Trường Quân sự, Quân đoàn 2: Gắn giảng dạy với thực tiễn nhiệm vụ đơn vị

Theo dõi VGT trên

Với phương châm ‘ Chất lượng đào tạo của nhà trường là khả năng sẵn sàng chiến đấu của đơn vị’, Trường Quân sự, Quân đoàn 2 luôn gắn công tác giảng dạy với thực tế nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, gắn giảng đường với thao trường, đơn vị, có hình thức, phương pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng, từ đó chất lượng đào tạo của nhà trường ngày càng được nâng cao.

Thời gian qua, Trường Quân sự, Quân đoàn 2 luôn tích cực nghiên cứu, đổi mới công tác huấn luyện, giáo dục-đào tạo theo hướng giảm thời gian lên lớp lý thuyết, tăng thời gian thực hành; kết hợp giữa lý luận với truyền thụ kinh nghiệm qua gợi mở, nêu vấn đề trong từng bài giảng, tạo sự chuyển biến toàn diện, vững chắc về chất lượng, hiệu quả đào tạo. Các khoa, tổ bộ môn chú trọng đổi mới nội dung, chương trình, không ngừng hoàn thiện, chuẩn hóa hệ thống giáo trình, tài liệu giảng dạy; từng bước ứng dụng các phương pháp dạy-học tích cực, phù hợp với từng đối tượng đào tạo và sát thực tiễn. Nhà trường chỉ đạo tăng thời gian huấn luyện đêm, huấn luyện thực hành động tác cá nhân và phân đội, cả kỹ thuật, chiến thuật.

Trường Quân sự, Quân đoàn 2: Gắn giảng dạy với thực tiễn nhiệm vụ đơn vị - Hình 1

Lễ tốt nghiệp Khóa 55 đào tạo hạ sĩ quan chỉ huy đối tượng 3 tháng. Ảnh: HOÀNG THANH

ội ngũ giáo viên là lực lượng nòng cốt, có ý nghĩa quyết định đến chất lượng giáo dục-đào tạo. Nhận thức rõ điều đó, ảng ủy, Ban giám hiệu Trường Quân sự, Quân đoàn 2 đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, thường xuyên coi trọng xây dựng đội ngũ giáo viên có cơ cấu hợp lý, chất lượng cao, an tâm gắn bó với nghề nghiệp. Nhà trường đã làm tốt công tác tổ chức, phân công và tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, giáo viên tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ, đưa cán bộ đi dự nhiệm tại các đơn vị cơ sở trong Quân đoàn để nắm bắt thực tiễn, đúc rút kinh nghiệm, nâng cao chất lượng giảng dạy. Hiện nay, hơn 80% giáo viên của trường đã có trình độ đại học và sau đại học.

Trường Quân sự, Quân đoàn 2: Gắn giảng dạy với thực tiễn nhiệm vụ đơn vị - Hình 2

Một giờ học của học viên Trường Quân sự, Quân đoàn 2. Ảnh: HOÀNG THANH

Công tác nghiên cứu khoa học cũng được Trường Quân sự, Quân đoàn 2 đặc biệt quan tâm, thiết thực góp phần nâng cao chất lượng giáo dục-đào tạo. Hằng năm, nhà trường tổ chức thành lập hội đồng khoa học, triển khai thực hiện kế hoạch, giao nhiệm vụ nghiên cứu đề tài khoa học, sáng kiến cải tiến kỹ thuật cho các cơ quan, khoa giáo viên và đơn vị. Qua đó, đã phát huy trí tuệ tập thể, đẩy mạnh phong trào thi đua nghiên cứu khoa học, nhiều đề tài, sáng kiến cải tiến kỹ thuật thiết thực đã được áp dụng trong các hoạt động huấn luyện, giáo dục-đào tạo. Giai đoạn 2013-2022, nhà trường đã tổ chức được 4 hội thi sáng kiến, cải tiến kỹ thuật cấp trường với tổng số 109 sáng kiến, cải tiến, mô hình học cụ tham gia bảo đảm chất lượng tốt, nhiều sáng kiến, cải tiến kỹ thuật được đ.ánh giá cao. Tham gia “Hội thi sáng kiến, cải tiến trang thiết bị đào tạo các trường quân sự quân khu, quân đoàn, Bộ tư lệnh Thủ đô Hà Nội năm 2022″, nhà trường có 2 sáng kiến đoạt giải C; tham gia 3 hội thi sáng kiến, cải tiến kỹ thuật cấp Quân đoàn, nhà trường đoạt 2 giải nhì, 1 giải ba, có 2 sáng kiến được chọn tham gia thi cấp Bộ Quốc phòng.

