Trị đau mỏi khớp khi thay đổi thời tiết
Thời tiết thay đổi là điều kiện rất thuận lợi để các yếu tố gây bệnh (được gọi là tà khí) như phong, hàn, thử, thấp…xâm nhập vào cơ thể, lưu đọng lại ở các khớp xương khiến kinh lạc bị trở trệ, khí huyết kém lưu thông mà phát sinh chứng đau mỏi.
Có một tình trạng khá thường gặp là mỗi khi thay đổi thời tiết, nhiều người cảm thấy buồn mỏi, đau nhức ở các khớp. Nguồn: internet
Có một tình trạng khá thường gặp là mỗi khi thay đổi thời tiết, nhiều người, đặc biệt là phụ nữ và người có tuổi, cảm thấy buồn mỏi, đau nhức ở các khớp. Tuy nhiên, khi đi khám bệnh và làm các xét nghiệm thì lại không phát hiện được điều gì cụ thể. Để dự phòng tích cực và khắc phục tình trạng này một cách đơn giản có thể sử dụng các biện pháp sau đây:
Xoa bóp: Dùng một trong các loại dầu xoa bóp được bán tại các hiệu thuốc hoặc tự chế để xoa các khớp. Rượu thuốc xoa bóp có thể dùng một trong các công thức:
Bài 1: Khương hoạt 15g, độc hoạt 15g, quế chi 15g, tần giao 15g, đương quy 15g, dây đau xương 15g, nhũ hương 15g, một dược 15g, mộc hương 15g, tang chi 15g, tất cả tán vụn đem ngâm với 1500 ml rượu cao độ trong bình kín, sau 7 ngày thì dùng được.
Bài 2: Hồng hoa 60, đào nhân 6g, nhũ hương 6g, đương quy 12g, sinh nam tinh 12g, sinh bán hạ 12g, sinh xuyên ô 9g, khương hoạt 9g, độc hoạt 9g, bạch giới tử 3g, băng phiến 3g, tế tân 4,5g, tạo giác 4,5g, tất cả tán vụn đem ngâm với 1000 ml rượu cao độ trong bình kín, sau 7 ngày thì dùng được.
Bài 3: Đương quy 12g, độc hoạt 12g, khương hoạt 12g, thiên niên kiện 10g, hồng hoa 8g, tô mộc 12g, nhục quế 8g, tần giao 12g, huyết giác 12g, ngải diệp 6g, mộc qua 10g, tất cả tán vụn đem ngâm với 1000 ml rượu cao độ trong bình kín, sau 7 ngày thì dùng được.
Lưu ý: Cả ba loại rượu xoa bóp này chỉ được dùng ngoài, không được uống.
Chườm ngải cứu: Dùng ngải cứu tươi một nắm to, cắt đoạn dài chừng 2cm, muối ăn 1 bát đem rang cho đến khi hết tiếng nổ thì bỏ ngải cứu vào, đảo nhanh tay rồi đổ ra khăn ba lớp, bọc lại đem chườm vào các khớp đau mỏi, mỗi ngày 1 đến 2 lần. Cũng có thể dùng lá ngải đặt lên tấm gang hoặc viên gạch đã được nung nóng rồi dùng hơi thuốc xông các khớp hoặc nấu lấy nước ngâm rửa cùng với một vài thứ lá như xương sông, cỏ xước, lá lốt…
Video đang HOT
Thuốc uống: Dùng một trong số các bài thuốc đơn giản để sắc uống
Bài 1: Cỏ xước 15g, xấu hổ 15g, ý dĩ 15g, thổ phục linh 20g, kê huyết đằng 15g, cam thảo 6g, quế chi 12g, độc hoạt 10g, rễ đinh lăng 15g, vỏ quýt 8g, sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Bài 2: Độc hoạt 10g, cốt khí củ 15g, cốt toái bổ 15g, dây đau xương 15g, cỏ xước 15g, cam thảo dây 6g, tỳ giải 12g, thiên niên kiện 8g, vỏ quýt 8g, hà thủ ô 12g, rễ đinh lăng 12g, sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Bài 3: Thổ phục linh 15g, uy linh tiên 12g, độc hoạt 8g, ngũ gia bì 15g, ké đầu ngựa 12g, hoàng kỳ 12g, xuyên khung 8g, cẩu tích 15g, cam thảo 6g, sinh khương 3 lát, sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Trà thuốc: Dùng các phương trà thuốc như
Bài 1: Rễ cỏ xước 30g, kê huyết đằng 30g, hai vị tán vụn, hãm với nước sôi trong bình kín, sau 30 phút có thể dùng được, uống thay trà trong ngày.
Bài 2: Sinh địa 50g, khương hoạt 30g, độc hoạt 30g, kê huyết đằng 40g, đương quy 30g, thiên ma 20g, ngưu tất 20g, tỳ giải 20g, tất cả sấy khô, tán vụn, mỗi ngày lấy 20-30g hãm với nước sôi trong bình kín, sau 30 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày.
