Trương Mỹ Lan bị 4 ngân hàng nước ngoài phản đối bán tòa nhà Capital Place
Nội dung xét xử vụ án Trương Mỹ Lan – Vạn Thịnh Phát ngày thứ 17, liên quan đến tòa nhà Capital Place 29 Liễu Giai (TP.Hà Nội), đại diện Ngân hàng HSBC cho rằng, Trương Mỹ Lan không có quyền bán, không có quyền định đoạt đối với tòa nhà này vì tài sản này đã thế chấp cho các ngân hàng.
Nội dung xét xử sơ thẩm ngày thứ 17 (ngày 28.3) vụ án Trương Mỹ Lan – Vạn Thịnh Phát gây thiệt hại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), sau hơn 1 tuần tranh luận phiên tòa hoàn tất việc bào chữa cho các bị cáo, chuyển sang phần bảo vệ bị hại, người liên quan.
Toà nhà Capital Place có người trả 360 triệu USD. Ảnh ĐÌNH HUY
Đại diện Ngân hàng HSBC (Tập đoàn Ngân hàng Hong Kong và Thượng Hải) đề nghị HĐXX xem xét bảo đảm quyền lợi của ngân hàng là bên nhận thế chấp cho vay liên quan đến tòa nhà Capital Place đang được thế chấp để đảm bảo khoản vay 200 triệu USD tại đây.
Ngân hàng cho rằng, Trương Mỹ Lan không có quyền bán 1 tỉ USD, không có quyền định đoạt đối với tòa nhà này vì tài sản này đã thế chấp cho các ngân hàng.
SCB yêu cầu được toàn quyền quản lý, sử dụng tài sản của Trương Mỹ Lan
Đại diện 4 ngân hàng, trong đó có Ngân hàng HSBC và Ngân hàng OCBC Bank Singapore đề nghị HĐXX cho phép 2 ngân hàng được ưu tiên giải quyết khoản nợ bao gồm tiền gốc lẫn lãi.
Hiện tòa nhà Capital Place đã được thế chấp cho khoản vay của Công ty Twin-Peaks. Khoản vay chưa được tất toán hoàn toàn, thời điểm đáo hạn trả nợ là ngày 30.4 sắp đến.
Từ những phân tích trên, đại diện 4 ngân hàng không đồng tình việc Trương Mỹ Lan bán tòa nhà để khắc phục hậu quả.
Trương Mỹ Lan tại tòa. Ảnh THẢO NHÂN
Tại tòa, trước đó, Trương Mỹ Lan nhắc nhiều lần đến tòa nhà này. Tòa nhà này đang được thế chấp tại ngân hàng để bảo đảm cho khoản vay 200 triệu USD ở 4 ngân hàng nước ngoài. Nhưng chủ sở hữu đã ủy quyền cho Chu Duyệt Phấn (con bà Trương Mỹ Lan) rao bán giá 1 tỉ USD.
Tại tòa, bị cáo Trương Mỹ Lan nói tòa nhà Capital Place có giá thấp nhất hơn 400 triệu USD nhưng phải bán cho nhà đầu tư nước ngoài và không liên quan đến vụ án.
Bị cáo Lan cam kết sau khi bán được tòa nhà sẽ tự nguyện dùng phần còn lại sau khi trả nợ để khắc phục hậu quả vụ án.
Chủ tọa nói rằng con gái Chu Diệp Phấn của bị cáo Lan có văn bản gửi tòa, trình bày đang có người trả 360 triệu USD, nhưng tòa nhà này đang thế chấp vay. Sau khi bán xong, trả nợ cho 4 ngân hàng, số tiền còn lại sẽ dùng khắc phục hậu quả trong vụ án. Cho nên bị cáo nói bán tòa nhà này 1 tỉ USD là không đúng.
HĐXX thông báo ngày 29.3, phiên tòa nghỉ và sẽ tiếp tục vào ngày 1.4.
