Cuộc đua chinh phục mặt trăng

Theo dõi VGT trên

Sau thành công mới đây của Ấn Độ, Nhật Bản hôm nay (27.8) dự kiến bắt đầu sứ mệnh Quang phổ và Hình ảnh Tia X (XRISM) có sự đồng hành của tàu đổ bộ thông minh khám phá mặt trăng.

Nhật Bản gia nhập đường đua

Nhiệm vụ không gian lần này nhằm mục đích quan sát tia X xuất phát từ không gian sâu và xác định bước sóng của chúng với độ chính xác chưa từng có, tạp chí Nature đưa tin. XRISM là sứ mệnh chung của Cơ quan Thám hiểm Hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) và Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), cùng với sự tham gia của Cơ quan Vũ trụ châu Âu và Cơ quan Vũ trụ Canada.

Cuộc đua chinh phục mặt trăng - Hình 1

Mô phỏng tàu SLIM hạ cánh trên bề mặt mặt trăng. Ảnh JAXA

Theo kế hoạch, sứ mệnh sẽ được triển khai trong khoảng 3 năm, và dự kiến cung cấp cho giới nghiên cứu cái nhìn sâu sắc về các hiện tượng vật lý thiên văn, từ cách các cụm thiên hà hình thành cho đến quá trình các lỗ đen tạo ra các tia hạt năng lượng cao. Ông Makoto Tashiro, nhà thiên văn học tia X tại Đại học Saitama (Nhật Bản), người dẫn đầu XRISM, cho biết hành trình này sẽ “rất thú vị” đối với các nhà thiên văn học tia X.

Theo đài CNN, tia X được giải phóng ra từ một số vật thể và sự kiện giàu năng lượng nhất trong vũ trụ, yếu tố thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học. Vật chất giữa các thiên hà cũng thường bị khuấy động bởi các tia vật chất được tạo ra từ các lỗ đen siêu lớn nằm ở trung tâm các thiên hà. Lập bản đồ các vòng xoáy này có thể giúp các nhà vật lý thiên văn hiểu được nguồn gốc bí ẩn của các tia và cách chúng ảnh hưởng đến sự tiến hóa của thiên hà. Ông Richard Kelley, nhà nghiên cứu chính của XRISM tại NASA, kỳ vọng sứ mệnh sẽ cung cấp thêm thông tin về những gì được phóng ra từ các lỗ đen siêu lớn ở trung tâm các thiên hà.

Đồng hành cùng XRISM trên chuyến đi lần này là tàu đổ bộ thông minh khám phá mặt trăng (SLIM). Cũng được vận chuyển bằng tên lửa H-IIA, SLIM được kỳ vọng sẽ chứng minh khả năng hạ cánh chính xác tại một địa điểm đã được chỉ định ở bề mặt mặt trăng. Nếu thành công, đây sẽ là lần đầu tiên sứ mệnh JAXA đáp xuống mặt trăng.

Tuy nhiên, không giống như các sứ mệnh đổ bộ gần đây, SLIM nhắm mục tiêu gần một miệng hố nhỏ tên là Shioli, nơi nó sẽ khám phá thành phần của đá, vốn có thể giúp các nhà khoa học giải mã nguồn gốc của mặt trăng. Đây cũng gần nơi tàu vũ trụ Apollo 11 hạ cánh xuống mặt trăng vào năm 1969. Theo kế hoạch, SLIM sẽ di chuyển trong quỹ đạo mặt trăng khoảng 3-4 tháng, quay quanh mặt trăng trong 1 tháng và bắt đầu hạ xuống, cố gắng đổ bộ nhẹ nhàng trong khoảng 4-6 tháng kể từ thời điểm được phóng.

Cuộc đua chinh phục mặt trăng - Hình 2

Người dân Ấn Độ theo dõi quá trình tàu vũ trụ Chandrayaan-3 hạ cánh trên mặt trăng ngày 23.8. Ảnh REUTERS

Ấn Độ viết nên lịch sử

Nếu thành công, Nhật Bản sẽ ghi tên mình vào danh sách những quốc gia thành công trong sứ mệnh chinh phục mặt trăng.

