Trẻ nhiễm virus EV71 khiến bệnh tay chân miệng trở nên nguy hiểm
Theo các chuyên gia y tế, trong số các virus đường ruột, EV71 và coxsackievirus A16 (CA16) là các tác nhân phổ biến gây bệnh tay chân miệng. Trong khi nhiễm CA16 thường gây bệnh nhẹ và ít gây biến chứng thần kinh, nhiễm EV71 thường liên quan đến các biến chứng thần kinh nặng và có thễ dẫn đến tử vong cho trẻ nhỏ.
Theo PGS.TS Trần Minh Điển – Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, trong số hơn 200 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng mà bệnh viện đã tiếp nhận từ đầu năm đến nay có khoảng 10 ca được xác định do nhiễm chủng virus EV71.
Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương thông tin, nhóm mắc vi rút EV không nhiều, đặc biệt là EV71. Tuy nhiên, đây là chủng virus có đặc tính lây lan nhanh, gây sốt cao và gây nhiều biến chứng nặng như thần kinh, tim mạch, phù phổi, sốc, suy tim và tử vong nhanh. EV71 cũng được biết đến như một loại virus có vai trò gây viêm não và các hội chứng não cấp, làm cho bệnh nặng hơn. Đáng lo ngại, nhiễm virus EV71 gây biến chứng thần kinh cao gấp 5,1 lần so với nhiễm các virus đường ruột khác gây bệnh tay chân miệng.
PGS.TS Trần Minh Điển – Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương. (Ảnh: Minh Khuê).
Các chuyên gia y tế cảnh báo, bệnh tay chân miệng hiện đang vào mùa, với số bệnh nhân thường tăng cao vào tháng 8 đến tháng 11. Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vaccine phòng ngừa nhiễm virus EV71 tại Việt Nam.
PGS Trần Minh Điển cho biết, mọi trẻ nhỏ đều có nguy cơ mắc bệnh tay chân miệng. Vì vậy, khi trẻ mắc bệnh, cha mẹ cần cho trẻ ở trong không gian thoáng, các bề mặt trẻ tiếp xúc như sàn nhà, nhà vệ sinh, giường ngủ phải sạch sẽ.
Video đang HOT
“Khi trẻ mắc bệnh, cha mẹ lưu ý cần cô lập các chất xúc tiếp của các cháu như: Phân, nước mũi, chất nôn…, đảm bảo không bị lây nhiễm với các cháu khác. Khi mắc bệnh cần đưa đi đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời” – PGS Trần Minh Điển nói.
Theo thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận hơn 53.000 trường hợp mắc tay chân miệng, đặc biệt có 6 ca tử vong tại 5 tỉnh thành phố phía Nam. So với cùng kỳ năm 2017, số ca mắc giảm hơn 25% nhưng tác nhân gây bệnh do virus EV71 có tỷ lệ cao hơn thời gian trước đây nên làm tỷ lệ bệnh nặng cao hơn. Hiện nay, tại một số tỉnh thành như TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Hà Nội…số ca mắc tay chân miệng đang có dấu hiệu gia tăng.
Nhằm giảm thiểu số trẻ mắc bệnh, hạn chế thấp nhất nguy cơ tử vong, không để dịch bệnh bùng phát, lan rộng và kéo dài, Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) vừa có công văn khẩn về việc “tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh tay chân miệng” gửi Giám đốc Sở Y tế các tỉnh thành trên cả nước.
Cục Y tế Dự phòng đề nghị ngành Y tế các địa phương phối hợp chặt chẽ với ngành Giáo dục tổ chức các hoạt động truyền thông, phòng chống bệnh tay chân miệng trong trường học, trọng điểm là nhà trẻ, trường mẫu giáo; bảo đảm các cơ sở giáo dục có đủ phương tiện rửa tay, xà phòng, nước sạch ở vị trí thuận tiện phục vụ trẻ và người chăm sóc trẻ; vệ sinh hàng ngày khu vui chơi, đồ chơi cho trẻ; phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, kịp thời xử lý khi xảy ra ổ dịch.
