Sôi động cuộc đua chinh phục Mặt Trăng
Tiến bộ công nghệ và những hiểu biết mới về tiềm năng của Mặt Trăng khiến cuộc đua chinh phục thiên thể này sôi động hơn bao giờ hết.
Vào ngày 16-8, tàu thăm dò Luna-25 được đưa thành công vào quỹ đạo Mặt Trăng. Tuy nhiên, đến ngày 20-8, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Nga ( Roscosmos) cho biết tàu Luna-25 “không còn tồn tại sau một vụ va chạm với bề mặt Mặt Trăng”.
“Các biện pháp được thực hiện vào ngày 19 và 20-8 để xác định vị trí của Luna-25 và việc liên lạc với tàu này đã không thành công” – Roscosmos thông báo.
Tàu đổ bộ Luna-25 được phóng đi vào ngày 11-8. Ảnh: AFP
Thất bại của Luna-25 khiến dư luận chú ý hơn đến cuộc đua chinh phục Mặt Trăng. Trong cuộc đua này, ngoài các cường quốc công nghệ vũ trụ còn có sự tham gia của các cường quốc mới nổi và công ty tư nhân.
Các nước chạy đua chinh phục Mặt Trăng
Tàu thăm dò Luna-25 được phóng vào ngày 11-8. Đây là dự án chinh phục Mặt Trăng đầu tiên của Nga trong gần 50 năm. Theo kế hoạch ban đầu, Luna-25 sẽ hạ cánh tại cực nam Mặt Trăng trong ngày 21-8 và sẽ lưu lại đây trong vòng 1 năm để thu thập và phân tích các mẫu đất.
Theo tờ The Moscow Times, dù kế hoạch Luna-25 đã không thành công như mong muốn nhưng Nga vẫn giữ quyết tâm khám phá thiên thể này.
Ngày 21-8, trong một cuộc trả lời phỏng vấn trên truyền hình, ông Yuri Borisov – người đứng đầu Roscosmos – xác nhận Nga sẽ vẫn tiếp tục tham gia cuộc đua chinh phục Mặt Trăng.
“Trong mọi trường hợp, chương trình chinh phục Mặt Trăng không nên bị gián đoạn. Nếu chấp nhận dừng lại, đó sẽ là quyết định tồi tệ nhất” – ông Borisov nói.
Theo ông Borisov, việc gián đoạn các chương trình chinh phục Mặt Trăng trong 50 năm qua là nguyên nhân chính dẫn đến thất bại của tàu thăm dò Luna-25. Ông Borisov cho rằng “kinh nghiệm vô giá mà những người tiền nhiệm của chúng tôi tích lũy được trong những năm 1960 và 1970 đã bị mất đi”.
Mỹ – cường quốc đi đầu trong các dự án vũ trụ – cũng đặt ra tham vọng chinh phục Mặt Trăng. Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) có kế hoạch thám hiểm không gian Artemis 3 với mục tiêu đưa con người lên Mặt Trăng vào năm 2025.
Video đang HOT
Ngoài Artemis 3, NASA cũng vạch ra một loạt kế hoạch có độ phức tạp rất cao nhằm xây dựng các căn cứ và lắp đặt các thiết bị trên Mặt Trăng. Hồi tháng 3, NASA đã ký thỏa thuận với hãng di động Nokia của Phần Lan để thiết lập mạng 4G trên Mặt Trăng.
Trước đó, vào năm 2022, kế hoạch thám hiểm không gian Artemis 1 đã đưa một tàu vũ trụ không người lái bay quanh Mặt trăng. Kế hoạch thám hiểm không gian Artemis 2 dự kiến được tiến hành vào tháng 11-2024 và sẽ đưa một tàu vũ trụ có người lái bay quanh Mặt Trăng.
Hình ảnh mặt trăng được tàu không gian Chandrayaan-3 của Ấn Độ chụp hôm 5-8. Ảnh: REUTERS
Tại châu Á, Trung Quốc (TQ) đang đầu tư mạnh trong các dự án chinh phục vũ trụ, trong đó có các dự án liên quan Mặt Trăng. Theo đài CGTN, TQ đang xây dựng kế hoạch đưa người lên Mặt Trăng vào năm 2030 và sẽ xây dựng căn cứ tại đây.