Cách đây vài ngày, vào 18 giờ 4 ngày 23.8 (theo giờ New Delhi), Tổ chức Nghiên cứu Không gian Ấn Độ (ISRO) vừa khiến thế giới bất ngờ khi sứ mệnh Chandrayaan-3 đã hạ cánh một cách có kiểm soát ở gần cực nam mặt trăng, khu vực mà con người vốn chưa hiểu rõ. Ngày 23.8 đã được Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi gọi là “ngày lịch sử” đối với lĩnh vực không gian nước này, theo tờ Hindustan Times.

Xe tự hành Ấn Độ bắt đầu khám phá mặt trăng sau cú đáp thành công lịch sử

Mỹ quay lại đường đua

Mỹ đang quay lại đường đua chinh phục mặt trăng. Người đứng đầu NASA Bill Nelson đầu tháng này cho biết Mỹ đang “trong cuộc chạy đua không gian với Trung Quốc”, với mong muốn các phi hành gia của họ quay trở lại mặt trăng trước bất kỳ ai khác, trang The Register đưa tin.

Theo đó, NASA đang lên kế hoạch cho nhiệm vụ Artemis II để nối lại những thành tựu của sứ mệnh Apollo cách đây nửa thế kỷ, và đặt nền móng cho các khám phá xa hơn trong hệ mặt trời. Artemis II dự kiến đưa 4 phi hành gia bay vòng quanh mặt trăng trong chuyến hành trình kéo dài 10 ngày vào tháng 11.2024.

Chandrayaan-3 mang theo tàu đổ bộ Vikram và xe tự hành Pragyan. Theo kế hoạch, chúng sẽ duy trì hoạt động ở cực nam mặt trăng trong 2 tuần, tiến hành một loạt thí nghiệm bao gồm phân tích quang phổ về thành phần khoáng chất của bề mặt khu vực này.

Người đứng đầu Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ (ISRO) S.Somanath cho biết tàu đổ bộ và tàu thám hiểm đang ở trong tình trạng tốt và “cả hai đều hoạt động rất tốt” nhưng các thí nghiệm vẫn chưa bắt đầu. Theo ông Somanath, có “nhiều vấn đề” trên bề mặt mặt trăng mà ISRO sẽ gặp phải, trong đó bụi và nhiệt độ mặt trăng có thể ảnh hưởng đến các bộ phận chuyển động.

Nhiệm vụ Luna-25 thất bại ảnh hưởng thế nào đến chương trình không gian Nga?

Đây là lần thứ hai ISRO đưa tàu thăm dò tiếp cận cực nam mặt trăng. Năm 2019, sứ mệnh Chandrayaan-2 với số tiền đầu tư lên đến 6,15 tỉ rupee (1,785 nghìn tỉ đồng) đã đưa được phi thuyền lên quỹ đạo nhưng không thể có được một cú “tiếp đất êm ái”, theo Reuters.

Cực nam mặt trăng được chú ý bởi nó có băng, yếu tố có thể trở thành nguồn nhiên liệu, ô xy và nước uống cho các sứ mệnh trong tương lai, song địa hình gồ ghề khiến việc hạ cánh trở nên khó khăn.

Cuộc đua chinh phục mặt trăng - Hình 3

Đồ họa: Phúc Hải

Trung Quốc, Nga quyết liệt tham gia

Trung Quốc cũng đang để mắt đến cực nam của mặt trăng sau lần đầu hạ cánh xuống vùng phía xa của mặt trăng và trả lại các mẫu vật trong những năm gần đây. Ngoài ra, theo tạp chí Space, giới khoa học Trung Quốc đã ghép lại hình ảnh của các lớp bên dưới bề mặt phía xa của mặt trăng bằng cách sử dụng dữ liệu từ tàu tự hành Thỏ Ngọc 2.

Kế thừa Liên Xô, Nga mới đây đưa tàu vũ trụ lên mặt trăng lần đầu tiên sau 47 năm. Tuy nhiên, ngày 19.8, cơ quan vũ trụ Nga Roscosmos thông báo tàu Luna 25 không còn tồn tại do va chạm với bề mặt mặt trăng trong lúc sắp hạ cánh xuống cực nam. Nga vẫn còn 2 sứ mệnh Mặt Trăng nữa là Luna 26 và Luna 27, song tình trạng vẫn chưa rõ ràng sau thất bại của Luna 25.

Chinh phục Mặt Trời - chương tiếp theo đầy tham vọng của chương trình không gian Ấn Độ

Cuộc đổ bộ thành công của tàu vũ trụ Chandrayaan-3 lên Mặt Trăng không phải là sự kết thúc mà là bước khởi đầu cho các sứ mệnh không gian của Ấn Độ.

