Trì hoãn tái khám, người bệnh mạn tính đối mặt nguy cơ biến chứng
Những trường hợp bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính cần được điều trị đúng phác đồ, tuân thủ dùng thuốc và thời gian tái khám.
Trong thời điểm dịch bệnh COVID-19 hiện nay, có không ít trường hợp vì lo lắng thái quá đã trì hoãn tái khám, bỏ dùng thuốc… Dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng.
Sợ vào bệnh viện, suýt tử vong
Đó là tình trạng chung của nhiều bệnh nhân đang được điều trị tại BV Nguyễn Tri Phương, TP.HCM. Điển hình là bệnh nhân M. (62 tuổi) bị đau thắt ngực khi gắng sức. Gần đây các triệu chứng này xuất hiện ngày một nặng hơn, nhưng vì quá lo sợ dịch bệnh COVID-19, nên ông M. không đến bệnh viện để khám. Cách đây 2 tuần, cơn đau quá nặng, ông được người thân đưa đến bệnh viện để cấp cứu.
Tại BV, ông được các bác sĩ khám, chụp mạch vành, kết quả ông bị hẹp mạch vành nặng nề. TS. BS Lê Cao Phương Duy – Phó giám đốc BV Nguyễn Tri Phương cho biết: “May mắn là bệnh nhân vẫn còn kịp thời gian để được can thiệp. Nếu đến bệnh viện trễ hơn một chút, bệnh nhân đã có thể bị đột tử tại nhà hoặc trên đường đến bệnh viện. Với tình trạng nặng của bệnh nhân, quá trình điều trị gặp nhiều khó khăn hơn, bệnh nhân cần có nhiều thời gian để hồi phục và theo dõi lâu dài”.
Tương tự, bệnh nhân T. (59 tuổi) nhiều năm nay phải điều trị bệnh đái tháo đường. Từ thời điểm dịch bệnh COVID-19 bùng phát, thời gian đầu ông T. vẫn đến bệnh viện tái khám, tuân thủ đúng phác đồ điều trị. Vào thời điểm đợt thứ 2 dịch bệnh bùng phát trở lại, vì lo sợ thái quá ông không vào bệnh viện tái khám, bỏ ngang điều trị, tự động ngưng thuốc.
BS Lê Cao Phương Duy cho biết: “Bệnh nhân vào viện cấp cứu do tăng đường máu, hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu. Đây là các biến chứng nặng của bệnh đái tháo đường. Bệnh nhân được chuyển vào phòng bệnh nặng để tích cực điều trị đưa đường huyết về bình thường. Dự kiến quá trình điều trị của bệnh nhân phải kéo dài, gặp nhiều khó khăn hơn so với trước đây”.
Tình trạng các bệnh nhân mắc bệnh mạn tính gặp phải những biến chứng nguy hiểm không còn hiếm gặp trong thời gian gần đây. Điển hình: Trường hợp bệnh nhân bị tăng huyết áp bỏ điều trị khi vào bệnh viện đã bị tai biến mạch máu não; bệnh nhân tiểu đường ngưng uống thuốc phải cấp cứu vì hôn mê, tăng đường huyết; bệnh nhân bị loét dạ dày bỏ thuốc phải cấp cứu với cơn xuất huyết tiêu hóa, sốc mất máu, thủng bao tử…
Nguyên nhân do người bệnh có tâm lý chủ quan khi sức khỏe đã có những ổn định, hoặc quá lo ngại lây nhiễm dịch bệnh khi đến các cơ sở y tế. Không tái khám, bỏ ngang điều trị, không dùng thuốc hoặc tự ý mua thuốc ở bên ngoài, tự ý chuyển sang phương pháp điều trị khác (uống thuốc Bắc, thuốc Nam không rõ nguồn gốc)…
Cần tuân thủ phác đồ điều trị
Theo TS.BS Lê Cao Phương Duy, bệnh nhân bệnh mạn có thể mắc nhiều bệnh lý đi kèm. Điển hình như bệnh nhân đang bị bệnh huyết áp có thể mắc các bệnh khác: mạch máu não, mạch máu tim, mạch máu chi dưới, bệnh thận. Các bác sĩ không chỉ điều trị bệnh huyết áp cho bệnh nhân mà còn phải điều trị tất cả các bệnh do bệnh chính gây ra.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, trong bệnh lý nội khoa có 2 biến chứng cần phải lưu ý: biến chứng sớm (biến chứng có thể xảy ra tức thì), biến chứng muộn (các biến chứng lâu dài về sau). Theo đó, khi bị bệnh tiểu đường nếu không được khám, điều trị đúng cách sẽ dẫn đến các biến chứng sớm như: hạ đường huyết, hôn mê nhiễm toan ceton, hôn mê tăng lực thẩm thấu… Các biến chứng muộn như biến chứng trên mạch máu não, biến chứng mạch máu tim, mạch máu thận.