Bên cạnh đó, Trường Quân sự, Quân đoàn 2 còn thường xuyên nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện quy chế giáo dục-đào tạo, quy chế thi, kiểm tra, quản lý, điều hành kế hoạch huấn luyện khoa học, linh hoạt, biên soạn ngân hàng đề thi, đáp án; kiện toàn, phát huy vai trò của ban khảo thí trong thi và kiểm tra để đ.ánh giá đúng thực chất kết quả học tập. Nhờ đó, tỷ lệ tốt nghiệp trung bình hằng năm đạt gần 98,8% khá, giỏi. Học viên luôn nắm chắc kiến thức cơ bản, có năng lực vận dụng sáng tạo vào quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Trường Quân sự, Quân đoàn 2: Gắn giảng dạy với thực tiễn nhiệm vụ đơn vị - Hình 3

Học viên học tập trên thao trường. Ảnh: HOÀNG THANH

Trong quá trình đào tạo, huấn luyện, Trường Quân sự, Quân đoàn 2 chú trọng tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo và đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho mọi đối tượng về việc dạy, học và đ.ánh giá kết quả phải thực chất; tổ chức quán triệt sâu sắc các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Quân ủy Trung ương-Bộ Quốc phòng về công tác giáo dục-đào tạo. Trên cơ sở đó, nhà trường ban hành nhiều nghị quyết chuyên đề lãnh đạo toàn diện công tác này. Các nghị quyết đều tập trung hướng vào đột phá nâng cao chất lượng giáo dục-đào tạo, huấn luyện với phương châm “3 thực chất”: Dạy thực chất; học thực chất; kiểm tra, đ.ánh giá kết quả thực chất. Theo đó, cấp ủy, chỉ huy các cơ quan, khoa giáo viên và đơn vị quản lý học viên quán triệt, cụ thể hóa thành các yêu cầu, nhiệm vụ, biện pháp… phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao; xác định đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, nội dung thiết thực của mỗi tập thể, cá nhân trong thực hiện Kết luận số 01-KL/TW ngày 18-5-2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15-5-2016 của Bộ Chính trị khóa XII “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Từ đó, tập trung ưu tiên lãnh đạo và kiên quyết tổ chức thực hiện. Đồng thời, đẩy mạnh công tác giáo dục, quán triệt để cán bộ, giáo viên, học viên, nhân viên, chiến sĩ thấy rõ vị trí, ý nghĩa của việc dạy, học, thi, kiểm tra, đ.ánh giá kết quả học tập thực chất; chủ động ngăn ngừa, kiên quyết đấu tranh với các biểu hiện tiêu cực, chạy theo thành tích mà không chú ý đến chất lượng đào tạo.

Video đang HOT

Phát huy truyền thống “Tự lực tự cường, khắc phục khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ” và những kết quả đã đạt được trong suốt 48 năm qua, Trường Quân sự, Quân đoàn 2 sẽ tiếp tục nỗ lực nâng cao hơn nữa chất lượng huấn luyện, giáo dục-đào tạo, đáp ứng yêu cầu xây dựng Quân đội trong tình hình mới.

