Trẻ đổ mồ hôi trộm khi ngủ, không phải do thiếu canxi, mẹ làm 3 điều này để bảo vệ
Đổ mồi hôi trộm là một trong những tình trạng thường gặp ở trẻ, khiến nhiều bố mẹ lo lắng.
Mồ hôi trộm là hiện tượng thường thấy ở trẻ em, trẻ đổ mồ hôi trộm khi ngủ không chỉ ảnh hưởng tới giấc ngủ của trẻ mà còn ảnh hướng tới sự phát triển của trẻ.
Trẻ ra mồ hôi thường xuyên, khiến lỗ chân lông giãn ra, đây là nơi ứ đọng những chất cặn bã dễ bị viêm nhiễm, rôm sảy, ngứa và mụn nhọt. Đồng thời, trẻ cũng dễ mất một lượng nước, muối khiến cơ thể trở nên khô, mệt mỏi, biếng ăn, cơ thể suy kiệt dần, gầy mòn dẫn đến suy dinh dưỡng, chậm lớn, còi xương.
Nguyên nhân khiến trẻ đổ mồ hôi trộm
Khi ngủ, nhiều trẻ gặp tình trạng đổ mồ hôi nhễ nhại, gối ướt đẫm dù thời tiết không quá nóng. Nhiều bà mẹ truyền tai nhau rằng trẻ đổ mồ hôi trộm là do thiếu canxi, nhưng trên thực tế, trẻ đổ mồ hôi trộm không phải thiếu canxi mà do những nguyên nhân sau:
Do đặc điểm phát triển của bản thân trẻ
Quá trình trao đổi chất với trẻ trong giai đoạn phát triển diễn ra rất mạnh mẽ, do đó trung tâm điều hòa thân nhiệt cũng nhạy cảm hơn, chỉ cần một ít động tác nhỏ cũng có thể khiến trẻ đổ mồ hôi. Hơn nữa, cơ địa tiết mồ hôi của trẻ khác với người lớn, vẫn đang phát triển ở giai đoạn đầu.
Mồ hôi chủ yếu xuất ra từ các tuyến mồ hôi ngoại tiết, vậy nên mồ hôi của trẻ thường tiết ra ở tay, chân, trán và lưng. So với người lớn, tuyến mồ hôi đã dần hoàn thiện, phát triển tốt, chủ yếu tập trung tiết ra ở nách – vùng bị khuất. Điều này khiến người lớn thường hay nghĩ rằng trẻ con xuất nhiều mồ hôi trộm.
Hiện tượng mồ hôi khi ngủ ở trẻ thường xuất hiện ở trán, tóc và cổ sau nửa giờ kể từ khi vào giấc ngủ. Thế nhưng hiện tượng này cũng nhanh chóng kết thúc 1 giờ sau đó.
Đổ mồ hôi trộm là tình trạng thường thấy ở trẻ.
Do trẻ quá phấn khích hoặc lo lắng trước khi đi ngủ
Trẻ quá lo lắng hoặc phấn khích trước khi đi ngủ sẽ khiến não bộ ở trạng thái hưng phấn, kích thích trung tâm điều hòa thân nhiệt hoạt động, dẫn đến tiết mồ hôi. Điều này sẽ khiến trẻ khó đi vào giấc ngủ.
Video đang HOT
Do đó, cha mẹ nên tạo cho trẻ môi trường ngủ yên tĩnh, thoải mái và để trẻ bình tĩnh khoảng 1 giờ trước khi đi ngủ, để không bị mất giấc ngủ và hình thành thói quen ngủ xấu.
Do trẻ ăn hoặc uống trước khi đi ngủ
Một số trẻ thường hay đòi ăn gì đó hoặc uống sữa trước khi đi ngủ. Tuy chỉ là một lượng nhỏ nhưng thức ăn vào dạ dày sẽ kích thích dạ dày và ruột vận động, tăng tiết dịch vị và tuyến mồ hôi, gây ra chứng hyperhidrosis sau khi ngủ.