Người bị bệnh tim, bệnh thận điều trị không đúng có thể có những biến chứng về chuyển hóa, tim mạch, nhịp tim, có thể gây tử vong cho người bệnh. Do đó, tiêu chí điều trị các bệnh mạn tính thành công là bác sĩ chẩn đoán bệnh đúng, chỉ định đúng phác đồ điều trị cho bệnh nhân. Bệnh nhân cần uống thuốc đủ, đúng liều tượng, đúng thời gian, tái khám theo đúng hẹn để được đánh giá, hoặc thay đổi liều lượng thuốc trong trường hợp cần thiết, để kiểm soát 2 loại biến chứng nói trên.
Đối với người cao tuổi mắc bệnh mạn tính, trong quá trình dùng thuốc, bác sĩ phải cân nhắc các tác dụng phụ của thuốc
“Bệnh lý mạn tính cần phải được điều trị suốt đời, thuốc điều trị lâu dài có thể dẫn đến các tác dụng phụ, dẫn đến các bệnh lý khác. Đối với người cao tuổi mắc bệnh mạn tính, khi các cơ quan đã có tình trạng lão suy, thì việc dùng thuốc sẽ gặp nhiều khó khăn.
Do đó, người bệnh cần tuân thủ tái khám theo đúng định kỳ để các bác sĩ thực hiện các xét nghiệm đánh giá, theo dõi các tác dụng phụ của thuốc, diễn biến của bệnh. Theo dõi các đáp ứng thuốc, mục tiêu điều trị có đáp ứng được không, để điều chỉnh liều thuốc kịp thời, tránh những biến chứng có thể xảy ra”, BS. Duy nhấn mạnh.
“Hiện nay các cơ sở y tế đang triển khai tốt các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 rất tốt (bao gồm: đo thân nhiệt; rửa tay; khai báo y tế; phân luồng khám, điều trị; tăng cường xét nghiệm; trang bị phòng cách ly…). Do đó, người bệnh mạn tính không nên quá lo lắng, cần tuân thủ phác đồ điều trị, tái khám đúng định kỳ.
Đối với những trường hợp bệnh nhân tuổi quá cao, người khuyết tật không đi lại được, bệnh nhân rất ổn định mà bác sĩ cho phép kéo dài thời gian khám bệnh, hoặc bệnh nhân có những bệnh nền phức tạp nhiều nguy cơ cần đăng ký khám tại nhà để được khám, theo dõi, chỉ định dùng thuốc phù hợp.
Đặc biệt lưu ý, người bệnh không nên bỏ ngang điều trị, bỏ thuốc, tự ý mua thêm bên ngoài hoặc chuyển qua điều trị bằng Đông y không rõ nguồn gốc… Sau một quá trình gián đoạn, bệnh nhân quay lại điều trị sẽ gặp phải nhiều bất lợi. Khi đó các bác sĩ buộc phải bắt đầu theo dõi lại từ đầu, gây tốn kém cho người bệnh, giảm hiệu quả điều trị”, BS. Duy khuyến cáo.
TS.BS LÊ CAO PHƯƠNG DUY – PHÓ GIÁM ĐỐC BV NGUYỄN TRI PHƯƠNG:
“Bệnh lý mạn tính cần phải được điều trị suốt đời, thuốc điều trị lâu dài có thể dẫn đến các tác dụng phụ, dẫn đến các bệnh lý khác. Đối với người cao tuổi mắc bệnh mạn tính, khi các cơ quan đã có tình trạng lão suy, thì việc dùng thuốc sẽ gặp nhiều khó khăn.
Do đó, người bệnh cần tuân thủ tái khám theo đúng định kỳ để các bác sĩ thực hiện các xét nghiệm đánh giá, theo dõi các tác dụng phụ của thuốc, diễn biến của bệnh. Theo dõi các đáp ứng thuốc, mục tiêu điều trị có đáp ứng được không, để điều chỉnh liều thuốc kịp thời, tránh những biến chứng có thể xảy ra”.
7 lợi ích "vàng" của việc ăn 2 trái chuối mỗi ngày
Chuối được mệnh danh là "trái cây thần kỳ, món ăn hạnh phúc..." khi cơ thể hấp thu 2 quả chuối mỗi ngày sẽ thấy lợi ích cực kỳ tốt đối với sức khỏe.
Ăn chuối giúp tinh thần và thể chất luôn khỏe mạnh, phấn chấn
Ăn chuối mỗi ngày giúp cho tinh thần và thể chất của bạn trở nên tươi tắn và tràn đầy sức sống - (Ảnh minh họa)
Chuối nổi tiếng với hàm lượng Kali phong phú. Vì chất này có công dụng cung cấp và khôi phục năng lượng hiệu quả. Chỉ cần ăn hai quả chuối mỗi ngày, cơ thể của bạn sẽ được nạp nguồn năng lượng đủ để chúng ta duy trì vận động mạnh liên tục trong vòng 90 phút.
