Trung Quốc khoe buồng lái tiêm kích tàng hình J-20
Buồng lái tối tân của tiêm kích J-20 đang được trưng bày tại triển lãm hàng không Chu Hải, tiết lộ nhiều thông tin về tính năng máy bay.
Buồng lái tiên tiến của J-20 được Trung Quốc trưng bày. Ảnh: Sina.
Trung Quốc ra mắt buồng lái hiện đại dành cho các tiêm kích tàng hình J-20 và J-31 tại triển lãm hàng không Chu Hải 2016 đang diễn ra ở Quảng Đông. Đây là phiên bản hoàn thiện, có nhiều cải tiến so với mẫu buồng lái từng xuất hiện hồi năm 2012.
Bắc Kinh cho biết đây là dạng buồng lái kính (glass cockpit) hoàn toàn, giúp phi công cải thiện khả năng quan sát xung quanh. Toàn bộ hệ thống hiển thị sử dụng màn hình LED và LCD, không có các loại đồng hồ chỉ thị cơ học như buồng lái của tiêm kích thế hệ 4.
Điểm nổi bật là màn hình đa năng (MFD) cỡ lớn ở trước mặt phi công. Thông tin hiển thị trên màn hình có thể được điều chỉnh để phù hợp với thói quen của người lái hoặc yêu cầu nhiệm vụ.
MFD được trưng bày cũng tiết lộ hệ thống vũ khí của J-20. Theo đó, máy bay có thể mang ít nhất 6 tên lửa tầm xa ở khoang chứa trong thân, tương đương với tải trọng trên tiêm kích F-22 Raptor của Mỹ.
Video đang HOT
Chỗ ngồi của phi công J-20 tương đối rộng rãi. Cần lái được đặt ở rìa phải buồng lái, thay vì giữa hai chân như các loại tiêm kích truyền thống, tương tự dòng F-16 (Mỹ) hay Su-37 (Nga). Điều này giúp phi công bám chắc hơn khi thực hiện các động tác cơ động mạnh, Sina nhận định.
Tử Quỳnh
Theo VNE
Truyền thông Trung Quốc tung hô tiêm kích J-20 là sát thủ diệt F-22 Mỹ
Truyền thông Trung Quốc cho rằng tiêm kích nội địa J-20 sở hữu nhiều ưu thế có thể đánh bại được máy bay tàng hình F-22 của Mỹ.
Tiêm kích tàng hình J-20 Trung Quốc. Ảnh: Sina
Trung Quốc ra mắt tiêm kích tàng hình nội địa J-20 trong triển lãm hàng không Chu Hải diễn ra từ ngày 1/11. Truyền thông nước này hết lời ca ngợi J-20, cho rằng chiếc tiêm kích tàng hình tối tân này có lợi thế hơn hẳn đối thủ F-22 Raptor của Mỹ khi không chiến tầm gần, theo Sina.
CNN dẫn lời các chuyên gia phân tích quân sự quốc tế cho rằng J-20 thua kém rõ ràng về khả năng tàng hình so với tiêm kích F-22 Raptor. Chiếc máy bay của Trung Quốc có cặp cánh trước tách rời, động cơ được che chắn kém, cánh dọc ổn định dưới thân làm tăng tiết diện radar của máy bay, giảm đáng kể khả năng tàng hình. J-20 cũng được cho là không sở hữu lớp sơn hấp thụ sóng radar cũng như hệ thống cảm biến điện tử hiện đại như F-22.
Tuy nhiên, truyền thông Trung Quốc cho rằng cả hai loại máy bay đều ứng dụng công nghệ tàng hình, do vậy không thể biết được phe nào sẽ phát hiện và tiêu diệt đối phương trước. Cơ hội cho cả hai phía trong một trận đánh là ngang ngửa nhau.
F-22 có kích thước không lớn, khoang chứa vũ khí bên trong thân cũng khá nhỏ, buộc phi công phải mở cửa khoang, sau đó mở giá treo tên lửa rồi mới có thể phóng đạn.
Trong khi đó, J-20 có kích thước lớn, khoang chứa vũ khí cũng rộng rãi hơn, giúp nó khắc phục điểm yếu này. Giá treo tên lửa của J-20 có thể mở trước cửa khoang vũ khí, cho phép tiêm kích Trung Quốc tung đòn tấn công ngay khi bắt được tín hiệu từ mục tiêu.
F-22 có khoang chứa vũ khí dưới bụng khá nhỏ. Ảnh: USAF
Tập đoàn công nghiệp hàng không Thành Đô cho biết J-20 có thể chính thức được biên chế vào tháng 8 năm sau để chào mừng kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) và sẽ trở thành lực lượng xương sống của không quân nước này.
Chuyên gia quân sự Trung Quốc cho rằng J-20 cũng sẽ chiếm ưu thế trước F-22 Mỹ về số lượng. Mỹ chỉ sản xuất và biên chế 187 chiếc F-22, trong khi Trung Quốc nhiều khả năng sẽ đưa vào biên chế trên 200 chiếc J-20, giúp họ chiếm ưu thế áp đảo trong các cuộc không chiến. Bắc Kinh sẽ không xuất khẩu J-20 trong ít nhất 10 năm tới.
J-20 có kích thước lớn hơn đáng kể so với F-22 Mỹ. Đồ họa: Pinterest
People's Daily khẳng định J-20 là tuyệt tác của không quân Trung Quốc hiện đại, cũng là biểu tượng cho sự phát triển nhanh chóng của tiềm lực quốc phòng nước này.
Tuy vậy, chính tờ báo này cũng thừa nhận khoảng cách về quân sự giữa Trung Quốc và Mỹ vẫn còn lớn. J-20 vẫn đang sử dụng động cơ AL-31FM2 nhập khẩu từ Nga, cho thấy điểm yếu của ngành hàng không quốc phòng nước này khi chưa chế tạo được loại động cơ phản lực đáng tin cậy.
Tử Quỳnh
Theo VNE
Tiêm kích tàng hình Trung Quốc lần đầu bay theo đội hình Hai máy bay tàng hình J-20 của Trung Quốc lần đầu tiên bay cùng nhau, thực hiện các thử nghiệm mới, bao gồm mở khoang vũ khí trên không. Trang Huanqiu cho hay cảnh hai chiếc tiêm kích tàng hình J-20 ngày 19/10 lần đầu tiên bay theo đội hình đã gây bất ngờ cho cộng đồng mạng Trung Quốc. Ảnh: Weibo. Đây...