Bên cạnh đó, trẻ ăn trước khi ngủ cũng dẫn gây khó tiêu, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và đi sâu vào giấc ngủ
Do thiếu vitamin D
Trẻ dễ bị thiếu vitamin D hơn so với canxi. Thiếu vitamin D không chỉ ảnh hưởng đến quá trình hấp thu và tiêu hóa canxi mà còn gia tăng tình trạng “còi xương”, gây nên chứng đổ mồ hôi trộm vào ban đêm.
Nếu trẻ không chỉ ngủ li bì sau khi đổ mồ hôi mà còn thường xuyên đổ mồ hôi trộm, quấy khóc, ngủ không ổn định thì cha mẹ nên cho bé đến gặp bác sĩ để thăm khám để biết cách chăm sóc khoa học.
Do thời tiết quá nóng và chăn bông quá dày
Ngoài ra, cũng không thể loại trừ trường hợp do yếu tố thời tiết tác động. Quá trình trao đổi chất của trẻ diễn ra mạnh hơn người lớn, cơ thể sinh nhiệt nhanh hơn, sau khi sinh nhiệt các em sẽ đổ mồ hôi để thoát nhiệt. Nếu phòng quá nóng hoặc đắp chăn quá dày, các bé sẽ bị nóng và đổ mồ hôi, nhất là các bộ phận ở đầu và cổ.
Ngoài việc đổ mồ hôi, cha mẹ cũng thường hay sợ con lạnh mà đắp chăn bông quá dày khiến giấc ngủ không ổn định.
Vậy nên, cha mẹ nên chuẩn bị sẵn nhiệt kế và ẩm kế, tính nhiệt độ và độ ẩm trong nhà để hạn chế cho trẻ ở trong môi trường khô nóng trong thời gian dài.
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ đổ mồ hôi trộm khi ngủ như nhiệt độ phòng, thời tiết, thiếu vitamin D hoặc do bệnh lý…
Không phải do thiếu canxi, 3 điều mẹ cần lưu ý khi trẻ đổ mồ hôi trộm khi ngủ
Cha mẹ đừng vội quy chụp rằng trẻ thiếu canxi, để biết trẻ thiếu canxi hay không cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để thăm khám. Nhưng trước hết, cha mẹ cần lưu ý 3 điều quan trọng sau khi nhận thấy trẻ đổ mồ hôi trộm khi ngủ.
Tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ đổ mồ hôi trộm
Khi nhận thấy trẻ đổ mồ hôi nhiều sau khi ngủ, cha mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ ra mồ hôi trộm, đó là do sinh lý hay bệnh lý?
Nếu trẻ khỏe mạnh và phát triển tốt thì nguyên nhân gây ra mồ hôi có thể là do thời tiết nóng, đắp chăn hoặc mặc trang phục quá dày, vận động tốn nhiều năng lượng. Ngược lại, nếu trẻ đổ mồ hôi trộm giữa đêm, kèm theo quấy khóc khó chịu, ngủ không ổn định, là dấu hiệu không bình thường, cha mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ.
Nếu nhận thấy tình trạng trẻ đổ mồ hôi bất thường khi ngủ, mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để thăm khám.
Chú ý nhiệt độ phòng và không gian ngủ của trẻ
Nhiệt độ trong nhà tốt nhất là 20-24 độ C, không nên cao hơn, nhất là phòng quá nhiều gió do máy lạnh hoặc gió trời vào những ngày hè.
Đồ ngủ cho bé tốt nhất nên là vải cotton 100%, có độ thoáng khí và thấm hút mồ hôi tốt, tạo cảm giác thoải mái hơn khi mặc. Chăn của trẻ cũng không nên quá dày để không bị chèn ép khi thở.