Tôi sợ tổ chức hoạt động học như CV 5512, thầy và trò cứ giả vờ khen nhau

Cả thầy và trò khéo đang giả vờ khen nhau và nếu lãnh đạo, giám khảo có dự giờ mà thấy cả thầy và trò "phối hợp" với nhau "diễn" tốt thì càng khen.

Cấp trung học cơ sở đã bước sang năm thứ hai và trung học phổ thông là năm đầu tiên thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Các lớp 6, 7 và 10 đang bắt buộc phải thực hiện các kế hoạch giáo dục theo hướng dẫn của Công văn 5512/BGDĐT-GDTrH được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 18/12/2020.

Điều này được thể hiện rõ trong việc hướng dẫn nhiệm vụ năm học của Bộ Giáo dục trong năm học 2021-2022; năm học học 2022-2023 qua Công văn 2613/BGDĐT-GDTrH và Công văn 1496/BGDĐT-GDTrH một cách rất cụ thể.

Không chỉ Công văn 2613/BGDĐT-GDTrH và Công văn 1496/BGDĐT-GDTrH yêu cầu các nhà trường, giáo viên thực hiện các kế hoạch giáo dục theo hướng dẫn Công văn 5512/BGDĐT-GDTrH mà ngay trong phần tập huấn chương trình mới cho giáo viên ở module 4: "Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trung học cơ sở/trung học phổ thông" thì giáo viên đã được tập huấn kĩ về các kế hoạch giáo dục theo Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH.

Nhưng, kế hoạch giáo dục làm theo hướng dẫn Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH có rất nhiều những hạn chế, bất cập - điều này thể hiện rõ trong việc hướng dẫn giáo viên soạn kế hoạch bài dạy (giáo án) theo các hoạt động dạy học trên lớp.

Tôi sợ tổ chức hoạt động học như CV 5512, thầy và trò cứ giả vờ khen nhau - Hình 1

Các bước thực hiện một hoạt động dạy học được Bộ hướng dẫn khá kĩ (Ảnh: Hương Mai)

Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH hướng dẫn giáo viên soạn giáo án và thực hiện các hoạt động trên lớp ra sao?

Hơn một năm qua, chúng tôi thực hiện việc soạn kế hoạch bài dạy (giáo án) và thực hiện các hoạt động dạy học trên lớp phải nói rằng phần lớn giáo viên khá băn khoăn về những hướng dẫn của Bộ.

Nếu làm theo hướng dẫn của Bộ và lãnh đạo các cấp dưới cơ sở, người viết e rằng cả thầy và trò đang "đóng kịch" với nhau và thừa nhận giả dối của nhau. Hay, nói đúng hơn cả thầy và trò cứ giả vờ thực hiện, giả vờ nhận xét và và vờ đ.ánh giá, khen ngợi nhau.

Học sinh chưa học - có nghĩa là đa phần học sinh chưa biết về các đơn vị kiến thức mới (chỉ trừ những em thực sự giỏi xuất chúng) nhưng lại yêu cầu học trò chuẩn bị nhiệm vụ trước. Đến lớp, chỉ báo cáo các nhiệm vụ học tập được giáo viên phân công, sau đó thầy trò nhận xét cho nhau và chốt lại vấn đề bài học...là xong.

Điều này được cụ thể hóa tại Phụ lục 4 - Mẫu Kế hoạch bài dạy (Kèm theo Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18 tháng 12 năm 2020) mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành, hướng dẫn.

Theo đó, các bài học chương trình mới được thực hiện thông qua 4 hoạt động. Hoạt động 1: Xác định vấn đề/nhiệm vụ học tập/Mở đầu (Ghi rõ tên thể hiện kết quả hoạt động); 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới/giải quyết vấn đề/thực thi nhiệm vụ đặt ra từ Hoạt động 1 (Ghi rõ tên thể hiện kết quả hoạt động); Hoạt động 3: Luyện tập; Hoạt động 4: Vận dụng.

