Trung Quốc mời gọi các nước hợp tác trong sứ mệnh Mặt Trăng mới

Theo dõi VGT trên

Trung Quốc, với mục tiêu trở thành một cường quốc không gian vào năm 2030, đã ngỏ lời mời hợp tác quốc tế với sứ mệnh Mặt Trăng mới.

Điều này diễn ra trong bối cảnh Bắc Kinh tiến gần đến thời hạn của sứ mệnh thiết lập môi trường sống lâu dài trên cực Nam Mặt Trăng.

Trung Quốc mời gọi các nước hợp tác trong sứ mệnh Mặt Trăng mới - Hình 1

Tên lửa Trường Chinh-5 mang theo tàu thám hiểm Chang’e-5 (Hằng Nga 5) rời khỏi bệ phóng tại trung tâm vũ trụ Văn Xương, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc ngày 24/11/2020. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN

Cơ quan Không gian Quốc gia Trung Quốc (CNSA) trong khuôn khổ Hội nghị Du hành vũ trụ Quốc tế lần thứ 74 tại Baku, Azerbaijan ngày 2/10 bày tỏ rằng Bắc Kinh hoan nghênh các nước và tổ chức quốc tế cùng tham gia sứ mệnh Chang’e-8 (Hằng Nga 8). CNSA đồng thời mong muốn có thể cùng thực hiện các dự án “cấp sứ mệnh”.

Theo thông tin chi tiết công bố trên trang web của CNSA, dự án ở cấp sứ mệnh đồng nghĩa với Trung Quốc và các đối tác quốc tế có thể phóng và vận hành tàu vũ trụ, tiến hành “tương tác” giữa tàu vũ trụ với tàu vũ trụ và cùng nhau khám phá bề mặt Mặt Trăng. CNSA còn bổ sung rằng các đối tác quốc tế cũng được hoan nghênh tham gia sứ mệnh Hằng Nga-8 và triển khai độc lập các module của riêng họ sau khi tàu vũ trụ Trung Quốc hạ cánh.

Các bên quan tâm cần gửi thư bày tỏ ý định cho CNSA trước ngày 31/12. Việc lựa chọn đề xuất cuối cùng sẽ diễn ra vào tháng 9/2024. Sứ mệnh Hằng Nga-8 sẽ tiếp nối Hằng Nga-7 vào năm 2026, cũng nhằm mục đích tìm kiếm tài nguyên trên cực Nam của Mặt Trăng. Hai sứ mệnh này sẽ đặt nền móng cho việc xây dựng Trạm nghiên cứu Mặt Trăng Quốc tế (ILRS) do Bắc Kinh dẫn đầu vào những năm 2030.

Trung Quốc đã đưa tàu thăm dò không người lái lên Mặt Trăng trong sứ mệnh Hằng Nga-5 vào năm 2020. Nước này còn có kế hoạch phóng tàu thăm dò Hằng Nga-6 tới phần bị che khuất của Mặt Trăng vào nửa đầu năm 2024 để lấy mẫu đất. Trung Quốc đặt mục tiêu đưa phi hành gia lên Mặt Trăng vào năm 2030.

Video đang HOT

Trung Quốc mời gọi các nước hợp tác trong sứ mệnh Mặt Trăng mới - Hình 2
Tên lửa Artemis 1 tại bệ phóng 39B ở Trung tâm Vũ trụ Kennedy, bang Florida, Mỹ ngày 3/9/2022. Ảnh: AFP/TTXVN

Lộ trình này của Trung Quốc trùng hợp với chương trình Artemis của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA). Artemis hướng tới mục tiêu đưa các phi hành gia Mỹ quay trở lại về mặt Mặt Trăng vào tháng 12/2025. Dự kiến khi đó, sứ mệnh Artemis 3 sẽ đưa hai phi hành gia Mỹ hạ cánh xuống cực Nam của Mặt Trăng. NASA còn lên kế hoạch cho sứ mệnh Artemis 4 và 5 lần lượt cho 2027 và 2029. Lần gần đây nhất con người đặt chân lên Mặt Trăng là vào năm 1972 trong chương trình Apollo của Mỹ.