Và quan trọng là cho trẻ ngủ trong không gian yên tĩnh, thoải mái, không quá ồn ào do tiếng TV, không mắng mỏ mà hãy cùng trò chuyện, lắng nghe với trẻ. Cha mẹ có thể đọc truyện, đọc sách hay cho trẻ nghe nhạc.
Chăm sóc sức khỏe của trẻ
Trẻ nhỏ tiết ra mồ hôi là chuyện thường, nhưng đổ mồ hôi quá nhiều không chỉ làm mất đi độ ẩm mà có thể khiến trẻ bị cảm lạnh. Vì vậy, sau khi tiết mồ hôi, chăm sóc cơ thể cũng rất quan trọng.
Khi ra mồ hôi, nghĩa là trẻ đang bị mất nước. Vì vậy cần phải bổ sung nước khi thời, như là uống nước sau khi thức dậy vào buổi sáng, sau khi đổ mồ hôi vào đêm hôm trước, để tránh tình trạng da bị mất nước
Lau kịp thời khi trẻ ra mồ hôi để mồ hôi không kịp thấm vào cơ thể, hoặc tích cụ ở các nếp da. Nếu có thể, cha mẹ nên thay quần áo mới cho trẻ.
Không cho trẻ ở trong môi trường có gió lạnh, vì khi tiết mồ hôi, lỗ chân lông nở ra, gặp gió lạnh sẽ dễ bị cảm.
Mẹ nên lau kịp thời khi trẻ ra mồ hôi để mồ hôi không kịp thấm vào cơ thể, hoặc tích cụ ở các nếp da.
3 tác dụng ngược của rau ngót với sức khoẻ
Rau ngót có nhiều thành phần dinh dưỡng, chất sơ tốt cho cơ thể nhưng không phải lúc nào rau ngót cũng tốt cho tất cả mọi người.
Ăn rau ngót tăng nguy cơ gây sảy thai
Cho đến nay, chưa có nhiên cứu khoa học nào chỉ ra tác hại của rau ngót với thai kỳ. Tuy nhiên, trong rau ngót tươi có chứa hàm lượng papaverin cao gây hiện tượng co thắt cơ trơn tử cung khiến phụ nữ mang thai rất dễ sảy thai. Vì vậy, đối với phụ nữ mang thai thì các món ăn từ rau ngót lại được cảnh báo nguy hiểm nếu sử dụng nhiều.
Ảnh minh họa
Chính vì vậy thai phụ, đặc biệt là với những thai phụ có tiền sử sảy thai liên tiếp, đẻ non, thụ tinh trong ống nghiệm nên hạn chế ăn rau ngót đặc biệt là uống nước rau ngót sống, liều cao.
Rau ngót gây mất ngủ
Tại Đài Loan, đã có báo cáo rằng trong những người uống nước ép rau ngót (150g) từ 2 tuần đến 7 tháng đã xảy ra tác dụng phụ như có triệu chứng khó ngủ, ăn uống kém đi và khó thở. Tuy nhiên, những triệu chứng này biến mất sau 1 ngày ngừng tiêu thụ nước ép lá rau ngót.
Rau ngót không tốt cho người còi xương, thiếu canxi
Ảnh minh họa
Ngoài việc hỗ trợ cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể, glucocorticoid là kết quả của quá trình trao đổi chất của lá rau ngót có thể gây cản trở cho quá trình hấp thụ canxi và phốt pho có trong chính lá rau ngót và thực phẩm khác được ăn kèm. Do đó, những người bị thiếu canxi, còi xương tốt nhất không nên ăn.
13 sai lầm cha mẹ thường mắc phải khi chăm trẻ dưới 1 tuổi - không phải ai cũng biết Làm cha, làm mẹ, ai cũng muốn chăm con mình thật kỹ lưỡng để con có thể phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên, nhiều ông bố bà mẹ vẫn mắc phải những sai lầm này trong quá trình nuôi con. Trẻ hay rụng tóc là biểu hiện của thiếu canxi Rụng tóc hoàn toàn không liên quan đến tình trạng thiếu canxi. Trên...