Mỗi hoạt động đều phải thực hiện qua các bước: Mục tiêu; Nội dung; Sản phẩm; Tổ chức thực hiện.

Theo đó, Bộ ghi chú cụ thể các bước tổ chức thực hiện một hoạt động học như sau:

"Giao nhiệm vụ học tập: Trình bày cụ thể nội dung nhiệm vụ được giao cho học sinh (đọc/nghe/nhìn/làm) với thiết bị dạy học/học liệu cụ thể để tất cả học sinh đều hiểu rõ nhiệm vụ phải thực hiện.

Thực hiện nhiệm vụ (học sinh thực hiện; giáo viên theo dõi, hỗ trợ): Trình bày cụ thể nhiệm vụ học sinh phải thực hiện (đọc/nghe/nhìn/làm) theo yêu cầu của giáo viên; dự kiến những khó khăn mà học sinh có thể gặp phải kèm theo biện pháp hỗ trợ; dự kiến các mức độ cần phải hoàn thành nhiệm vụ theo yêu cầu.

Báo cáo, thảo luận (giáo viên tổ chức, điều hành; học sinh báo cáo, thảo luận): Trình bày cụ thể giải pháp sư phạm trong việc lựa chọn các nhóm học sinh báo cáo và cách thức tổ chức cho học sinh báo cáo (có thể chỉ chọn một số nhóm trình bày/báo cáo theo giải pháp sư phạm của giáo viên).

Kết luận, nhận định: Phân tích cụ thể về sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành theo yêu cầu (làm căn cứ để nhận xét, đ.ánh giá các mức độ hoàn thành của học sinh trên thực tế tổ chức dạy học); làm rõ những nội dung/yêu cầu về kiến thức, kĩ năng để học sinh ghi nhận, thực hiện; làm rõ các nội dung/vấn đề cần giải quyết/giải thích và nhiệm vụ học tập mà học sinh phải thực hiện tiếp theo".

Các bộ phận chuyên môn cấp sở, phòng, nhà trường hướng dẫn như thế này, bắt buộc giáo viên phải thực hiện theo. Nếu có tiết dự giờ hay tham gia thi giáo viên giỏi các cấp mà giáo viên giảng nhiều, làm việc nhiều sẽ bị liệt vào tình trạng chưa đổi mới, vẫn dạy theo phương pháp cũ.

Vì thế, bắt buộc giáo viên phải "đổi mới" phương pháp, cách thức giảng dạy trên lớp của mình. Thế là, cuối buổi học hôm trước, giáo viên sẽ "giao nhiệm vụ học tập", học sinh sẽ " thực hiện nhiệm vụ" bằng cách chuẩn bị nội dung bài học mới ở nhà trên bảng phụ hoặc soạn theo file trình chiếu Power Point.

Đến khi dạy bài mới, các tổ sẽ thay nhau lên " báo cáo và thảo luận" sau đó, giáo viên sẽ "kết luận, đ.ánh giá" sản phẩm của học trò và yêu cầu học sinh chép các ý thống nhất vào vở ghi chép...thế là xong.

Tính trung thực trong dạy và học thực chất đến đâu?

Một giáo viên chủ nhiệm chia sẻ với chúng tôi rằng trong lớp của cô có một học sinh được phân công làm tổ trưởng mới được mấy tuần đã nằng nặc lên xin giáo viên chủ nhiệm để...được nghỉ vì em này phải chuẩn bị quá nhiều bài tập.

Hàng ngày, giáo viên bộ môn phân công cho tổ - tất nhiên tổ trưởng sẽ phân công cho các bạn thực hiện nhưng nhiều học sinh trong tổ không chịu thực hiện nên tổ trưởng "gánh cả" và đuối sức.