Trước đó, tàu thăm dò không người lái Thường Nga 4 của TQ đã hạ cánh xuống Mặt Trăng vào năm 2019.
Các tiến bộ công nghệ gần đây đã giảm chi phí cho các kế hoạch chinh phục không gian và mở đường cho nhiều nước khác tham gia cuộc đua chinh phục “chị Hằng”.
Theo đó, tàu thám hiểm không gian Chandrayaan-3 của Ấn Độ được phóng vào ngày 14-7 và đã đi vào quỹ đạo Mặt Trăng vào đầu tháng 8. Chandrayaan-3 dự kiến đáp xuống Mặt Trăng trong cuối tháng 8.
Ngoài ra, tổ chức phi lợi nhuận SpaceIL của Israel đã phóng tàu đổ bộ mặt trăng Beresheet vào năm 2019 nhưng không thành công. Vào tháng 4, công ty ispace của Nhật đã phóng tàu đổ bộ hướng đến Mặt Trăng. Tuy nhiên, tàu này đã gặp trục trặc trong quá trình đáp xuống Mặt Trăng.
Cực nam Mặt Trăng trở thành tâm điểm
Ngay từ những năm 1960, các nhà khoa học đã suy đoán rằng nước có thể tồn tại trên Mặt Trăng. Năm 2009, tàu thăm dò Chandrayaan-1 của Ấn Độ đã phát hiện nước trên bề mặt cực nam Mặt Trăng.
Theo hãng tin Reuters, các nhà khoa học rất quan tâm đến việc nghiên cứu nước trên Mặt Trăng vì điều này giúp họ có thêm hiểu biết về các núi lửa và những loại vật chất trên thiên thể này.
Một lượng lớn nước trên Mặt Trăng được cho tồn tại dưới dạng băng đá. Theo các nhà khoa học, lượng nước này có thể là nguồn nước uống cho hoạt động thám hiểm Mặt Trăng và giúp làm mát các thiết bị.
Ngoài ra, lượng nước này có thể được phân tách để sản xuất hydro làm nhiên liệu và oxy để thở. Theo NASA, nếu biết cách khai thác, nước tại Mặt Trăng có thể làm nhiên liệu dùng cho tên lửa đẩy tàu vũ trụ phục vụ kế hoạch khám phá các hành tinh trong hệ Mặt Trời.
Theo tờ The Wall Street Journal, sự quan trọng của tài nguyên nước trên Mặt Trăng đã thúc đẩy các nước và các công ty tư nhân phóng nhiều tàu thăm dò đến cực nam của thiên thể này.
Luna-25 được xem là dự án đầu tiên đặt mục tiêu hạ cánh tại cực nam Mặt Trăng. Tàu thăm dò Chandrayaan-3 cũng hướng đến vị trí này và dự kiến cho một xe tự hành chạy trên bề mặt của Mặt Trăng để thực hành các thí nghiệm.
Mỹ cũng có kế hoạch triển khai tàu thám hiểm tới khu vực cực nam của Mặt Trăng. Một phần của kế hoạch này sẽ được NASA thuê các công ty tư nhân thực hiện.
Công ty Astrobotic Technology có trụ sở tại bang Pennsylvania là một trong những công ty được NASA thuê. Công ty này đang lên kế hoạch đưa một tàu thám hiểm đến cực nam của Mặt Trăng trong năm 2024 và sẽ đo đạc về tài nguyên nước tại đây.
Trong các kế hoạch thám hiểm Mặt Trăng của TQ, nước này cũng đặt mục tiêu đưa tàu đến cực nam của thiên thể.
Tàu thăm dò Thường Nga 4 của Trung Quốc. Ảnh: CLEP
Theo The Wall Street Journal, các nước đầu tư rất nhiều cho các dự án chinh phục Mặt Trăng nhưng thực hiện nó không phải là việc dễ dàng. Điều này được cho là do bầu khí quyển mỏng của Mặt Trăng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hạ cánh của các tàu vũ trụ.
Tuy nhiên, việc đáp xuống cực nam của Mặt Trăng còn khó hơn gấp nhiều lần.
Theo đó, cực nam của Mặt Trăng ít tiếp nhận ánh sáng từ Mặt Trời nên sẽ lạnh hơn và tối hơn những nơi khác trên bề mặt Mặt Trăng. Hơn nữa, ở cực nam Mặt Trăng, ánh sáng Mặt Trời tạo ra những cái bóng lớn, khiến việc nhận diện đặc điểm trên bề mặt trở nên khó khăn hơn.