Bài 3: Dâm dương hoắc 30g, uy linh tiên 30g, xuyên khung 30g, nhục quế 30g, ké đầu ngựa 30g, tất cả sấy khô, tán vụn, mỗi ngày lấy 20-30g hãm với nước sôi trong bình kín, sau 30 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày.
Nhìn chung các phương pháp trên đều rất đơn giản, dễ kiếm, dễ chế, dễ dùng, rẻ tiền và đảm bảo tính an toàn. Có thể dùng để dự phòng tích cực, hỗ trợ trị liệu và điều trị duy trì chứng đau mỏi các khớp khi thời tiết thay đổi.
Theo ThS. Hoàng Khánh Toàn/khoahocdoisong.vn
Bệnh hô hấp vào mùa
Thời tiết thay đổi, chuyển từ nắng sang mưa, đồng thời vào mùa nhập học là thời điểm thuận lợi cho các bệnh lý hô hấp gia tăng ở trẻ em.
Tại các bệnh viện (BV) nhi ở TP.HCM hiện nay, số lượng bệnh nhi khám bệnh hô hấp đang có dấu hiệu tăng dần đều. Dự báo số lượng bệnh nhi mắc các bệnh lý hô hấp sẽ ngày càng gia tăng khi bước vào những tháng sắp tới, đặc biệt là tháng 9, tháng 10.
Bệnh có xu hướng tăng
Tại BV Nhi đồng 1, chăm sóc bé Phạm Hồng Ngọc (hai tuổi, ngụ Tiền Giang) tại khoa hô hấp, chị Nguyễn Hồng Trinh (28 tuổi) cho biết bé ho nhiều, có đàm nhưng trị ở địa phương không đỡ nên lên TP.
"Mấy hôm nay thời tiết cứ thay đổi thất thường, ngày hôm trước thì nắng nóng, qua hôm sau chuyển lạnh và có mưa, người lớn cũng muốn đổ bệnh, huống gì là con nít. Ở nhà tôi, ngoài bé này ra thì ông bà bé cũng mắc cảm, ho. Xung quanh hàng xóm mấy bé nhỏ cũng bị như vậy" - chị Trinh kể.
Nằm khoa nội tổng hợp đã được một tuần nhưng bé Nguyễn Tuấn Khải (2,5 tuổi, ngụ quận 2, TP.HCM) vẫn còn thỉnh thoảng ho. Bà Trương Thị Kim Thoa (56 tuổi, bà nội bé) cho biết bé sinh non nên thời tiết thay đổi là hay bị viêm họng, cảm, sốt, đợt này bé bị bệnh nặng nhất. "Bác sĩ cho biết cháu tôi bị viêm phổi, cha mẹ thằng nhỏ không nghỉ được lâu nên tôi phải vào ở BV phụ chăm sóc cháu" - bà Thoa kể.
Theo số liệu thống kê của BV Nhi đồng 1 (TP.HCM), kể từ tháng 6 đến nay, số lượng bệnh nhi khám bệnh và nằm viện do đường hô hấp có xu hướng tăng. Từ đầu tháng 8 đến nay BV ghi nhận hơn 30.000 lượt khám bệnh hô hấp, hiện tại có 1.300 ca nằm viện. BV dự báo theo diễn tiến mọi năm, số ca mắc bệnh hô hấp sẽ nhích dần và cao điểm sẽ rơi vào tuần thứ 38, 39 trong năm, tức tầm tháng 9, tháng 10.
Tại BV Nhi đồng 2 (TP.HCM), gần cửa ngõ các tỉnh miền Đông Nam bộ, số lượt khám bệnh lý hô hấp cũng chiếm chủ yếu trong tổng số lượt khám bệnh trong ngày. Các bệnh lý hô hấp trẻ thường gặp là ho, sốt, sổ mũi, viêm mũi, viêm họng, viêm phổi, viêm phế quản.
Trẻ được cha mẹ đưa đi khám bệnh hô hấp tại khoa hô hấp BV Nhi đồng 1, TP.HCM. Ảnh: HL
Không phải ho nhiều là bệnh nặng
TS-BS Trần Anh Tuấn, Trưởng khoa hô hấp BV Nhi đồng 1, nhận xét thời tiết giao mùa chuyển từ nắng gắt sang mưa là thời điểm thuận lợi cho nhiều mầm bệnh phát sinh.
Ngoài ra, cơ thể trẻ em, nhất là dưới năm tuổi, khả năng đề kháng và chống lại các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài hạn chế nên trẻ rất dễ mắc bệnh, nhất là các bệnh liên quan đường hô hấp. Với thời tiết thay đổi đột ngột và thời gian trẻ bắt đầu nhập học tiếp xúc trong môi trường tập thể, các bậc phụ huynh cần quan tâm phòng bệnh cho con.