Hiện nay, cấp trung học phổ thông và trung học cơ sở đang được biên chế mỗi tuần có trung bình từ 29 đến 29,5 tiết học nên về cơ bản đa số các buổi học của 2 cấp này đều 5 tiết, chỉ có 1 buổi học là 4 tiết nên áp lực chuẩn bị bài của học sinh hiện nay rất lớn và thường là những em cán sự lớp và những em học giỏi thực hiện nhiệm vụ này.

Học sinh chưa học bài mới nên hầu như chưa thể giải quyết được các đơn vị kiến thức của bài học mới nhưng vì giáo viên bộ môn giao nên bắt buộc các em phải thực hiện. Vậy các em học sinh sẽ chuẩn bị như thế nào?

Đa phần các bài chuẩn bị của học trò lấy trên mạng Internet hoặc lấy từ các lớp học thêm chứ mấy em mà biết trước được kiến thức chưa học. Nếu biết trước như vậy, các em còn phải đến trường để học làm gì.

Mỗi ngày, các em đều có từ 4-5 tiết học (đa số là 5) mà bộ môn nào thầy cô cũng giao nhiệm vụ thì học sinh chỉ lên mạng chép cũng không kịp chứ đừng nói gì đến suy nghĩ, chuẩn bị trước.

Vậy nhưng, khi học sinh báo cáo sản phẩm học tập của mình đúng thì giáo viên chẳng thể nói gì nhưng giáo viên nào cũng biết đó là những sản phẩm không phải các em tự nghĩ ra.

Vì mỗi giáo viên thường dạy nhiều lớp và những sản phẩm của học trò cứ giống nhau như "2 giọt nước" thì có gì lạ lẫm đâu.

Cứ như vậy, người viết e rằng cả thầy và trò cứ đang phải giả vờ thực hiện, giả vờ khen nhau và nếu lãnh đạo, giám khảo có dự giờ mà thấy cả thầy và trò "phối hợp" với nhau "diễn" tốt thì càng khen nhiều vì lớp đã thực hiện nhuần nhuyễn phương pháp dạy học mới.

(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Thúy Vinh nói về vụ kiện 13 năm với Thanh Thảo: "Đó là học phí đắt nhất"
07:02:53 27/07/2024
Á hậu bị tung tin hẹn hò Shark Bình tiết lộ quan hệ yêu đương, ai nghe cũng sốc
07:37:21 27/07/2024
Tiểu Yêu của 'Trường Tương Tư' là nhân vật gây tranh cãi nhất màn ảnh Hoa ngữ hiện giờ?
06:02:05 27/07/2024
Cường Đôla bị yêu cầu giải trình sau hơn 3 ngày thay thế mẹ ruột làm CEO
06:39:06 27/07/2024
Hòa Minzy và con trai lặng lẽ bên đường tiễn đưa Bác Trọng, cõi mạng xúc động
10:24:58 27/07/2024
Thực hư thông tin cô gái làm ở Samsung lây truyền HIV cho 16 người ở Thái Nguyên
07:19:15 27/07/2024
Vợ Đức Tiến lên tiếng trước tin đồn chồng bị hãm hại: "Đã có kết quả điều tra chính thức"
07:05:41 27/07/2024
Call me Duy lợi dụng Quốc tang bán hàng bất chấp, bị mắng té tát phải xin lỗi
09:05:27 27/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Bắt một Trưởng Ban quản trị chung cư về hành vi tham ô tài sản

Pháp luật

12:25:02 27/07/2024
Ngày 27/7, Cơ quan CSĐT Công an TP Huế (Thừa Thiên Huế) cho biết, vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam Phạm Hoàng Liên (SN 1983)

6 công thức nước uống mùa hè giúp ngủ ngon

Sức khỏe

12:08:25 27/07/2024
Nhiều người thường xuyên mất ngủ hoặc hay bị thức dậy vào ban đêm và khó ngủ lại, thậm chí có người phải dùng đến t.huốc n.gủ.

