Trẻ sốt cao kèm đau tai, cha mẹ cần nghĩ ngay tới căn bệnh nguy hiểm này!
Viêm tai giữa là một trong những bệnh lý phổ biến về tai mũi họng ở trẻ. Bệnh có thể gây ra các biến chứng trong đó có điếc, phá hủy cấu trúc xương,…
Tại sao trẻ bị viêm tai giữa?
Trẻ dưới 7 tuổi, hệ miễn dịch còn chưa phát triển đầy đủ do đó rất khó chống lại được sự nhiễm trùng. Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, vòi nhĩ ngắn hơn, rộng hơn và nằm ngang hơn so với người trưởng thành. Do đó, chất lỏng từ cổ họng và tai ngoài có chứa vi khuẩn dễ dàng đi qua ống vào tai giữa.
Trẻ nhỏ hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên rất dễ bị viêm tai giữa (Ảnh minh họa)
Ngoài ra, bệnh còn do một số nguyên nhân như:
- Việc vệ sinh tai mũi họng không sạch khiến vi khuẩn có cơ hội sinh sôi, phát triển mạnh mẽ, có điều kiện lây lan.
- Vòi nhĩ bị tắc nghẽn do nguyên nhân nào đó khiến cho việc thông khí và dẫn lưu dịch ở tai mũi họng bị gián đoạn, gây tích tụ trong tai giữa. Đây là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh viêm tai giữa ở trẻ nhỏ.
- Do một số bệnh lý về mũi họng như viêm amidan, viêm họng… khiến cho các chất xuất tiết do những bệnh này chảy qua vòi nhĩ và gây nhiễm trùng tai.
- Do một số bệnh lý như thủng màng nhĩ, viêm ống tai ngoài…
- Do một số yếu tố như sử dụng thuốc sai cách, bơi lội ở vùng nước bẩn, môi trường ô nhiễm…
Các dấu hiệu cho thấy trẻ bị viêm tai giữa
Khi bị viêm tai giữa, trẻ thường có những biểu hiện đặc trưng như:
Video đang HOT
- Trẻ sốt trên 38 độ.
- Trẻ quấy khóc, khó ngủ và hay cáu khỉnh.
- Trẻ bị đau tai, đặc biệt là khi nằm xuống thường kéo tai, khó chịu.
- Chán ăn, ăn không ngon miệng.
- Nôn ói hoặc tiêu chảy.
- Chảy mủ, dịch từ ống tai ngoài.
- Kém phản ứng với âm thanh.
- Xuất hiện triệu chứng đau tai,đau đầu hoặc giảm thính lực tạm thời thường xảy ra ở trẻ lớn.
Điều trị viêm tai giữa cho trẻ
Viêm tai giữa cần được điều trị sớm và dứt điểm tránh để sang giai đoạn mạn tính, tích mủ hoặc chưa cholesteatoma vì khi đó có khả năng phá hủy chuỗi xương con trong tai, thủng màng nhĩ, nghe kém, điếc… thậm chí là biến chứng nội sọ.
Ngay khi trẻ bị viêm tai giữa cần đưa trẻ tới các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để tránh những biến chứng nguy hiểm cho trẻ.
Viêm tai giữa cần được điều trị kịp thời để dứt điểm bệnh (Ảnh minh họa)
Viêm tai giữa cấp thường chia làm ba giai đoạn: giai đoạn xung huyết, giai đoạn ứ mủ và giai đoạn vỡ mủ. Tùy vào từng giai đoạn mà sẽ có cách điều trị khác nhau. Khoảng 2/3 số trường hợp viêm tai giữa cấp là do vi khuẩn gây ra, thường gặp nhất là phế cầu.
Biện pháp phòng ngừa viêm tai giữa ở trẻ
Bạn có thể ngăn ngừa bệnh viêm tai giữa ở trẻ em bằng các cách như:
- Cho bé bú mẹ để giúp nâng cao sức đề kháng. Ngoài ra khi bú sữa bình, sữa có thể đổ và chảy vào tai trẻ. Do đó, mẹ nên cho bé bú ở tư thế ngồi.
- Không hút thuốc hoặc không cho phép bất cứ ai hút thuốc lá xung quanh bé, không đưa bé đến nơi có khói thuốc.
- Kiểm tra xem bé đã chích ngừa phế cầu, vắc xin ngừa cúm hay chưa. Việc tiêm vắc xin có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh ở một số trẻ em.
- Bạn hãy cố gắng không để bé phải đi nhà trẻ khi dưới 1 tuổi. Việc đi nhà trẻ quá sớm có thể khiến trẻ bị ho, khóc nhiều, bị cảm thường xuyên hơn, dễ dẫn đến viêm tai giữa ở trẻ em.
Theo giadinhvietnam
'Chậm lớn' do thiếu hụt hormone tăng trưởng
Tại Bệnh viện Nhi T.Ư (Hà Nội), mỗi ngày các bác sĩ tiếp nhận từ 30 - 50 trường hợp bệnh nhi được gia đình đưa đến khám do chậm tăng trưởng chiều cao.
Phụ huynh nên quan tâm theo dõi chiều cao của trẻ - ShutterStock
Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân dẫn đến chậm tăng trưởng chiều cao ở trẻ như suy dinh dưỡng, bị các bệnh lý dị tật bẩm sinh, loạn sản sụn, còi xương, thiếu máu, suy thận mạn hoặc các bệnh lý nội tiết như: suy giáp, thiếu hormone tăng trưởng...
