Triệu chứng của biến chủng Omicron có gì khác biến thể Delta?
Omicron là biến thể nhiều đột biến nhất của virus SARS-CoV-2. Bệnh nhân nhiễm biến chủng này có triệu chứng khác với biến thể Delta là cảm thấy mệt mỏi nghiêm trọng, đau đầu và đau nhức cơ thể.
Tiến sĩ Angelique Coetzee, một trong những người đầu tiên nghi ngờ về một chủng coronavirus mới và là Chủ tịch Hiệp hội Y khoa Nam Phi, chia sẻ trên Reuters rằng vào ngày 18/11, bà nhận thấy 7 bệnh nhân tại phòng khám của mình có các triệu chứng khác với biến thể Delta, mặc dù rất nhẹ. Trong đó có một bệnh nhân cho biết bản thân thấy cực kỳ mệt mỏi trong 2 ngày với biểu hiện đau nhức cơ thể, đau đầu.
Cùng ngày, nhiều bệnh nhân hơn đến với các triệu chứng tương tự, đó là lúc bà nhận ra có điều gì đó khác đang xảy ra.
“Chúng tôi đã gặp rất nhiều bệnh nhân nhiễm biến thể Delta. Hầu hết họ đều gặp các triệu chứng rất nhẹ và không ai phải nhập viện”, TS Coetzee nói.
Biến chủng Omicron được phát hiện lần đầu ở Botswana ngày 24/11 và có tới 32 đột biến ở protein gai (Ảnh: WHO).
Ngoài ra, không giống như nhiễm biến thể Delta, đến nay các bệnh nhân nhiễm biến chủng Omicron không báo cáo bị mất khứu giác hoặc vị giác và không có sự sụt giảm nghiêm trọng về nồng độ oxy.
Kinh nghiệm của bà cho đến nay là biến thể này đang ảnh hưởng đến những người từ 40 tuổi trở xuống. Gần một nửa số bệnh nhân có các triệu chứng của biến chủng Omicron mà bà đang điều trị không được tiêm vaccine. Biểu hiện lâm sàng phổ biến nhất là mệt mỏi nghiêm trọng trong một hoặc hai ngày, đau đầu và đau nhức cơ thể.
Biến chủng Omicron được phát hiện lần đầu ở Botswana ngày 24/11 và có tới 32 đột biến ở protein gai. Đây là biến thể nhiều đột biến nhất của virus SARS-CoV-2. Nó được dự báo có thể lây lan nhanh hơn, nguy cơ tái nhiễm cao hơn các biến chủng khác (biến chủng Omicron có thể lây lan nhanh hơn 500% biến chủng Delta).
“Virus luôn luôn đột biến vì thế 5K là quan trọng nhất”
Video đang HOT
TS Nguyễn Văn Kính, nguyên Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam cho biết đến nay những điều thế giới biết về biến chủng Omicron này còn rất ít, chủ yếu ghi nhận ở các nước nam châu Phi. Chúng ta thấy nó có nhiều đột biến hơn rất nhiều so với biến thể Delta, nhưng chưa có dữ liệu về dịch tễ, khả năng lây lan cũng như độc lực của virus.
“Virus luôn luôn đột biến. Vì thế 5K- khẩu trang, khử khuẩn, khoảng cách, không tập trung và khai báo y tế là quan trọng nhất. Bên cạnh đó là vấn đề tiêm vaccine phòng Covid-19″, TS Kính nhấn mạnh.
Theo TS Kính, cả thế giới hiện nay tập trung vào protein gai của virus hay spike protein. Tất cả các biện pháp phòng chống đều tập trung vào spike này, từ sản xuất các sinh phẩm để xét nghiệm đến các thuốc, đặc biệt là các thuốc kháng thể đơn dòng để trung hòa nó. Việc sản xuất vaccine cũng tập trung vào gai này.
“Bản thân spike này cũng luôn luôn đột biến, tạo rất nhiều chủng khác nhau. Hiện nay, thế giới tập trung vào 3 loại biến thể: đáng lưu tâm, e ngại và biến thể có đột biến quan trọng. Hiện nay nhìn chung có rất nhiều đột biến xảy ra. Chủng đột biến phổ biến hiện nay, đang gây ra dịch khắp toàn cầu là Delta”, TS Kính cho biết.
