Trời rét đậm dễ bị cảm lạnh, hãy làm ngay những điều này để phòng bệnh
Những ngày trời chuyển rét, hãy bỏ túi ngay một số mẹo nhỏ sau để phòng ngừa chứng cảm lạnh hiệu quả.
Cảm lạnh là một vấn đề sức khỏe thường gặp phải trong mùa đông. Đặc biệt là trong những ngày trời chuyển rét, nhiệt độ giảm thấp. Không khí khô hanh lúc này là tác nhân khiến mũi và họng dễ bị khô, gây ra tình trạng ho, nhiễm lạnh. Nhiệt độ thay đổi đột ngột cũng khiến bạn dễ mắc phải chứng cảm lạnh.
Bên cạnh việc chú ý giữ ấm cơ thể thì bạn cũng nên duy trì các thói quen giúp tăng cường hệ miễn dịch. Một số thói quen sau sẽ giúp cơ thể phòng ngừa tối đa nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp như viêm mũi, cảm lạnh… trong những ngày trời chuyển rét.
Thêm hành và tỏi vào thực đơn
Hệ miễn dịch kém cũng là một trong những nguyên nhân khiến bạn dễ mắc chứng cảm lạnh khi thay đổi thời tiết. Lúc này, bạn có thể thêm các thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch trong thực đơn hàng ngày như hành và tỏi. Hai loại gia vị này có tác dụng kháng viêm tự nhiên, làm sạch cơ thể và tăng cường hệ miễn dịch.
Thường xuyên ăn chúng sẽ giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp, trong đó có cảm lạnh. Bạn có thể thêm hai loại gia vị trên vào các món ăn phù hợp và với lượng vừa đủ để nhận được những lợi ích trên.
Tắm quá muộn, tắm lâu… là những thói quen cần thay đổi nếu bạn đang mắc phải. Do tắm quá lâu trong thời tiết này có thể khiến cơ thể bị nhiễm lạnh và bị cảm. Thói quen tắm muộn mà nhiều người hay mắc phải cũng làm tăng các nguy cơ sức khỏe như cảm lạnh, đột quỵ… Do đó, bạn nên chú ý không tắm lâu, quá muộn và tắm trong phòng kín gió.
Video đang HOT
Tăng cường thực phẩm giàu vitamin C
Nhóm thực phẩm giàu vitamin có tác dụng hiệu quả trong việc tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Loại vitamin thiết yếu này còn giúp ngăn ngừa tối đa nguy cơ mắc phải các bệnh về hô hấp. Một số thực phẩm giàu vitamin C như rau màu xanh đậm, các loại quả có múi hay mọng nước nên được thêm vào chế độ ăn. Chúng không chỉ giúp cung cấp vitamin C mà còn có tác dụng bù nước hiệu quả trong những ngày thời tiết khô lạnh.
Dùng đồ uống ấm thay vì lạnh
Đồ uống lạnh không phải là lựa chọn phù hợp cho những ngày trời lạnh. Bởi việc uống nước lạnh có thể gây ảnh hưởng đến họng và dễ gây bệnh về hô hấp. Lúc này, bạn hãy duy trì thói quen dùng các loại đồ uống ấm. Một số loại đồ uống như trà gừng, trà quế, cacao nóng hay mật ong nước ấm cũng rất có lợi cho sức khỏe. Bởi chúng không chỉ làm ấm cơ thể mà còn hỗ trợ hệ miễn dịch và ngăn ngừa chứng cảm lạnh hiệu quả.
Giữ ấm cơ thể đúng cách
Những ngày trời chuyển rét đột ngột khiến cơ thể chưa kịp thích nghi. Nếu không giữ ấm đúng cách, cơ thể sẽ dễ bi nhiễm lạnh và gây bệnh. Để tránh tình trạng này, bạn hãy chú ý đến việc giữ ấm cơ thể trước khi ra đường. Các bộ phận quan trọng như đầu, cổ, tay, chân cũng cần được che chắn đầy đủ. Thay vì mặc quá nhiều quần áo dày cộm, bạn có thể mặc áo giữ nhiệt bên trong để giữ ấm dễ dàng hơn.
Theo Helino
5 bộ phận cơ thể cần được giữ ấm vào mùa lạnh
Chân được coi như "trái tim thứ hai" của cơ thể con người vì có rất nhiều mạch máu, cần được giữ ấm vào mùa đông.
Bước vào tháng 12, cái lạnh của mùa đông càng cảm nhận rõ hơn. Một vài bộ phận cơ thể dễ nhiễm lạnh, ảnh hưởng tới sức khỏe.
Theo People, những bộ phận cơ thể sau nhất thiết cần được giữ ấm vào mùa đông.
Ảnh: Yours.
Vùng bụng
Lạnh bụng rất dễ gây đau dạ dày, đặc biệt đối với những người đã từng bị bệnh đau dạ dày. Bên cạnh đó, phụ nữ để vùng bụng nhiễm lạnh có thể gây ra những vấn đề sức khỏe như đau bụng kinh khi tới kỳ hoặc kinh nguyệt không đều.
Vì vậy, vào mùa đông nên chọn những loại trang phục kín đáo, có thể giữ ấm cho vùng bụng. Buổi tối đi ngủ nên đắp chăn kín vùng bụng.
Chân
Chân được coi như "trái tim thứ hai" của cơ thể con người vì có rất nhiều kinh mạch, nhất là phần dưới mắt cá chân.
Cổ
Thời tiết chuyển lạnh khiến con người dễ bị ho và cảm lạnh, thậm chí ảnh hưởng tới phổi, làm tắc nghẽn mạch máu. Để phòng tránh tình trạng này, bạn nên bảo vệ phần cổ bằng cách quàng khăn ấm.
Khớp gối
Các dây thần kinh ngoại biên bao quanh khớp gối rất nhạy cảm với sự thay đổi của thời tiết. Vào mùa đông, tuần hoàn máu ở khớp gối bị suy giảm, dễ gây đau nhức, sưng đỏ. Vì vậy, bạn phải luôn giữ ấm kết hợp với vận động nhẹ khớp gối để bộ phận này chuyển động linh hoạt hơn.
Phần vai
Ít ai ngờ rằng vai lại là bộ phận cơ thể rất dễ nhiễm lạnh. Nếu không được giữ ấm, đôi vai sẽ trở nên đau nhức, gây khó chịu cho cuộc sống thường nhật.
Nguyễn Xuân
Theo VNE
Những sai lầm của cha mẹ khiến con mắc bệnh "oan" vào mùa đông Khi thời tiết chuyển lạnh, nhiều bậc cha mẹ thường lo lắng cho sức khỏe của con và nhiều khi những việc làm tưởng chừng như tốt lại khiến cho có thể mắc bệnh. Đặc biệt những bệnh như viêm họng, hầu, mũi, viêm thanh quản, VA, viêm xoang... là các bệnh mà con hay mắc vào mùa lạnh. Méo mồm, liệt mặt...