Chinh phục Mặt Trời - chương tiếp theo đầy tham vọng của chương trình không gian Ấn Độ - Hình 1
Hình ảnh được phát trực tiếp gần một tháp đồng hồ ở Srinagar (Ấn Độ) cho thấy tàu Chandrayaan-3 hạ cánh thành công xuống cực Nam của Mặt Trăng, ngày 23/8. Ảnh: AFP/TTXVN

Nhắc lại lời của Thủ tướng Narendra Modi, Giám đốc Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ (ISRO) S. Somanath tuyên bố "kỷ nguyên vàng" của chương trình không gian của Ấn Độ chỉ mới bắt đầu.

Ông Somanath cho biết trọng tâm của cơ quan vũ trụ trong vài tháng qua là đảm bảo thành công của sứ mệnh Chandrayaan-3 (tiếng Phạn có nghĩa là tàu Mặt Trăng), nhưng ISRO cũng đang thực hiện các dự án lớn khác được lên kế hoạch cho những tháng tới.

Sau Chandrayaan-3, ISRO sẽ lập tức thực hiện dự án Aditya-L1 - sứ mệnh khoa học đầu tiên được Ấn Độ đưa vào không gian để nghiên cứu Mặt Trời. Sứ mệnh này ban đầu được đặt tên là Aditya-1 (Aditya trong tiếng Phạn có nghĩa là Mặt Trời), gồm một vệ tinh có khối lượng 400 kg mang theo một thiết bị tự hành VELC và dự kiến sẽ phóng lên quỹ đạo tầm thấp, cách Trái Đất 800 km.

Aditya L-1, sứ mệnh phức tạp nhất từ trước đến nay của ISRO, dự kiến sẽ được khởi động vào tuần đầu tiên của tháng 9 tới, có rất nhiều điểm độc đáo. Thứ nhất, lần đầu tiên Ấn Độ xây dựng một "đài quan sát không gian" để quan sát Mặt Trời liên tục, theo dõi quả cầu lửa 24/7.

Thứ hai, Ấn Độ chưa bao giờ phóng tàu vũ trụ lên một điểm Lagrange, nằm trong vùng quỹ đạo của 2 hoặc nhiều thiên thể có khối lượng lớn (như Mặt Trời và Trái Đất) chuyển động quanh nhau dưới tác dụng của lực hấp dẫn, mà ở đó một vật thể có khối lượng không đáng kể (như thiên thạch, vệ tinh nhân tạo, tàu vũ trụ) có thể nhận được lực hấp dẫn từ 2 thiên thể lớn để duy trì quỹ đạo ổn định, nói dễ hiểu là "đứng yên".

Việc đưa tàu vũ trụ đổ bộ một cách chính xác xuống một điểm trong không gian cách Trái Đất 1,5 triệu km (giữa Trái Đất và Mặt Trời), đòi hỏi kỹ năng điều khiển khéo léo để "lái" tàu vũ trụ đến vị trí xác định; và giữ nó ở đó thậm chí còn khó khăn hơn.

Có 5 điểm Lagrange trong hệ Mặt Trời-Trái Đất, được đặt tên theo nhà toán học và thiên văn học người Italy Joseph-Louis Lagrange. Aditya L-1, được lắp ráp và tích hợp tại Trung tâm vệ tinh Rao U R (URSC) ở Bengaluru, thủ phủ bang Karnataka, sẽ được bố trí tại Lagrange-1 (ký hiệu là L1).

Vệ tinh Aditya L-1 sẽ mất khoảng 109 ngày để đi đến quỹ đạo quầng sáng quanh điểm L1, cách Trái Đất 1,5 triệu km. Hai thiết bị chính trên tàu Aditya L-1 - SUIT và VELC - do các nhà khoa học Ấn Độ thiết kế và chế tạo.

Ngoài ra, VELC sẽ thực hiện "các phép đo quang phổ" để nghiên cứu từ trường của Mặt Trời - lần đầu tiên do một quốc gia thực hiện nghiên cứu trong không gian. Do đó, dữ liệu thiết bị tự hành này thu thập được sẽ đóng góp rất lớn cho nghiên cứu khoa học.

Nhưng trước hết, tại sao ISRO lại quan tâm đến Mặt Trời?