Luật pháp Mỹ cấm NASA hợp tác với Trung Quốc, dù trực tiếp hoặc gián tiếp. Tính đến 29/9, có 29 quốc gia – bao gồm Ấn Độ vốn đưa tàu thăm đến dò gần cực Nam của Mặt Trăng vào tháng 8 – đã ký Hiệp ước Artemis. NASA và Bộ Ngoại giao Mỹ soạn thảo hiệp ước này nhằm thiết lập các chuẩn mực ứng xử trong không gian và trên bề mặt Mặt Trăng. Trung Quốc và Nga không tham gia vào hiệp ước.

Chinh phục Mặt Trăng giá rẻ kiểu Ấn Độ

Từ những năm 1960 khi con người khám phá không gian, các sứ mệnh lên Mặt Trăng đã thu hút được sự chú ý đáng kể trên toàn cầu.

Việc tàu vũ trụ Chandrayaan-3 của Ấn Độ lần đầu tiên hạ cánh xuống cực Nam của Mặt Trăng ngày 23/8 vừa mang tính lịch sử, vừa thân thiện với ngân sách và thêm một lần nữa khẳng định vị trí của New Delhi trong bản đồ nghiên cứu vũ trụ.

Cường quốc không gian có chi phí rẻ

Ấn Độ đã trở thành nước thứ tư trên thế giới chinh phục Mặt Trăng (sau Liên Xô (cũ), Trung Quốc, Mỹ) và là quốc gia đầu tiên đặt chân tới cực Nam của Mặt Trăng. Theo đ.ánh giá của các chuyên gia, ngoài lợi ích về mặt khoa học, Ấn Độ còn nhận được sự chú ý đáng kể khi đồng hành cùng các sứ mệnh không gian nổi tiếng với chi phí thấp hơn nhiều so với các quốc gia khác. Các con số thống kê cho thấy, sứ mệnh lên Mặt Trăng của Ấn Độ chỉ tiêu tốn khoảng 74 triệu USD, tức chưa bằng so với chi phí của tàu đổ bộ Luna 25 của Nga thất bại khi tiếp cận cực Nam Mặt Trăng (khoảng 200 triệu USD) và bằng 1/6 ngân sách ước tính cho tàu thám hiểu VIPER của NASA chinh phục cực Nam Mặt Trăng (434 triệu USD). Chưa hết, tàu vũ trụ Chandrayaan-3 cũng được cho là rẻ hơn so với các bộ phim bom tấn không gian của Hollywood như "Gravity" (100 triệu USD), "The Martian" (108 triệu USD) và "Liên vì sao" (165 triệu USD).

Chinh phục Mặt Trăng giá rẻ kiểu Ấn Độ - Hình 1
Ấn Độ đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới đổ bộ tới cực Nam của Mặt Trăng.

Tờ New York Times đưa tin, khi được hỏi làm thế nào mà giữ chi phí ở mức thấp như vậy, S. Somanath, Giám đốc Tổ chức nghiên cứu vũ trụ Ấn Độ (ISRO) cười nói với các phóng viên: "Tôi sẽ không tiết lộ những bí mật như vậy. Chúng tôi không muốn những quốc gia khác lại có lợi thế về mặt chi phí như chúng tôi". Tuy nhiên, mức giá thấp, có thể được giải thích một phần bởi quy mô và phạm vi nhỏ của sứ mệnh, cũng như thực tế rằng, đó là sự làm lại của một chuyến thám hiểm trước đó.

Với trọng lượng chỉ 1.752 kg, Chandrayaan-3 có thể có chi phí phóng tương đối rẻ. Robert Braun, người đứng đầu bộ phận thám hiểm không gian tại Phòng thí nghiệm Vật lý ứng dụng Johns Hopkins phân tích: "Tàu đổ bộ nhỏ có nghĩa là phương tiện phóng nhỏ hơn, linh kiện nhỏ hơn, ít vật liệu hơn. Nếu phạm vi nhiệm vụ nhỏ thì chi phí có thể sẽ nhỏ. Đó là bài học mà ISRO đã học từ năm 2014 khi Ấn Độ trở thành quốc gia đầu tiên đưa thành công tàu vũ trụ vào quỹ đạo Sao Hỏa trong lần thử đầu tiên".