Đặc biệt, chuối còn sở hữu hàm lượng cao chất tryptophan, giúp bạn vượt qua stress và giảm nguy cơ trầm cảm. Khi đi vào cơ thể, chất này sẽ được chuyển đổi thành serotonin - một chất dẫn truyền thần kinh, nhằm điều chỉnh tâm trạng, mang lại trạng thái hạnh phúc cho con người.
Cải thiện chức năng tim, ngăn ngừa bệnh mạch vành
Trong một quả chuối lớn (khoảng 136g) có khoảng 400mg kali, cung cấp khoảng 10% nhu cầu kali mỗi ngày cho cơ thể (một người trưởng thành cần 4,7g kali/ngày), góp phần giữ cho nhịp tim bình thường. Đồng thời, chuối có khoảng 11,8mg vitamin C, 0,5 mg vitamin B6 (nam giới cần 90mg vitamin C và 1,3 - 1,7mg B6/ngày) và nhiều chất xơ - những chất có tác dụng cải thiện chức năng của tim và ngăn ngừa một số vấn đề về bệnh mạch vành. Hàm lượng natri trong chuối cũng thấp giúp bạn kiểm soát huyết áp tốt hơn, hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Ăn chuối hỗ trợ cải thiện chất lượng tinh trùng
Các khoáng chất như magie, mangan, kẽm... có nhiều trong chuối rất tốt cho sức khỏe sinh lý, sinh sản của nam giới. Năm 2009, tạp chí Oxidative Medicine and Cellular Longevity cho biết, nam giới hấp thu đủ lượng mangan giúp cải thiện hiệu quả chất lượng tinh trùng, tăng khả năng di chuyển và độ linh hoạt của chúng. Còn các chất như magie và kẽm góp phần làm tăng hưng phấn, giúp quý ông rút ngắn thời gian trở lại "sàn đấu".
Ngoài ra, trong chuối còn chứa một ít chất bromelain, đây một loại enzyme được cho là có tác dụng tốt đối với lượng Testosterone trong máu - yếu tố quyết định chức năng sinh lý, sinh sản và sức khỏe nền tảng của nam giới.
Cải thiện dạ dày, nhuận tràng thông tiện
Nổi tiếng với công dụng trị táo bón, chuối còn được biết tới như thần dược tự nhiên dành cho hệ tiêu hóa.
Cùng với đó, loại quả này còn hỗ trợ trị bệnh đau dạ dày, loét dạ dày, trào ngược dạ dày. Nguyên nhân là bởi chuối có tác dụng kích thích tái tạo niêm mạc dạ, tăng tiết dịch nhầy, giảm acid tại những chỗ loét và làm lành các vết loét của cơ quan này.
Ăn chuối cải thiện hệ thần kinh, điều hòa kinh nguyệt
Chuối còn giúp chị em điều hòa kinh nguyệt (Ảnh minh họa)
Trong chuối có chứa hàm lượng phong phú vitamin B, giúp ổn định đường huyết, từ đó xoa dịu hệ thần kinh, có tác dụng cải thiện tâm trạng, giảm áp lực, giúp chúng ta giữ bình tĩnh, thả lỏng cơ thể.
Nếu bạn là người hay bị stress, thường xuyên xúc động mạnh hay buồn bực quá độ, thì đây chính là lí do vì sao bạn nên ăn 2-3 quả chuối mỗi ngày.
Ngoài ra, các vitamin B6 có trong chuối vô cùng cần thiết cho việc tiết các hormone điều chỉnh sự rụng trứng. Ăn nhiều chuối cũng giúp chị em phụ nữ có kinh nguyệt đều đặn.
Giảm nguy cơ ung thư
Tiêu thụ chuối trong hai năm đầu đời có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh bạch cầu ở trẻ em. Ngoài ra, chuối còn là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào. Vì vậy, nó có thể giúp cơ thể bạn chống lại sự hình thành của các tế bào gốc tự do gây ra ung thư. Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng ăn nhiều chất xơ từ trái cây và rau quả như chuối có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng.
Bệnh tiểu đường
Một số nghiên cứu cho thấy những bệnh nhân tiểu đường loại 1 ăn nhiều chất xơ sẽ có nồng độ glucose trong máu thấp và bệnh nhân tiểu đường loại 2 sẽ có thể cải thiện lượng đường trong máu, cũng như hàm lượng lipid và insulin. Trung bình một quả chuối cung cấp khoảng 3g chất xơ. Vì vậy, ăn chuối thường xuyên rất tốt cho các bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Các nhà khoa học khuyến cáo rằng phụ nữ nên ăn 2125g chuối/ngày và nam giới nên ăn 3038g chuối/ngày.
Những thực phẩm dành cho người bị loét dạ dày tá tràng Loét dạ dày là những vết loét gây đau nằm ở niêm mạc dạ dày. Những vết loét được hình thành trong dạ dày được gọi là loét dạ dày và hình thành ở ruột, đặc biệt là tá tràng được gọi là loét tá tràng. Loét dạ dày và tá tràng được hình thành do giảm lớp niêm mạc dày bao phủ...