Vệ tinh/tàu vũ trụ Aditya L-1 về cơ bản là một kính viễn vọng không gian. Nhìn rộng ra, sứ mệnh Aditya L-1 có 2 mục tiêu: dài hạn (nhiệm vụ khoa học) và ngắn hạn (bảo vệ các vệ tinh của chúng ta).

Sứ mệnh này bắt đầu vào năm 2006, khi một nhóm các nhà khoa học thuộc Viện Vật lý thiên văn Ấn Độ và Hiệp hội Thiên văn Ấn Độ có bài thuyết trình trước ISRO, nhấn mạnh sự cần thiết phải bảo vệ vệ tinh khỏi "những thứ" phát ra từ Mặt Trời.

Vào thời điểm đó, các nhà khoa học có ý tưởng đưa một vệ tinh nhỏ lên quỹ đạo tầm thấp của Trái Đất để theo dõi và chụp ảnh Mặt Trời. Nhưng Giáo sư U. R. Rao, cựu Chủ tịch ISRO, đã đề nghị mở rộng quy mô sứ mệnh và bố trí tàu vũ trụ tại điểm L1.

Chinh phục Mặt Trời - chương tiếp theo đầy tham vọng của chương trình không gian Ấn Độ - Hình 2
Vệ tinh/tàu vũ trụ Aditya L-1. Ảnh: ISRO

Ý tưởng của dự án Aditya L-1 là theo dõi Mặt Trời liên tục để đưa ra cảnh báo sớm về các cơn bão từ của Mặt Trời, vốn có thể làm hỏng vệ tinh và lưới điện của chúng ta. Bão Mặt trời có nhiều dạng, chẳng hạn như sự phun trào khối vành nhật hoa (CME, hàng tỷ tấn vật chất văng ra từ Mặt Trời, có thể bắn ra bất cứ đâu, kể cả hướng về Trái Đất) và các cơn bão từ Mặt Trời - tức những vụ nổ năng lượng đột ngột, thường ở dạng lưỡi lửa dài hàng nghìn km có thể phát ra tia X, sóng điện từ hoặc các hạt năng lượng cao vào không gian và có thể làm gián đoạn liên lạc vô tuyến và gây hại cho các phi hành gia vũ trụ).

Về lâu dài, người ta hiểu rằng tia cực tím của Mặt Trời có thể tác động đến khí hậu Trái Đất và tầng ozone trong khí quyển. Bức xạ tia cực tím có bước sóng từ 200 đến 310 nanomet được oxy và ozone trong bầu khí quyển Trái Đất hấp thụ. Bức xạ tia cực tím trên 310 nm xuyên qua bầu khí quyển.

Chúng ta cần biết Mặt Trời có thể phát ra loại tia UV nào. Những thay đổi trong bức xạ tia cực tím có thể ảnh hưởng đến sự hình thành đám mây, hàm lượng hơi nước và mô hình nhiệt độ trong bầu khí quyển thấp hơn của Trái Đất. Do đó, điều quan trọng là nghiên cứu hành vi của Mặt Trời để xem tác động của nó đối với khí hậu Trái Đất.

Aditya L-1 nghiên cứu Mặt Trời như thế nào?

Aditya L-1 sẽ mang theo 7 thiết bị để nghiên cứu bầu khí quyển của Mặt Trời, các cơn bão từ của Mặt Trời và tác động của nó đối với môi trường xung quanh Trái Đất. Một số thiết bị nghiên cứu Mặt Trời từ xa, trong khi những thiết bị khác phân tích các hạt bắn ra từ Mặt Trời "truyền" vào tàu vũ trụ.

Nhưng chủ yếu có 2 thiết bị - Kính viễn vọng chụp ảnh tia cực tím Mặt Trời (SUIT) và Đường phát xạ nhìn thấy được (VELC) - cả hai đều được chế tạo tại Trung tâm Thiên văn và Vật lý thiên văn liên trường đại học (IUCAA) ở Pune.

SUIT sẽ quan sát đĩa Mặt Trời, bao gồm quang quyển bên trong và sắc quyển bên ngoài, trong khi VELC sẽ theo dõi vành nhật hoa quanh Mặt Trời. SUIT sẽ thu thập dữ liệu các tia cực tím gần (bước sóng 200-400 nm) phát ra từ Mặt Trời; và VELC sẽ thu bức xạ cận hồng ngoại từ Mặt Trời.