Thời điểm đó, hãng Wired đưa tin, bằng cách giữ trọng tải nhẹ, điều chỉnh các công nghệ đã sử dụng trước đây và chi phí nhân công rẻ, ISRO đã cố gắng duy trì chi phí cho sứ mệnh sao Hỏa ở mức 70 triệu USD. Điều này khác biệt rõ rệt so với cách tàu thăm dò không người lái MAVEN của NASA vận hành lên quỹ đạo Sao Hỏa (Sứ mệnh MAVEN tiêu tốn của NASA 582,5 triệu USD).

Nhưng tàu Chandrayaan-3 thực sự nặng hơn tàu Luna 25 của Nga (nặng khoảng 1.237 kg vào thời điểm nó chạm tới quỹ đạo Mặt Trăng). "Đây là nơi mà chiến lược khác của Ấn Độ có thể áp dụng để vượt Nga. Bắt đầu từ việc nhỏ và xây dựng từng bước, lên tới Mặt Trăng và hơn thế nữa", Business Insider bình luận.

Hé lộ bí mật cực Nam Mặt Trăng

Chiến lược chinh phục Mặt Trăng của Ấn Độ bắt đầu năm 2008 với Chandrayaan-1, đưa một tàu vũ trụ vào quỹ đạo Mặt Trăng và thả một tàu thăm dò tác động mạnh để cố tình đ.âm vào bề mặt Mặt Trăng. Chandrayaan-1 đã thực hiện hơn 3.400 vòng quỹ đạo quanh Mặt Trăng và xác nhận sự hiện diện của băng nước trên thiên thể này. Sứ mệnh kết thúc vào tháng 8/2009 khi ISRO mất liên lạc với Chandrayaan-1. Đây là một nhiệm vụ dễ dàng hơn và rẻ hơn nhiều để chuẩn bị cho những bước tiếp theo như một cuộc hạ cánh mềm với một chiếc xe tự hành nhỏ.

11 năm sau, ISRO mới khởi động lại sứ mệnh Mặt Trăng với mục tiên tiến vào cực Nam bằng tàu Chandrayaan-2. Sứ mệnh được kỳ vọng rất cao này bao gồm một tàu quỹ đạo, tàu đổ bộ và tàu thăm dò, đã không thành công khi tàu đổ bộ rơi xuống và va chạm với bề mặt Mặt Trăng. Robert Braun nói: "Tôi nghĩ cách tiếp cận gia tăng thực sự là một cách tuyệt vời để theo đuổi hoạt động khám phá không gian. Từng bước một, họ sẽ thành công. NASA cũng đã thực hiện cách tiếp cận tương tự với Sao Hỏa và hoạt động rất tốt".

Còn lần này, sau hơn 1 tuần thám hiểm ở cực Nam Mặt Trăng, tàu đổ bộ Vikram đã ghi lại toàn bộ quá trình hạ cánh của tàu Chandrayaan-3. Những bức ảnh được gửi về hồi đầu tháng 9 cho thấy tàu đổ bộ mẹ Chandrayaan-3 đứng sừng sững ở vùng cực Nam hoang vắng của Mặt Trăng. Trong video dài 2 phút được ISRO chia sẻ trên mạng xã hội X, bề mặt Mặt Trăng hiện lên gồ ghề với nhiều hố trũng nằm rải rác. ISRO cho biết, tàu đổ bộ Vikram đã bật 3 trong số 4 công cụ khoa học mang theo trong đó có máy dò nhiệt có khả năng đ.âm sâu vào đất của Mặt Trăng khoảng 10cm và ghi nhận nhiệt độ của đất đá ở Mặt Trăng cùng các đặc điểm khác... Quá trình nghiên cứu, khám phá bề mặt của Mặt Trăng, tàu đổ bộ Vikram đã tìm thấy lưu huỳnh trong đất. Tàu đổ bộ Vikram cũng trang bị một bộ phản xạ ngược, dự kiến vẫn phát huy tác dụng rất lâu sau khi trạm đổ bộ này ngừng hoạt động.