Dâu hào môn Midu làm 3 việc để trẻ đẹp xứng danh thần tiên tỷ tỷ, rủ chồng đại gia cùng áp dụng

Làm đẹp

12:07:53 27/07/2024
Chăm sóc bản thân, tận hưởng cuộc sống và chu toàn cho gia đình nhỏ là những việc làm không chỉ Midu mà các cô dâu mới đều mong muốn thực hiện được.

Bức tranh mùa thu đồng quê Mỹ đẹp mê đắm qua ống kính chàng trai Việt

Du lịch

11:59:04 27/07/2024
Qua ống kính của mình, chàng trai Việt Huy (Khánh Hoà) đã vẽ bức tranh tuyệt mỹ về mùa thu New England (Mỹ) trong bộ áo đủ gam màu đỏ, vàng, cam xen kẽ với những hồ nước tĩnh lặng.

Lady Gaga gây thất vọng ở khai mạc Olympic Paris, Celine Dion trở lại chấn động

Sao âu mỹ

11:34:56 27/07/2024
Người hâm mộ thể thao trên toàn thế giới đều đang hướng về Thế vận hội Paris 2024 (Olympic Paris). Đêm khai mạc vừa diễn ra, đã để lại nhiều dấu ấn khó phai, đáng chú ý khi có sự xuất hiện của Lady Gaga và Celine Dion.

Trải qua nhiều biến cố, đôi bạn thân đã cùng nhau về quê mua một căn nhà rộng 110m2 để kỷ niệm t.uổi 30

Sáng tạo

11:32:03 27/07/2024
Tình bạn khác với gia đình và tình yêu. Nhiều khi, người hiểu bạn nhất không phải là gia đình hay người yêu của bạn mà là người bạn thân nhất của bạn.

Lôi Con hát hit triệu view khiến Sơn Tùng "mê mệt", vui sướng nhún nhảy khắp nhà

Netizen

11:31:12 27/07/2024
Lôi Con luôn là nhóc tỳ có sức hút nhất nhì cộng đồng mạng Việt Nam với vẻ ngoài đáng yêu cùng những khoảnh khắc vui nhộn. Lôi Con không ít lần thể hiện sự yêu thích với nhạc Việt khi trổ tài cover các bài hát đình đám khiến chủ hit thí...

Từ ngày 27/6 đến 27/7 âm lịch, 3 con giáp sau phát tài cực nhanh, giàu sang phú quý không ngờ

Trắc nghiệm

11:01:17 27/07/2024
Theo tử vi từ ngày 27/6 đến 27/7 âm lịch cho biết, 3 con giáp sau được dự đoán phát tài cực nhanh, đổi đời nghèo khó, giàu sang phú quý không ngờ.

Phối đồ gam màu xám giúp bạn nâng tầm phong cách như thế nào?

Thời trang

11:01:17 27/07/2024
Trong thế giới thời trang, gam màu xám luôn chiếm một vị trí đặc biệt nhờ vào sự linh hoạt và tính thời thượng của nó.

Long Nhật miễn phí toàn bộ vé vào cổng liveshow kỉ niệm 35 năm ca hát

Nhạc việt

10:57:22 27/07/2024
Live show Người con xứ Huế kỉ niệm 35 năm ca hát của ca sĩ Long Nhật sẽ được tổ chức vào ngày 3/8/2024 tại Sân khấu Bia Quốc Học, Thành phố Huế và sẽ được miễn phí toàn bộ vé vào xem cho khán giả.

Erling Haaland đã sẵn sàng cho 'mùa giải khắc nghiệt nhất'

Sao thể thao

10:53:52 27/07/2024
Haaland đã ghi 90 bàn thắng trong 98 lần ra sân trong 2 năm cho Man.City. Tuy nhiên, hiệu suất ghi bàn có thể còn cao hơn nếu chấn thương không ảnh hưởng quá nhiều đối với siêu t.iền đạo người Na Uy ở mùa qua