Tiến sĩ Somak Raychaudhary, người tham gia phát triển SUIT, cho biết: "Đây là những thiết bị rất độc đáo, được chế tạo hoàn toàn ở Ấn Độ". Ông Raychaudhary giải thích rằng vì SUIT và VELC quan sát Mặt Trời cùng lúc nên có thể thấy tác động của bất kỳ thay đổi nào trong quang quyển và sắc quyển của Mặt Trời trên vành nhật hoa - phác họa bức tranh rõ hơn về hành vi của ngôi sao.

Mặt Trời không rắn như Trái Đất mà là một quả cầu khí khổng lồ với nhiều lớp khác nhau, tất cả đều được bao quanh bởi vành nhật hoa; mỗi lớp quay với tốc độ khác nhau. SUIT sẽ đồng thời lập bản đồ quang quyển và sắc quyển của Mặt Trời, bằng cách sử dụng 11 bộ lọc nhạy với các bước sóng khác nhau và bao phủ các độ cao khác nhau trong bầu khí quyển của Mặt Trời. Theo một bài báo của các nhà khoa học IUCAA xuất bản năm 2017, "điều này sẽ giúp hiểu được các quá trình liên quan việc truyền khối lượng và năng lượng từ lớp này sang lớp khác".

VELC sẽ nghiên cứu vành nhất hoa, chụp ảnh quang học và ghi lại quang phổ - tức phân tách ánh sáng thành các bước sóng tạo các tia lửa mặt trời và các đám mây plasma khổng lồ. Tiến sĩ Dipankar Banerjee, người đã tham gia phát triển VELC ở IUCAA, giải thích rằng thiết bị này cho phép quan sát bằng phép đo quang phổ. Từ trường là "thủ phạm chính" chịu trách nhiệm cho mọi động lực học của Mặt Trời, vì vậy hiểu rõ về từ trường là rất hữu ích. Sau đó, VELC có thể nghiên cứu các vạch quang phổ màu đỏ và xanh lục, giúp nhìn rõ nhiệt độ của vùng Mặt Trời nơi ánh sáng phát ra.

Năm thiết bị còn lại chịu trách nhiệm thu thập và phân tích tia X và các hạt từ Mặt Trời. Như vậy, bảy thiết bị của vệ tinh Aditya L-1 bao gồm toàn bộ gam bức xạ điện từ - gần tia hồng ngoại, ánh sáng khả kiến, gần tia cực tím và tia X cũng như các hạt phun trào từ Mặt Trời - tất cả đều từ một điểm quan sát tại điểm L1. Nếu sứ mệnh này thành công, ISRO có thể tuyên bố "Mặt Trời đã nằm trong túi của họ".

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Nghi hỏng phanh, xe buýt gây tai nạn khiến 33 người thương vongNghi hỏng phanh, xe buýt gây tai nạn khiến 33 người thương vong
10:08:53 10/12/2024
Bệnh X nguy hiểm thế nào mà nhiều nước châu Á phải cảnh báoBệnh X nguy hiểm thế nào mà nhiều nước châu Á phải cảnh báo
20:22:17 08/12/2024
Diễn biến mới trong chính sách nhập cư của Tổng thống đắc cử TrumpDiễn biến mới trong chính sách nhập cư của Tổng thống đắc cử Trump
13:07:46 09/12/2024
Hàn Quốc: Tranh cãi pháp lý liên quan đến việc điều hành đất nướcHàn Quốc: Tranh cãi pháp lý liên quan đến việc điều hành đất nước
15:02:26 09/12/2024
Quân nổi dậy tiến vào thủ đô, tuyên bố Tổng thống Syria đã rời DamascusQuân nổi dậy tiến vào thủ đô, tuyên bố Tổng thống Syria đã rời Damascus
17:29:26 08/12/2024
Vị tổng thống 'bất đắc dĩ' của Syria và 1/4 thế kỷ cầm quyềnVị tổng thống 'bất đắc dĩ' của Syria và 1/4 thế kỷ cầm quyền
09:47:06 10/12/2024
Hé lộ hành trình máy bay nghi chở Tổng thống Assad tới NgaHé lộ hành trình máy bay nghi chở Tổng thống Assad tới Nga
09:04:46 09/12/2024
Thay đổi quyền lực ở Syria: Hòa bình hay thêm hỗn loạn?Thay đổi quyền lực ở Syria: Hòa bình hay thêm hỗn loạn?
21:03:03 09/12/2024