Minh Khuê
Theo laodongthudo.vn
Bộ Y tế: Dịch tay chân miệng bùng phát, 6 trường hợp tử vong
Theo hệ thống báo cáo giám sát bệnh truyền nhiễm, trong 9 tháng đầu năm 2018, cả nước ghi nhận 53.529 trường hợp mắc tay chân miệng tại 63 tỉnh, thành phố, trong đó có 25.845 trường hợp nhập viện và đã có 6 trường hợp tử vong tại 5 tỉnh thành phố khu vực phía Nam.
Dấu hiệu bệnh tay chân miệng
Ông Đặng Quang Tấn - Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế - cho biết: So với cùng kỳ năm 2017, số mắc cả nước giảm 15,3%, số trường hợp nhập viện giảm 20,1%. Tuy nhiên, một số tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc tích lũy cao và gia tăng nhanh trong các tuần gần đây, như TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Đồng Tháp, Bà Rịa- Vũng Tàu, Long An, Đà Nẵng, Ninh Thuận, Quảng Ngãi, Tây Ninh, Hà Nội.
"Dự báo dịch tay chân miệng có xu hướng gia tăng trong thời gian tới đây do tính chất lây truyền, đặc biệt trong mùa tựu trường, học sinh đang tập trung vào năm học mới và hiện chưa có vắc xin phòng bệnh"- ông Tấn nói.
Theo chuyên gia Cục Y tế dự phòng, bệnh tay chân miệng là bệnh nhiễm vi rút cấp tính, lây truyền theo đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ và có khả năng gây thành dịch lớn. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông.
"Hầu hết các ca bệnh đều diễn biến nhẹ. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, bệnh có thể diễn biến nặng và gây biến chứng nguy hiểm như viêm não - màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nên cần được phát hiện sớm, điều trị kịp thời"- Cục Y tế dự phòng nhấn mạnh.
Trước tình hình đó, ngày 1.10, Bộ Y tế đã ra công văn khẩn về việc tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh tay chân miệng trên toàn quốc.
Cục Y tế dự phòng đề nghị Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố chỉ đạo các đơn vị trên địa bàn triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch hiệu quả trên địa bàn, tập trung vào các vùng có số mắc cao, có nguy cơ bùng phát dịch.
Bộ Y tế đề nghị các Sở Y tế tăng cường truyền thông cho người dân thực hiện 3 sạch: Ăn uống sạch, ở sạch và đồ chơi sạch... Phối hợp chặt chẽ với ngành Giáo dục và Đào tạo tổ chức các hoạt động truyền thông phòng chống dịch bệnh tay chân miệng. Giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, kịp thời phát hiện sớm các ổ dịch mới phát sinh, khoanh vùng, xử lý triệt để ổ dịch ngay khi phát hiện...
"Tổ chức tốt việc thu dung điều trị bệnh nhân, lưu ý với các bệnh nhân nặng, hạn chế thấp nhất các trường hợp biến chứng nặng gây tử vong. Thực hiện tốt phòng tránh lây nhiễm chéo các bệnh viện và trong các cơ sở điều trị, đặc biệt giữa bệnh tay chân miệng với bệnh sởi, viêm phổi và viêm đường hô hấp khác"- đại diện Cục Y tế dự phòng nhấn mạnh.
Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị chủ động chuẩn bị kinh phí để đảm bảo nhu cầu về thuốc, vật tư, hóa chất, trang thiết bị cho các hoạt động phòng chống dịch bệnh.
Tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra và hỗ trợ các địa phương giải quyết ngay các khó khăn, vướng mắc trong công tác phòng, chống dịch bệnh và có biện pháp chỉ đạo kịp thời.
THÙY LINH
Theo laodong.vn
Cả nước hơn 30 nghìn ca mắc tay chân miệng, gia tăng mạnh tại TP Hồ Chí Minh Thống kê của Bộ Y tế từ đầu năm đến cuối tháng 8/2018, cả nước có hơn 30.000 ca bệnh tay chân miệng ghi nhận tại cả 63 tỉnh thành. Trong số đó có đến hơn nửa bệnh nhân (16.900 ca) mắc tay chân miệng phải nhập viện. Cùng với tay chân miệng, sốt xuất huyết ghi nhận 42.600 ca mắc, 9 ca...