kiện kinh tế của gia đình và nhu cầu xã hội sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trong danh sách SV cảnh báo học vụ hoặc bị buộc thôi học của các trường ĐH, SV năm nhất thường chiếm số lượng lớn. Một trong những nguyên nhân của tình trạng này do nhiều em vào học mới nhận ra rằng ngành nghề mình chọn không phù hợp với năng lực bản thân. Có em tiếp tục theo học, dù không còn yêu thích nhưng cũng xuất hiện tình trạng chểnh mảng học hành để... ôn tập và thi lại cho kỳ tuyển sinh năm tới.
Thường thì HS hay phân vân mình nên theo học trường nào, học nghề gì khi chọn con đường đi cho tương lai. Trật tự này, theo các chuyên gia, nên thay đổi theo thứ tự: Nghề - ngành - trường. Trước hết, các em phải xác định mình hợp với nghề gì. Trên cơ sở xác định được nghề phù hợp với bản thân, HS mới chọn ngành học nào để có thể làm được nghề đó rồi mới đến lựa chọn theo học trường nào, bậc học nào phù hợp với năng lực của bản thân và điều kiện kinh tế gia đình.
Thế nhưng, khó mà đòi hỏi tất cả HS lớp 12 đều xác định được đam mê của bản thân hay biết chính xác được mình phù hợp với ngành nghề nào. Để biết được thực sự mình thích gì, làm được những gì đòi hỏi phải có sự trải nghiệm nhất định. Các trường phổ thông, tùy theo điều kiện thực tế, đã kết nối với các cơ sở giáo dục đại học, nhà máy, xí nghiệp, trang trại... để tổ chức hoạt động trải nghiệm cho HS trong tư vấn hướng nghiệp. Hoạt động này còn cung cấp cho HS thái độ nghiêm túc đối với nghề nghiệp.
Phụ huynh học sinh cũng là đối tượng mà các trường phổ thông và cơ sở giáo dục đại học đều hướng tới trong công tác tư vấn hướng nghiệp và tuyển sinh ĐH. TS Nguyễn Thị Mỹ Hương - Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt - Anh (ĐH Đà Nẵng) chia sẻ: Chúng ta từng có quan niệm học ngành này, trường kia mới tốt, dễ tìm việc làm, nhiều cơ hội; nghề này "nóng", lương lao động cao... Nhưng những niềm tin đó đã và đang nhanh chóng lạc hậu, dẫn đến phụ huynh và HS sẽ cảm thấy hoang mang nếu không hiểu rõ được bản chất của thay đổi và những xu hướng chủ đạo trong nền kinh tế 4.0. Chọn nghề dựa theo truyền thống gia đình sẽ giúp HS có những lợi thế nhất định sau khi tốt nghiệp. Thế nhưng, không phải sự lựa chọn nào của phụ huynh cũng là tốt nhất cho con em mình nếu không dựa trên sở thích và năng lực.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã tác động mạnh mẽ lên thị trường lao động toàn cầu, bao gồm cả Việt Nam và định hình lại nền kinh tế thế giới. Vì vậy, đam mê mới chỉ là sự khởi đầu trên con đường nghề nghiệp. Tư duy cởi mở, tinh thần sẵn sàng học hỏi, thái độ chuyên nghiệp, chịu trách nhiệm về bản thân và xã hội, người lao động mới có thể thích nghi trong mọi bối cảnh thay đổi của thị trường lao động.
Có nên cộng điểm nghề khi xét tốt nghiệp THPT? Có hợp lý không khi học sinh (HS) học nghề mà mục đích chỉ để cộng điểm tốt nghiệp THPT như hiện nay trong khi mục tiêu việc học nghề là phân luồng, hướng nghiệp? Nếu phân luồng tốt, học sinh có thể lựa chọn hướng giáo dục nghề nghiệp phù hợp với năng lực bản thân sau khi tốt nghiệp THCS hoặc...