Tin đang nóng

Chuyện thật như đùa: Bà mẹ TP.HCM cổ vũ con trai lớp 6 có... bạn gái, kết quả sau 2 tháng khiến ai nấy cười ná thởChuyện thật như đùa: Bà mẹ TP.HCM cổ vũ con trai lớp 6 có... bạn gái, kết quả sau 2 tháng khiến ai nấy cười ná thở
11:30:31 10/12/2024
Mất hút bất thường, hoá ra nữ diễn viên hạng A ở ẩn 1 năm để sinh con và có cả tình mới kém tận 9 tuổi?Mất hút bất thường, hoá ra nữ diễn viên hạng A ở ẩn 1 năm để sinh con và có cả tình mới kém tận 9 tuổi?
12:55:53 10/12/2024
Tăng Thanh Hà năn nỉ ông xã cho 30 phút chỉ để làm 1 việc, chuyện gì mà khiến Louis Nguyễn mặt lạnh như băng?Tăng Thanh Hà năn nỉ ông xã cho 30 phút chỉ để làm 1 việc, chuyện gì mà khiến Louis Nguyễn mặt lạnh như băng?
12:49:24 10/12/2024
Quang Minh làm cha ở tuổi 65: "Cuồng" con trai, chia sẻ điều này khi bạn gái kém 37 tuổi sinh quý tửQuang Minh làm cha ở tuổi 65: "Cuồng" con trai, chia sẻ điều này khi bạn gái kém 37 tuổi sinh quý tử
13:09:45 10/12/2024
Mẹ của Beyoncé có hành động gây sốc khi con rể Jay-Z bị cáo buộc xâm hại bé gái 13 tuổiMẹ của Beyoncé có hành động gây sốc khi con rể Jay-Z bị cáo buộc xâm hại bé gái 13 tuổi
14:27:20 10/12/2024
Bạch Công Khanh ra sao sau sóng gió đời tư?Bạch Công Khanh ra sao sau sóng gió đời tư?
11:14:43 10/12/2024
Rầm rộ khoảnh khắc Chi Dân ôm hôn thắm thiết cô gái lạRầm rộ khoảnh khắc Chi Dân ôm hôn thắm thiết cô gái lạ
16:16:48 10/12/2024
Phan Như Thảo lên tiếng về tin đồn làm "bé ba", giật chồng đại gia hơn 26 tuổiPhan Như Thảo lên tiếng về tin đồn làm "bé ba", giật chồng đại gia hơn 26 tuổi
14:43:21 10/12/2024

Tin mới nhất

Sức mạnh liên kết của 'những viên gạch'

Sức mạnh liên kết của 'những viên gạch'

16:38:16 10/12/2024
Dù BRICS tỏ ra khá kiên định trong việc theo đuổi mục tiêu phi USD hóa đã đặt ra, song động thái đe dọa của ông Trump đang trở thành phép thử đối với sự gắn kết và mục tiêu trở thành trụ cột quan trọng trong hệ thống đa phương toàn cầu.
Tổng thống đắc cử Trump đối đầu với EU về chính sách với Big Tech

Tổng thống đắc cử Trump đối đầu với EU về chính sách với Big Tech

16:37:55 10/12/2024
Tổng thống đắc cử Trump có mối quan hệ phức tạp với các trùm công nghệ Mỹ. Ông từng công khai chỉ trích Mark Zuckerberg (Meta) và Google nhưng lại giữ quan hệ thân thiện với Giám đốc điều hành Apple Tim Cook.
Chính quyền Trump 2.0 và trật tự kinh tế thế giới bị phân mảnh

Chính quyền Trump 2.0 và trật tự kinh tế thế giới bị phân mảnh

15:39:13 10/12/2024
Cách tiếp cận chính sách đối ngoại của ông Trump thường dựa trên các mối quan hệ giao dịch, gạt bỏ các liên minh truyền thống sang một bên để ủng hộ các cuộc đàm phán trực tiếp và các thỏa thuận thực dụng.
Thông điệp nhân quyền vì hiện tại và tương lai

Thông điệp nhân quyền vì hiện tại và tương lai

15:35:42 10/12/2024
Nhân Ngày Nhân quyền Thế giới năm nay, Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc hy vọng khơi dậy tinh thần hành động, thay đổi nhận thức bằng cách xóa bỏ những định kiến tiêu cực, và thúc đẩy phong trào nhân quyền toàn cầu.
Căng thẳng tại Trung Đông: LHQ lên tiếng trấn an người tị nạn Syria