Đối với trẻ nhỏ còn đang bú mẹ, nhất là dưới sáu tháng tuổi, nên cho bú sữa mẹ hoàn toàn và kéo dài càng lâu càng tốt để tăng sức đề kháng cho bé.
Ngoài ra, phụ huynh nên lưu ý chủng ngừa phòng bệnh viêm phổi cho con. Khi thời tiết trở mưa, lưu ý cho trẻ ăn mặc đủ ấm, tránh nơi gió lùa. Bên cạnh đó, biện pháp rửa tay đơn giản nhưng hiệu quả được khuyến khích.
Tiếp theo đó, cần tránh cho trẻ tiếp xúc gần gũi với người khác đang mắc bệnh cảm, ho thông thường. Đặc biệt, các bé sơ sinh, sinh non, có bệnh mạn tính càng cần được chú ý bảo vệ vì khi mắc các bệnh lý hô hấp, bệnh dễ diễn tiến nặng hơn ở các đối tượng này.
Theo BS Tuấn, mắc các bệnh đường hô hấp đa phần sẽ tự khỏi sau 10 ngày, tuy nhiên có một số tình huống cần đưa trẻ đi cấp cứu ngay như bé ngủ li bì, không thể lay gọi, ăn được bao nhiêu nôn hết bấy nhiêu, không bú được, co giật, thở lõm ngực, khó thở, thở nhanh, sốt cao liên tục trên 39 độ kéo dài trên hai ngày, ho ra máu, ho ra đờm đục... Với những dấu hiệu này có khả năng trẻ không chỉ mắc bệnh lý hô hấp mà còn mắc các bệnh nguy hiểm khác.
Ngoài ra, theo BS Tuấn, có một hiểu lầm khá phổ biến là bệnh hô hấp có liên quan đến việc ho ít hay ho nhiều, ho ít là bệnh nhẹ, còn ho nhiều là bệnh nặng. "Trên thực tế, bé ho ít hay ho nhiều không phản ánh mức độ bệnh nặng mà quan trọng là bé thở ra sao. Bởi lẽ các trường hợp bệnh đường hô hấp dưới là bệnh nặng nhưng bé ho rất ít. Đối với bệnh đường hô hấp trên, bé ho nhiều hơn nhưng đa phần bệnh nhẹ do các thụ thể làm khởi phát phản xạ hô hấp đa phần nằm ở đường hô hấp trên. Khi ho không có dấu hiệu nguy hiểm, nhịp thở của bé sẽ còn nếu bé khó thở, thở nhanh hơn bình thường thở co rút lồng ngực là bệnh đang có dấu hiệu nặng, cần lưu tâm hơn" - BS Tuấn khuyến cáo.
Dưới hai tuổi cẩn thận với virus RSV
Theo những nghiên cứu gần đây, virushợp bào hô hấp hay còn gọi là RSV là tác nhân gây bệnh đường hô hấp trên và dưới phổ biến nhất. Khi nhiễm RSV, trong vòng 2-3 ngày đầu tiên trẻ cảm ho thông thường, sốt nhẹ, ho khan, xổ mũi. Sang ngày thứ ba trẻ có biểu hiện ho rất nhiều, trẻ dưới ba tháng tuổi ho như ho gà, thở khò khè như bị hen suyễn. Trẻ rất dễ bị khó thở, thở nhanh, thở co kéo, nặng hơn là thiếu ôxy, tím tái. Cho đến nay thế giới vẫn chưa tìm được vaccine phòng virus RSV hiệu quả. Do đó, biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất vẫn là rửa tay. Đối với các bé dưới hai tuổi hoặc thuộc nhóm nguy cơ cao như suy dinh dưỡng, sinh non, mắc các bệnh tim não cần đặc biệt lưu ý không cho tiếp xúc gần gũi với người lớn hay trẻ em mắc cảm ho thông thường.
Phụ huynh cần chú ý các biện pháp khác như cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, sắt, vitamin cho trẻ theo khuyến cáo, bảo vệ trẻ tránh các tác động của thời tiết như sử dụng máy quạt, máy điều hòa hợp lý.
HOÀNG LAN
Theo PLO
Trẻ nhỏ và những bệnh dễ mắc từ điều hòa Những ngày hè, lợi ích của điều hòa mang lại ai cũng rõ nhưng việc lạm dụng nó lại khiến nhiều trẻ trở bệnh. Bác sĩ đang thăm khám cho một bệnh nhân nhi bị liệt dây thần kinh số 7 sau đêm nằm điều hòa lạnh Trẻ lệch mặt vì... nằm điều hòa lạnh Mới đây, BV Đa khoa Hùng Vương (Phú...