Ngày thứ 10 xét xử "đại án" Vạn Thịnh Phát: Viện kiểm sát đề nghị mức án
Sau 9 ngày xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan cùng 85 bị cáo khác về những sai phạm xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và các tổ chức có liên quan đã kết thúc phần xét hỏi.
Hôm nay (19/3), đại diện VKS sẽ phát biểu quan điểm luận tội và đề nghị mức án đối với các bị cáo. Sau đó, phiên tòa sẽ bước vào phần tranh luận.
Trước đó, trong quá trình xét hỏi những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án, đại diện Ngân hàng Nhà nước cho biết, các vấn đề liên quan đến vụ án, Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản trình bày rõ trong hồ sơ, đề nghị các luật sư sử dụng theo quy định. Về một số tài liệu mật, Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản giải mật và sẽ cung cấp cho HĐXX.
Trước khi kết thúc phần xét hỏi, bị cáo Trương Mỹ Lan nói về căn biệt thự cổ số 110 - 112 nằm trên đường Võ Văn Tần (Quận 3, TP Hồ Chí Minh) trị giá 35 triệu USD của gia đình. Bà Lan cho biết, năm 2019, ngay sau khi mua lại căn biệt thự này bà đã cho trùng tu lại và dự kiến hoàn thành vào năm 2022. Tuy nhiên, khi gần hoàn cành thì dự án dừng thi công do bà Lan vướng vòng lao lý. Bị cáo Lan xin HĐXX không kê biên tài sản này vì đây là biệt thự cổ cần trùng tu để bảo tồn; đồng thời việc tu sửa đã qua 5 năm nhưng còn dang dở, bị cáo muốn giữ lại căn biệt thự.
Hôm nay đại diện VKS sẽ trình bày quan điểm luận tội và công bố mức án đề nghị đối với các bị cáo.
Đối với dự án Capital Place Liễu Giai (Quận Ba Đình, TP Hà Nội), bị cáo Lan cho biết đang thế chấp dự án này để vay 230 triệu USD của các ngân hàng nước ngoài; sau khi bán thành công và trừ đi các khoản chi phí, trả nợ ngân hàng thì phần còn lại sẽ nộp để khắc phục hậu quả của vụ án. Tuy nhiên, HĐXX cho biết tuy dự án này con gái bị cáo đang rao bán 1 tỉ USD nhưng đối tác chỉ trả giá khoảng 360 triệu USD.
Ngoài ra, con gái bị cáo Lan có văn bản gửi tòa đề nghị bán cổ phần trong một số tài sản để khắc phục hậu quả vụ án. Đó là: Bán cổ phần trong khách sạn Daewoo Hà Nội (gia đình bị cáo Lan có 73% cổ phần) và bán cổ phần trong một công ty bảo hiểm (có đối tác mua lại cổ phần của bà Lan với giá 40 triệu USD, tương đương 920 tỉ đồng). Đối với tập đoàn nhà máy sản xuất vaccine mà bị cáo Lan đã đầu tư 315 tỉ đồng, trong văn bản gửi tòa, con gái bị cáo Lan đề nghị chuyển nhượng toàn bộ cho một đối tác với giá 315 tỉ đồng.
Đa số các bị cáo trong vụ án Vạn Thịnh Phát đều đã nhận tội và tích cực khắc phục hậu quả.
Gia đình bị cáo Trương Mỹ Lan cũng như các bị cáo khác đang tích cực, khẩn trương khắc phục tối đa hậu quả của vụ án, để mong nhận được sự khoan hồng của pháp luật.
Nội dung xét xử vụ án Trương Mỹ Lan ngày thứ 7: Đỗ Thị Nhàn đưa mật khẩu nhà? Nội dung xét xử vụ án Trương Mỹ Lan - Vạn Thịnh Phát ngày thứ 7, cựu Tổng giám đốc SCB khai có lần Đỗ Thị Nhàn đưa mật khẩu vào nhà để bỏ thùng xốp đựng tiền hối lộ Trương Mỹ Lan gửi cảm ơn vì "đã hỗ trợ SCB" trong quá trình thanh tra. Hôm qua 13.3, ngày thứ 7 TAND...