Căng thẳng tại Trung Đông: LHQ lên tiếng trấn an người tị nạn Syria

15:29:04 10/12/2024
Cùng ngày, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, ông Tayyip Erdogan cho biết nước này sẽ mở cửa khẩu biên giới Yayladagi với Syria để quản lý quá trình hồi hương an toàn và tự nguyện của hàng triệu người di cư Syria đang lưu trú tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Australia: Máy bay của Qantas hạ cánh khẩn cấp do trục trặc phanh

Australia: Máy bay của Qantas hạ cánh khẩn cấp do trục trặc phanh

15:26:07 10/12/2024
Người phát ngôn của Qantas cho biết chiếc máy bay Embraer E-190 đã hạ cánh an toàn tại Brisbane sau khi gặp sự cố. Các xe cứu thương đã được triển khai sẵn sàng để hỗ trợ trong trường hợp cần thiết.
Thủ tướng Israel tuyên bố giữ lại Cao nguyên Golan

Thủ tướng Israel tuyên bố giữ lại Cao nguyên Golan

15:22:09 10/12/2024
Trong động thái tiến vào Cao nguyên Golan vừa qua, IDF thông báo đang hỗ trợ lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ tại Cao nguyên Golan đẩy lùi đợt tấn công của một số tay súng tại thị trấn Hader của Syria nằm ở rìa vùng đệm.
Iran cam kết thúc đẩy đàm phán mang tính xây dựng về vấn đề hạt nhân

Iran cam kết thúc đẩy đàm phán mang tính xây dựng về vấn đề hạt nhân

15:16:31 10/12/2024
Tuyên bố trên được đưa ra sau khi Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) Rafael Grossi bày tỏ quan ngại Iran có kế hoạch tăng cả sản lượng và mức độ tinh khiết uranium làm giàu sát mức sản xuất vũ khí.
Bão Darragh gây mất điện diện rộng và gián đoạn giao thông ở Anh

Bão Darragh gây mất điện diện rộng và gián đoạn giao thông ở Anh

15:12:53 10/12/2024
Cơ quan khí tượng Anh (Met Office) dự báo thời tiết sẽ ổn định trong vài ngày tới mặc dù có thể có mưa rào vào ngày 10/12 tại một số khu vực miền Đông Nam nước Anh.
Quốc hội Syria tuyên bố ủng hộ nguyện vọng của nhân dân

Quốc hội Syria tuyên bố ủng hộ nguyện vọng của nhân dân

15:10:12 10/12/2024
Người đứng đầu SOHR thông báo: "Những cuộc không kích của Israel nhắm vào các địa điểm quân sự, bao gồm các kho tên lửa chống tăng và vũ khí phòng không".
Boeing triển khai kế hoạch cắt giảm nhân sự quy mô lớn

Boeing triển khai kế hoạch cắt giảm nhân sự quy mô lớn

15:00:55 10/12/2024
Khi được yêu cầu bình luận, Boeing dẫn lại tuyên bố trước đó rằng công ty đang điều chỉnh số lượng nhân sự để phù hợp với thực tế tài chính và các ưu tiên tập trung hơn .
Công dân Hàn Quốc đầu tiên được đoàn tụ gia đình tại Triều Tiên sau 5 năm

Công dân Hàn Quốc đầu tiên được đoàn tụ gia đình tại Triều Tiên sau 5 năm

14:38:43 10/12/2024
Hiện vẫn chưa rõ người này đã nhận được sự chấp thuận từ chính phủ Triều Tiên như thế nào, và liệu ông có tuân thủ đầy đủ các quy định của Hàn Quốc hay không.

Có thể bạn quan tâm

Miss Grand ưu ái Á hậu, fan la ó vì Nawat "chợ búa", lộ 1 người vượt Thuỳ Tiên

Miss Grand ưu ái Á hậu, fan la ó vì Nawat "chợ búa", lộ 1 người vượt Thuỳ Tiên

Sao châu á

17:23:28 10/12/2024
Mùa giải 2024 khép lại với hàng loạt ồn ào song cũng để lại những dấu ấn riêng biệt, hiếm có trong lịch sử 10 năm tổ chức Miss Grand International. Theo đó, Christine Juliane Opiaza - Á hậu 1 vừa có chuyến home coming sau hơn 1 tháng đạ...
Biết mình sai, cậu bé liên tục làm hành động khiến người đàn ông thốt lên "không thể giận, cháu được giáo dục tốt quá"