Trong khi đó, robot tự hành 6 bánh Pragyan đã phát hiện các dấu hiệu khác của nhôm, canxi, sắt, crom, titan, mangan, silicon và ôxy. Máy quang phổ phát xạ laser (LIBS) và máy quang phổ tia X hạt Alpha (APXS) để nghiên cứu đất đá Mặt Trăng. Hai thiết bị này đã thực hiện các phép đo kỹ thuật phân tích đất bằng cách làm bay hơi đất bằng các xung laser cường độ cao. Quá trình này tạo ra một plasma nóng, sau đó có thể nghiên cứu ánh sáng của nó. Mỗi thành phần hóa học có bước sóng ánh sáng đặc trưng khi ở trạng thái plasma, cho phép các nhà khoa học xác định vật liệu.

Chinh phục Mặt Trăng giá rẻ kiểu Ấn Độ - Hình 2
Robot tự hành 6 bánh Pragyan đã tránh được một miệng núi lửa.

Hiện Ấn Độ đang tập trung vào việc tìm kiếm hydro ở cực Nam Mặt Trăng bởi các nghiên cứu trước đây về quỹ đạo đã chỉ ra rằng, băng bị chôn vùi trong các miệng hố bị che khuất vĩnh viễn ở đó. Việc Ấn Độ chọn cực nam Mặt trăng để hạ cánh cũng có ý đồ là muốn khám phá xem có nước đóng trên Mặt Trăng hay không. Bởi lẽ, băng nước trong khu vực có thể cung cấp nhiên liệu, oxy và nước uống cho các sứ mệnh trong tương lai. Việc không phải vận chuyển những mặt hàng chủ lực này từ Trái Đất lên Mặt Trăng có thể mở ra một kỷ nguyên mới trong việc khám phá sâu hơn về không gian.

Những nỗ lực chinh phục mới

Sau khi tiến vào được cực Nam của Mặt Trăng, Ấn Độ dự kiến thực hiện rất nhiều chương trình thám hiểm khác, có quy mô lớn hơn và khó khăn hơn. Cụ thể, nước này đã khởi động sứ mệnh trong chương trình không gian đầy tham vọng bằng chuyến đi đến trung tâm hệ Mặt Trời. Vào 11h50 ngày 1/9 giờ địa phương, tàu thăm dò Aditya-L1 - có nghĩa là "Mặt Trời" trong tiếng Hindi, đã được phóng từ Trung tâm Vũ trụ Satish Dhawan ở Sriharikota và được truyền hình trực tiếp. "Vụ phóng đã thành công, mọi thứ đều bình thường", một quan chức của ISRO từ trung tâm điều khiển sứ mệnh thông báo khi tàu vũ trụ tiến về phía trên của bầu khí quyển. Tàu Aditya-L1 mang theo các công cụ khoa học để quan sát các lớp bên ngoài của Mặt Trời trong hành trình kéo dài bốn tháng.

Mỹ và Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) đã gửi nhiều tàu thăm dò tới trung tâm hệ Mặt Trời, bắt đầu từ Chương trình Tiên phong của NASA vào những năm 1960, nhưng đây là chương trình đầu tiên của Ấn Độ. Cả Nhật Bản và Trung Quốc trước đây đều đã phóng các sứ mệnh quan sát Mặt Trời của riêng mình vào quỹ đạo Trái Đất, nhưng nếu thành công, Aditya-L1 sẽ là tàu thăm đầu tiên được một quốc gia châu Á đưa vào quỹ đạo quanh Mặt Trời. Tàu thăm dò Aditya-L1 sẽ nghiên cứu sự phóng khối lượng của vành nhật hoa, một hiện tượng định kỳ chứng kiến sự phóng điện plasma và năng lượng từ trường khổng lồ từ bầu khí quyển của Mặt Trời. Con tàu này đang du hành trên tên lửa PSLV XL nặng 320 tấn do ISRO thiết kế, vốn là trụ cột của Chương trình Không gian Ấn Độ, cung cấp năng lượng cho các vụ phóng trước đó lên Mặt Trăng và sao Hỏa.