Trong đó, thiếu hormone tăng trưởng là một trong những nguyên nhân quan trọng, tỷ lệ mắc bệnh khoảng 1/4.000 - 1/10.000 trẻ.
Bé gái Nguyễn L.A (ở Hà Nội) khi 17 tháng tuổi được cha mẹ đưa đến khám tại Bệnh viện (BV) Nhi T.Ư vì chậm lớn. Chiều cao của bé lúc đến khám là 59 cm (trong khi chiều cao trung bình của trẻ ở độ tuổi này là 74 - 86 cm). Qua thăm khám và xét nghiệm, bé được chẩn đoán thiếu hormone tăng trưởng và bắt đầu điều trị hormone tăng trưởng lúc 19 tháng tuổi.
Bé trai Trần Văn M. (ở Hải Phòng) đến khám lúc 6 tuổi 3 tháng với chiều cao 94 cm, trong khi chiều cao trung bình của trẻ ở tuổi này là 117 - 127 cm. Qua thăm khám, các bác sĩ chẩn đoán cháu thiếu hormone tăng trưởng.
TS-BS Nguyễn Ngọc Khánh, Khoa Nội Tiết - Chuyển hóa - Di truyền thuộc BV Nhi T.Ư, cho biết hormone tăng trưởng giúp cơ thể trẻ phát triển chiều cao và giúp chuyển hóa làm giảm khối mỡ, tăng khối cơ trong cơ thể. Trẻ em thiếu hormone này sẽ chậm phát triển, tăng nguy cơ gãy xương và bệnh tim mạch.
Nếu không được điều trị kịp thời, chiều cao cuối cùng của trẻ sẽ thấp hơn nhiều so với chiều cao trẻ đạt được khi trưởng thành.
BS Nguyễn Ngọc Khánh cho biết thêm, điều trị hormone tăng trưởng cho trẻ chậm cao tại BV Nhi T.Ư được thực hiện từ năm 2005 và hiện có hơn 900 trẻ đang điều trị với các nhóm bệnh do thiếu hormone tăng trưởng, chậm tăng trưởng so với tuổi thai, cho kết quả tốt: năm đầu trẻ tăng trung bình 10 - 12 cm, năm thứ 2 tăng trung bình 7 - 9 cm, các năm sau đó tăng trung bình 6 cm. Nhiều trẻ sau điều trị đạt chuẩn mức chiều cao trung bình theo bảng tăng trưởng chiều cao của trẻ em VN.
Sau gần 5 năm được điều trị tại BV Nhi T.Ư, chiều cao của bé gái L.A đã có sự thay đổi đáng ngạc nhiên: năm đầu tiên trẻ tăng được 14 cm, năm thứ hai tăng 10 cm, năm thứ ba tăng 13 cm và năm thứ tư tăng 6 cm. Hiện bé L.A được 5 tuổi 8 tháng cao 101 cm.
Bé trai Trần Văn M. cũng có kết quả khả quan: năm thứ nhất tăng 14 cm, năm thứ hai tăng 10 cm, năm thứ ba tăng 7,5 cm, năm thứ tư tăng 6 cm, năm thứ năm tăng 6,5 cm. Hiện tại bé M. 11 tuổi 4 tháng cao 139 cm.
Một trẻ trai 8 tuổi đến khám với chiều cao 106,5 cm, sau 18 tháng điều trị đã tăng được 20 cm chiều cao. Sau 75 tháng chiều cao tăng 42 cm. Hiện trẻ 14,5 tuổi đạt chiều cao 148,5 cm.
Tuổi can thiệp phù hợp
Bác sĩ chuyên khoa nội tiết nhi chia sẻ, bố mẹ nên quan tâm theo dõi chiều cao của trẻ trên biểu đồ tăng trưởng để biết được chiều cao và tăng trưởng của con có bình thường hay không. Với trẻ thiếu hormone tăng trưởng, nếu điều trị sớm, có thể bắt kịp tăng trưởng của các trẻ bình thường và hầu như sẽ đạt được chiều cao tối đa lúc trưởng thành theo di truyền của từng trẻ.
Bác sĩ cũng lưu ý, điều trị bệnh lý này bằng đường tiêm, do đó cần tiêm thuốc đều đặn theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu không được điều trị, trẻ thiếu hormone tăng trưởng có chiều cao trung bình chỉ từ 135 - 145 cm, thấp hơn nhiều so với chiều cao tối đa có thể đạt được.
"Bất kỳ thời điểm nào thấy trẻ phát triển chiều cao thấp hơn giới hạn bình thường và tốc độ tăng trưởng chậm thì gia đình nên đưa con đi khám bác sĩ chuyên khoa nội tiết nhi để xác định chẩn đoán và nguyên nhân. Cần điều trị đúng thời điểm, đúng liều, tốt nhất là trong khoảng độ tuổi 4 - 13, trước khi các sụn xương của trẻ đóng lại."
TS-BS Nguyễn Ngọc Khánh (Bệnh viện Nhi T.Ư)
Theo Thanh niên
Tránh cận thị cho trẻ ngay từ thực đơn ăn uống, chế độ ngủ nghỉ Tỷ lệ cận thị ở trẻ em đang ngày càng gia tăng, điều này gây rất nhiều khó khăn và bất tiện cho các em trong quá trình sinh hoạt và học tập. Cận thị ở trẻ em cũng làm tăng khả năng mắc các bệnh về mắt như bong võng mạc, đục thủy tinh thể và tăng nhãn áp ở tuổi trưởng...