Bộ Y tế yêu cầu làm giải trình tự gen các trường hợp nghi ngờ nhiễm biến chủng mới, đặc biệt là những người có tiền sử dịch tễ về từ các quốc gia khu vực Nam Phi (Ảnh minh họa: Hải Long).
Theo ông, mỗi lần virus đột biến nó lại tác động đến tần suất lan tràn. Nếu virus Vũ Hán một người lây 2 người, thì đến biến thể Delta một người có thể lây cho 9-10 người. Ngoài ra, tác động của đột biến có thể dẫn đến độc lực khác nhau, nếu độc lực mạnh hơn thì nguy cơ tử vong cao hơn. Vấn đề đau đầu, nhức óc nhất của thế giới chính là lo ngại đột biến “thoát” vaccine.
Trước đây, Việt Nam cũng ghi nhận đột biến, có đột biến vào nhưng không lây truyền như biến thể từ Nam Phi hay Uganda (khách đến nhập cảnh được tổ chức cách ly, không lây ra cộng đồng). Chúng ta chủ yếu ghi nhận biến thể Vũ Hán đợt đầu, biến thể châu Âu, giờ là biến thể kép Delta.
Theo Bộ Y tế, các dấu hiệu nhiễm SARS-CoV-2 nếu có gồm:
- Ho
- Sốt (trên 37,5 độ C)
- Đau đầu
- Đau họng, rát họng
- Sổ mũi, chảy mũi, ngạt mũi
- Khó thở
- Đau ngực, tức ngực
- Đau mỏi người, đau cơ
- Mất vị giác
- Mất khứu giác
- Đau bụng, buồn nôn
- Tiêu chảy.
Phát hiện đột biến mới của biến thể Delta
Các nhà nghiên cứu Sri Lanka hôm 19/11 phát hiện một dòng phụ mới của biến thể Delta, đặt tên là B.1.617.2. AY 104.
Đây là biến chủng COVID-19 thứ 3 có nguồn gốc từ Sri Lanka.
"Loại đầu tiên là B.411, loại thứ hai là B.1.617.2. AY 28, đây là cái thứ ba", Tiến sĩ Chandima Jeewadara - Giám đốc khoa sinh học phân tử và tế bào của Đại học Sri Jayewardenepura cho hay.
Giới trách y tế Sri Lanka vẫn chưa thể xác định chắc chắn khả năng lây truyền của B.1.617.2. AY 104 và đã gửi mẫu đến các phòng thí nghiệm ở Hong Kong để phân tích thêm.
B.1.617.2. AY 104 là biến chủng COVID-19 thứ 3 có nguồn gốc từ Sri Lanka. (Ảnh: Shutterstock)
Biến thể Delta còn có tên gọi khác là B.1.617.2 là biến chủng của virus SARS-Cov-2, được phát hiện đầu tiên tại Ấn Độ vào cuối năm 2020.
Biến thể Delta là nguyên nhân khiến ca COVID-19 trên toàn cầu tăng vọt, kể cả ở những nơi có tỷ lệ tiêm chủng cao.
Ông Jeewadara cho biết dòng phụ mới của Delta được phát hiện ở các tỉnh phía bắc, bắc trung bộ và nam của Sri Lanka trong khi các biển thể khác được phát hiện ở các tỉnh phía tây và thủ đô Colombo.
"288 mẫu tại Sri Lanka dương tính với AY-104. AY-104 được tìm thấy trong quá trình thử nghiệm trên các mẫu bệnh ngẫu nhiên", ông Jeewadara cho hay.
Sri Lanka đang phải căng mình đối phó với các ổ dịch tại các tỉnh miền trung và miền nam do người dân không tuân thủ quy tắc phòng dịch.
Quốc gia Nam Á hiện đã tiêm chủng đầy đủ chơn 61,8% dân số. Khoảng 160.000 người trên 60 tuổi đã được tiêm mũi vaccine Pfizer tăng cường./.
Nghiên cứu mới về khả năng lây truyền virus ở người đã tiêm vắc xin mắc Covid-19 Nghiên cứu cho thấy người đã tiêm vắc xin Covid-19 đầy đủ ít khả năng lây truyền virus cho người khác hơn nhiều so với người chưa tiêm vắc xin, ngay cả khi bị nhiễm biến thể Delta. Người đã tiêm vắc xin nếu mắc biến thể Delta vẫn ít khả năng lây truyền virus cho người khác hơn người chưa tiêm. Ảnh...