Ấn Độ đã trở thành quốc gia châu Á đầu tiên đưa tàu vũ trụ vào quỹ đạo quanh Sao Hỏa vào năm 2014 và dự kiến sẽ khởi động một sứ mệnh có phi hành đoàn kéo dài ba ngày vào quỹ đạo Trái Đất vào năm 2024. Đồng thời, ISRO còn có kế hoạch thực hiện một sứ mệnh chung với Nhật Bản để gửi một tàu thăm dò khác lên Mặt Trăng vào năm 2025 và một sứ mệnh bay vào quỹ đạo tới Sao Kim trong vòng hai năm tới.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Gia đình giàu nhất Vương quốc Anh lĩnh án tù vì đối xử với người giúp việc tệ hơn cả súc vật
10:24:04 22/06/2024
Tổng thư ký NATO ra tuyên bố bất ngờ về vũ khí hạt nhân
09:30:01 22/06/2024
NATO "rục rịch" triển khai vũ khí hạt nhân, Nga phản ứng mạnh
09:16:05 22/06/2024
Phát hiện 8 người c.hết ngạt trong xe tải đông lạnh Trung Quốc
09:35:41 22/06/2024
Politico: Tất cả thành viên NATO nhất trí ông Mark Rutte làm Tổng thư ký tiếp theo
16:45:31 21/06/2024
Hezbollah cảnh báo tập kích phi quy tắc toàn lãnh thổ Israel
21:18:00 22/06/2024
Những thách thức đang chờ đợi Tổng thư ký tiếp theo của NATO
19:46:10 21/06/2024
Khám phá Siquijor - Hòn đảo phép thuật ở Philippines
16:59:45 21/06/2024

Tin đang nóng

Diện mạo hiện tại của Hồ Văn Cường thế nào?
06:38:37 23/06/2024
Đây là lý do Lâm Canh Tân được làm chồng Lưu Diệc Phi ở Câu Chuyện Hoa Hồng, netizen nghe xong không dám cãi nửa lời
06:15:59 23/06/2024
"Người một nhà": Bộ phim "chữa lành" chiếm trọn tình cảm của khán giả
06:28:14 23/06/2024
"Anh đi triệt sản rồi thì làm sao tôi có bầu?", câu hét của chị gái khiến tôi lặng người còn anh rể sừng sộ
08:26:47 23/06/2024
Lúc bệnh nặng, mẹ kế gọi điện bảo tôi về và giao một chiếc hộp có 30 cây vàng, lý do thật sự khiến tôi ngã quỵ
07:41:11 23/06/2024
Sau thị phi mặc đồ ngủ ra sân cùng chồng chủ tịch, Đỗ Mỹ Linh lại vướng tranh cãi khi mặc áo thêu rỗng
07:48:47 23/06/2024
Bộ phim kịch tính nghẹt thở xứng đáng nổi tiếng hơn, nữ chính là "quốc bảo nhan sắc" diễn hay xuất thần
06:16:42 23/06/2024
Karik và Thai VG lần đầu bắt tay làm nhạc
08:15:44 23/06/2024

Tin mới nhất

Nga tố Mỹ triển khai 3 UAV MQ-9 tiếp cận nguy hiểm Su-35

09:25:05 23/06/2024
Quân đội Nga cáo buộc 3 máy bay không người lái (UAV) MQ-9 Reaper của Mỹ tiếp cận nguy hiểm tiêm kích Su-35 của Nga ở Syria, nhưng chưa va chạm.

Quốc gia chuẩn bị đón năm mới... 2017

09:04:56 23/06/2024
Lịch của Ethiopia được cho có từ hơn 1.500 năm trước. Nó dựa trên hệ Mặt Trời-Mặt Trăng, dài 13 tháng, trong đó 12 tháng kéo dài 30 ngày. Tháng cuối cùng chỉ có năm ngày, hoặc sáu ngày trong năm nhuận.

Mỹ trấn an Israel trong trường hợp nổ ra chiến tranh toàn diện với Hezbollah

06:41:17 23/06/2024
Kể từ cuộc tấn công của Hamas vào Israel vào ngày 7/10/2023 khơi mào xung đột nổ ra tại Gaza, các hành động tấn công của Hezbollah nhằm vào Israel vẫn tiếp tục và leo thang trong những tuần gần đây.