Biết mình sai, cậu bé liên tục làm hành động khiến người đàn ông thốt lên "không thể giận, cháu được giáo dục tốt quá"

Netizen

16:44:16 10/12/2024
Mới đây, một tài khoản có tên N.Đ.T đã đăng một đoạn clip ghi lại tình huống xảy ra vào khoảng 2h chiều ngày 7/12 nhận được sự quan tâm của mọi người.
Hôm nay nấu gì: 4 món ngon chinh phục cả nhà

Hôm nay nấu gì: 4 món ngon chinh phục cả nhà

Ẩm thực

16:24:25 10/12/2024
Bữa tối mùa đông sẽ được sưởi ấm bằng những món ăn ngon và nóng hổi này. Hãy ngay tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Bị Hari Won và dàn sao Vbiz ghẹo, Trấn Thành: "Sao không ai nói mấy người bình luận bụng mỡ của tôi là kém duyên?"

Bị Hari Won và dàn sao Vbiz ghẹo, Trấn Thành: "Sao không ai nói mấy người bình luận bụng mỡ của tôi là kém duyên?"

Sao việt

16:20:02 10/12/2024
Khoảnh khắc Trấn Thành lộ rõ dấu hiệu tăng cân trở thành meme viral khắp mạng xã hội sau concert 4 Anh Trai Say Hi.
Diệu Nhi bay thẳng ra Hà Nội "giám sát" Anh Tú Atus "cà hẩy", có cách đánh dấu chủ quyền không ai dám cãi!

Diệu Nhi bay thẳng ra Hà Nội "giám sát" Anh Tú Atus "cà hẩy", có cách đánh dấu chủ quyền không ai dám cãi!

Nhạc việt

16:14:23 10/12/2024
Ở nhà bứt rứt khôn nguôi, Diệu Nhi ra tay book luôn vé ra Hà Nội để ủng hộ buổi concert của chồng và dàn Anh Trai.
Nghèo đến mấy cũng không mua loại cốc này: Đựng nước "dở tệ" lại còn rất độc!

Nghèo đến mấy cũng không mua loại cốc này: Đựng nước "dở tệ" lại còn rất độc!

Sáng tạo

16:04:36 10/12/2024
Có người mời khách đến nhà, lấy rượu ngon nhất ra đãi nhưng lại rót vào cốc giấy dùng một lần. Kết quả, khi rót rượu vào, cốc giấy bị thấm nát, rượu chảy ra hết.
Ronaldo có thể đến Al Ahly, đấu Messi ở Club World Cup 2025

Ronaldo có thể đến Al Ahly, đấu Messi ở Club World Cup 2025

Sao thể thao

16:01:13 10/12/2024
Theo báo chí Ai Cập, CLB Al-Ahly đang cân nhắc việc mượn Cristiano Ronaldo trong thời gian 6 tháng để gia tăng sức mạnh tham gia Club World Cup 2025.
Chính phủ Canada lần thứ 3 vượt qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm

Chính phủ Canada lần thứ 3 vượt qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm

Uncat

15:06:06 10/12/2024
Hai cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm do đảng Bảo thủ đưa ra hồi tháng 9 và tháng 10 đã thất bại khi NDP và Khối Quebecois ủng hộ đảng Tự do.
ILLIT đã trở thành tân binh Kpop của năm 2024 như thế nào?

ILLIT đã trở thành tân binh Kpop của năm 2024 như thế nào?

Nhạc quốc tế

15:03:10 10/12/2024
Giữa hàng loạt tranh cãi liên quan tới NewJeans, ILLIT vẫn khẳng định chỗ đứng của bản thân là hiện tượng Kpop đột phá của năm 2024.
Nam MC nhiều con nhất showbiz: Hiếm muộn 5 năm, đẻ luôn 5 con nhờ một điều

Nam MC nhiều con nhất showbiz: Hiếm muộn 5 năm, đẻ luôn 5 con nhờ một điều

Tv show

14:47:25 10/12/2024
MC Khánh Hoàng được biết đến là một MC nổi tiếng, chuyên lồng tiếng phim kiếm hiệp. Dấu ấn của anh là lồng tiếng cho vai Bao Công trong phim Bao Thanh Thiên.