Sứ mệnh chinh phục mặt trăng Luna-25 của Nga thất bại
TASS dẫn thông báo của Cơ quan vũ trụ Roscosmos (Nga) hôm 20/8 cho biết, tàu thăm dò Luna-25 đã bị mất kiểm soát và đâm vào mặt trăng, sau khi một sự cố xảy ra trong lúc tàu đi vào quỹ đạo để hạ cánh hôm 19/8.
Roscosmos thông tin, cơ quan này mất liên lạc với Luna-25 từ 14h57 hôm 19/8 (giờ địa phương). Cơ quan này đã nỗ lực thực hiện các biện pháp trong hai ngày 19 và 20/8 nhằm xác định vị trí và khôi phục liên lạc với tàu nhưng không thành công.
Theo Roscosmos, do sai lệch của các thông số xung lực thực tế so với thông số tính toán, tàu vũ trụ Luna-25 đã chuyển sang quỹ đạo lệch thiết kế và không còn tồn tại do va chạm với bề mặt mặt trăng. Như vậy, sứ mệnh chinh phục mặt trăng đầu tiên của Nga sau 47 năm đã không thành công.
Tàu đổ bộ Luna-25 đã mất kiểm soát và đâm vào mặt trăng. Ảnh: Reuters.
Hiện một ủy ban đặc biệt đã được thành lập bởi Rosmoscos để điều tra nguyên nhân dẫn đến vụ va chạm nói trên.
Được biết, rạng sáng 11/8, Nga đã phóng tàu thăm dò mặt trăng Luna-25 vào không gian, đánh dấu bước khởi động lại chương trình thăm dò mặt trăng của nước này sau gần 50 năm.
Sứ mệnh của Luna-25 là thử nghiệm các công nghệ hạ cánh mềm xuống vùng cực mặt trăng và tiến hành các nghiên cứu cấu trúc bên trong cũng như khám phá các nguồn tài nguyên, trong đó có nước. Nhiệm vụ khoa học của Luna-25 dự kiến kéo dài 1 năm.
Bức ảnh Luna-25 chụp bề mặt của mặt trăng hôm 17/8. Ảnh: Roscosmos.
Trước khi nhiệm vụ hạ cánh thất bại, Roscosmos cho biết tàu Luna-25 khi quay quanh mặt trăng đã thực hiện một số phiên đo lường bằng các thiết bị khoa học trên tàu và nhận được kết quả nghiên cứu đầu tiên.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, phần cứng khoa học, được phát triển tại Viện Nghiên cứu vũ trụ của Viện hàn lâm Khoa học Nga (IKI) đã được bật nhiều lần. Khi phân tích dữ liệu, các chuyên gia nhận thấy thiết bị PmL theo dõi bụi mặt trăng đã ghi nhận một sự kiện va chạm với thiên thạch. Thiên thạch rất có thể là Perseids mà Luna-25 đã vượt qua thành công trên đường tới mặt trăng.
Sau Luna-25, Nga có kế hoạch phóng tàu Luna-26 và Luna-27 lần lượt trong các năm 2024 và 2025. Tuy vậy, giới nghiên cứu nhận định, Roscomos có khả năng sẽ mất nhiều thời gian hơn dự tính để hoàn thiện công nghệ hạ cánh mềm.
Năm 1976, tàu thăm dò Luna-24 của Nga được phóng vào không gian. Sự kiện này đã đi vào lịch sử khám phá vũ trụ thế giới khi mẫu vật lấy từ mặt trăng thời điểm đó đã chứng minh sự hiện diện của nước trên vệ tinh tự nhiên duy nhất là trái đất.
Trong một diễn biến khác, dự kiến vào ngày 23/8, tàu vũ trụ Chandrayaan-3 của Ấn Độ cũng sẽ thực hiện nhiệm vụ hạ cánh lên cực nam mặt trăng
Nhộn nhịp sứ mệnh Mặt trăng Các cường quốc chinh phục không gian như Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản đang triển khai các sứ mệnh Mặt trăng của riêng mình. Minh họa/INT Các cường quốc chinh phục không gian như Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản đang triển khai các sứ mệnh Mặt trăng của riêng mình, trong đó Nga và Ấn Độ đang...