Nhật Bản: Máy bay chở 47 hành khách phải hạ cánh khẩn cấp do cháy động cơ

06:38:28 23/06/2024
Japan Airlines đã chuyển hành khách sang 2 chuyến bay khác để tiếp tục hành trình. Chiếc máy bay vẫn đậu tại sân bay Aomori để phục vụ điều tra về nguyên nhân sự cố động cơ.

Tuyến đường sắt giúp Iran thoát khỏi sự cô lập trong thương mại toàn cầu

06:34:05 23/06/2024
Vị chuyên gia đ.ánh giá các nước có thể coi dự án Rasht-Caspian như một tuyến đường vận chuyển quốc tế và có thể được một số quốc gia như Trung Quốc và Ấn Độ quan tâm.

Số người t.ử v.ong trong vụ ngộ độc rượu tại Ấn Độ tiếp tục tăng

06:30:52 23/06/2024
Ngộ độc rượu tự chế dẫn tới t.ử v.ong thường xuyên xảy ra ở Ấn Độ. Chính quyền bang Tamil Nadu cho biết đang xác định những người liên quan đến sản xuất metanol, một loại hóa chất độc hại thường được sử dụng trong công nghiệp.

Hạ viện Séc ủng hộ bỏ phiếu qua đường bưu điện

06:24:51 23/06/2024
Dự luật sửa đổi nhận được sự ủng hộ của 92/168 hạ nghị sĩ có mặt, trong khi có 75 hạ nghị sĩ của ANO và SPD bỏ phiếu chống, 1 nghị sĩ ANO bỏ phiếu trắng. Phiên bỏ phiếu được tiến hành sau các cuộc tranh luận kéo dài tới 96 giờ.

Đức và Trung Quốc đàm phán về thuế quan

06:19:51 23/06/2024
Trung Quốc đã phản đối đề xuất này, cảnh báo về nguy cơ xảy ra cuộc chiến thương mại khi các nhà sản xuất ô tô của nước này kêu gọi Bắc Kinh đ.ánh thuế nhập khẩu đối với xe động cơ đốt trong của EU.

Nga phản ứng trước việc Mỹ đóng cửa hai văn phòng trung tâm thị thực của Nga

05:58:04 23/06/2024
Đại sứ Antonov nhấn mạnh động thái của Washington tạo ra gánh nặng lớn hơn nữa cho Moskva bởi thực tế là các văn phòng lãnh sự quán Nga ở Houston và New York đã bị hạn chế về số nhân viên ngoại giao Nga.

Trực thăng Ka-29 của Nga rơi ở Biển Đen nghi bị đồng đội b.ắn nhầm

20:44:38 22/06/2024
Một chiếc trực thăng Ka-29 của Nga được cho bị rơi ở Biển Đen, trong lúc Ukraine triển khai tấn công kết hợp bằng máy bay không người lái (UAV) và xuồng không người lái (USV).

10 ưu tiên của nước Nga

20:29:27 22/06/2024
Để đạt được mục tiêu này, ngân sách của Quỹ Phát triển công nghiệp và khối lượng cho vay của ngân hàng đối với các dự án chủ quyền công nghệ sẽ tăng gần gấp đôi.

Tổng thống Pháp lên tiếng về quyết định bầu cử sớm

18:50:28 22/06/2024
Phát biểu trong chuyến thăm vùng Tây Brittany hôm 18/6 (giờ địa phương), Tổng thống Pháp Emmanuel Macron bảo vệ quyết định tổ chức bầu cử sớm, nhấn mạnh nếu không giải tán quốc hội, mọi chuyện sẽ trở nên hỗn loạn.

Có thể bạn quan tâm

5 em nhỏ Điện Biên đi bộ hơn 20km để bắt xe về quê

Tin nổi bật

09:13:37 23/06/2024
5 em nhỏ quê Điện Biên xuống Hà Nội làm việc nhưng không lấy được t.iền phải đi bộ từ thị trấn Đông Anh qua bến xe Mỹ Đình để bắt xe về quê.

Nóng: Công an truy tìm đối tượng liên quan vụ việc nghiêm trọng ở huyện Đông Anh, Hà Nội

Pháp luật

09:06:28 23/06/2024
Ngày 22/6, Công an xã Vân Hà, huyện Đông Anh (Hà Nội) vừa phát đi thông báo cần tìm công dân có liên quan đến vụ việc trên địa bàn.

Jennie (BlackPink) xuất hiện bên ca sĩ tai tiếng Trần Quán Hy

Nhạc quốc tế

09:00:59 23/06/2024
Ca sĩ Jennie (BlackPink) chia sẻ ảnh tạo dáng nhí nhố bên tài tử Trần Quán Hy. Mối quan hệ giữa hai ngôi sao khiến nhiều người tò mò.

Hai cô em chồng khóc như mưa trong ngày luật sư đến công bố di chúc của mẹ: Cuộc phân chia không ai biết và cũng không ai ngờ tới

Góc tâm tình

08:56:00 23/06/2024
Hai cô em chồng được mẹ bênh nên coi thường tôi ra mặt, nhưng sau khi nghe tiết lộ của luật sư thì bỗng khóc như mưa. Vợ chồng tôi cưới nhau đã 7 năm, có một cậu con trai gần 5 t.uổi.

Tử vi 12 cung hoàng đạo hôm nay 23/6: Bạch Dương trăn trở, Song Ngư thoải mái

Trắc nghiệm

08:55:17 23/06/2024
Tử vi 12 cung hoàng đạo hôm nay 23/6 sẽ có những điều bất ngờ gì? Khám phá tử vi vui tiết lộ cuộc sống, sự nghiệp và tình yêu của 12 chòm sao hôm nay.

Đứng bét lại còn bị chê nhảy xấu nhất nhóm, Anh Tú Atus chả có gì ngoài đẹp mã?

Tv show

08:46:45 23/06/2024
Khi tập luyện cùng biên đạo, Anh Tú Atus bộc lộ khuyết điểm vũ đạo. Nam diễn viên thường quên bài, chậm động tác so với các thành viên khác.

Sao nam Vbiz lộ chuyện bí mật ly hôn chỉ vì một bức ảnh dậy sóng MXH

Sao việt

08:39:05 23/06/2024
Thời điểm hình ảnh trong đám cưới được chia sẻ rầm rộ, Long Đẹp Trai bị bao vây bởi lời xì xầm đến từ cộng đồng mạng.

Thu Hà Ceri: Hot girl người Tày đóng phim trăm tỷ, sắc vóc gợi cảm khó tin

Người đẹp

08:37:45 23/06/2024
Gần đây, Thu Hà Ceri có màn lột xác gây chú ý trong các phim điện ảnh. Ngoài đời, cô sở hữu vẻ đẹp trẻ trung và cá tính, được nhận xét giống hot girl Hàn Quốc.

Ý tưởng lưu trữ, kiểm soát sự bừa bộn của gia đình có t.rẻ e.m

Sáng tạo

08:07:19 23/06/2024
Ở độ t.uổi nghịch ngợm và ham khám phá những điều mới mẻ, thật không tránh khỏi việc trẻ luôn bày bừa lộn xộn, không có tổ chức ở khắp mọi nơi trong nhà.

Mẹ 2 con xứ Hàn chăm da "đỉnh của đỉnh": Trẻ đến nỗi U35 mà bị nhầm là n.ữ s.inh

Làm đẹp

08:02:42 23/06/2024
Hong Young Gi là hot girl sinh năm 1992 người Hàn Quốc. Cô nàng gây ấn tượng bởi gu thời trang biến hóa đa dạng, đặc biệt là visual trẻ trung hơn hẳn t.uổi thật, thậm chí nhiều người còn vui đùa rằng trông bà mẹ 2 con vẫn như n.ữ s.inh cấp...

Tùng Dương: Từng xin hát nhưng không ai nhận vì chỉ thuộc nhạc 'các cụ'

Nhạc việt

08:02:33 23/06/2024
Tùng Dương thừa nhận từng cực đoan khi chỉ thuộc nhạc các cụ . Đó là lý do anh từng đi xin hát không ai nhận. Hiện tại, anh muốn thay đổi tư duy âm nhạc để mới hơn, trẻ hơn và gần với khán giả hơn.