Củ sắn dây – thức uống giải khát và làm thuốc
Sắn dây là loài cây dây leo thuộc họ đậu, được trồng ở nhiều nơi ở nước ta để làm thực phẩm và làm thuốc. Hầu hết các bộ phận của cây sắn dây đều được sử dụng làm thuốc chữa bệnh.
Bộ phận dùng tốt nhất là rễ (hoặc củ sắn dây) được thu hoạch vào mùa đông, xuân. Củ sắn dây được đào lên và rửa sạch đất cát, bỏ lớp vỏ ngoài, cắt khúc hoặc thái lát, sau đó phơi hoặc sấy khô, Đông y gọi là cát căn. Rễ đào về rửa sạch, loại bỏ rễ con và chế biến ngay, không nên để quá 3 ngày, để lâu nữa sẽ bị thối hỏng.
Sắn dây không chỉ là thực phẩm thanh nhiệt giài khát trong ngày hè mà còn là vị thuốc hay trị nhiều bệnh.
Hoa sắn dây gọi là cát hoa có vị ngọt, tính bình. Có tác dụng giải ngộ độc rượu, chữa phiền khát, tràng phong hạ huyết (đại tiện ra máu).
Bột sắn dây pha uống sống hay nấu chín làm nước giải khát trị sốt nóng, nhức đầu, mẩn ngứa, mụn nhọt, rôm sảy, kiết lỵ ra máu.
Về thành phần dinh dưỡng, sắn dây có flavonoids (daizein, puerarin, formononetin,…); triterpenoids (sophoradiol, soyasapogenol…) và các hợp chất carbohydrate (tinh bột 10 – 14%, mannitol, pinitol) miroessterol, succinic acid, allantoin.
Nước bột sắn dây – thức uống lý tưởng trong ngày hè nắng nóng.
Theo Đông y, sắn dây vị ngọt, cay, tính bình; vào các kinh tỳ và vị. Tác dụng giải biểu thanh nhiệt, giải cơ thấu chẩn chỉ khát, sinh tân chỉ tả. Trị cảm sốt đau đầu, đau cứng vùng đầu cổ vai, sốt nóng khát nước, lỵ, tiêu chảy, ban sởi mọc chậm không đều. Ngày dùng 6 – 16g; bằng cách nấu luộc, chưng hầm, vắt lấy nước. Sau đây là một số thực đơn chữa bệnh có sắn dây.
Video đang HOT
Song cát thang: khổ qua tươi 150 – 200g, cát căn tươi 150 – 200g. Tất cả rửa sạch thái lát, sắc hoặc hãm uống. Ngày uống 1 lần, đợt 2 – 3 ngày. Dùng tốt cho người bị cảm mạo phong nhiệt; biểu hiện đau đầu sốt nóng vã mồ hôi, tắc ngạt mũi, đau sưng họng, viêm khí phế quản, ho có đờm vàng, các trường hợp sốt xuất huyết (mới sốt nóng hay đã có xuất huyết dưới da và niêm mạc).
Cháo sắn dây gạo tẻ: bột sắn dây 30g, gạo tẻ 50g. Gạo ngâm nước 1 đêm, đem nấu cháo cùng với bột sắn, thêm chút muối hoặc đường để ăn. Món này rất tốt cho người tăng huyết áp, bệnh mạch vành, đái tháo đường týp II, tiêu chảy mạn tính do tỳ hư. Ngoài ra còn làm thức ăn giải nhiệt giải khát mùa hè.
Cháo sắn dây gạo tẻ không chì giải nhiệt giải khát, mà còn rất tốt cho người tăng huyết áp, bệnh mạch vành, đái tháo đường týp II, tiêu chảy mạn tính do tỳ hư.
Nước ép sắn dây ngó sen: sắn dây tươi, ngó sen liều lượng như nhau, ép nước uống. Dùng tốt cho người bị xuất huyết dưới da, rong kinh rong huyết, chảy máu chân răng, tiểu ra máu, đại tiện ra máu.
Nước rau má sắn dây: rau má tươi 20 -30g, bột sắn 10g. Rau má rửa sạch, giã nát, thêm 150 – 200ml nước sôi, để nguội gạn lấy nước; hòa bột sắn, thêm đường vừa uống. Làm nước giải khát. Trị sốt nóng, nhức đầu, mẩn ngứa, mụn nhọt rôm sảy, kiết lỵ ra máu.
Nước rau má sắn dây giải khát, trị sốt nóng, nhức đầu, mẩn ngứa mụn nhọt rôm sảy…
Mùa hè uống mật ong muốn không bị nóng nhất định phải biết điều này
Vào những ngày nắng nóng, uống mật ong nên kết hợp với các loại quả có nhiều vitamin C hoặc một số loại trà lá có tính thanh nhiệt...
Nhiều người quan niệm rằng mật ong nên dùng vào mùa lạnh để trung hoà giữa hai luồng khí nóng và lạnh giúp ổn định sức khỏe. Còn vào mùa hè nóng nực thì thường không dám sử dụng vì sợ mật nóng trong gây mụn nhọt, rôm sảy...
Ảnh minh họa
Tuy nhiên, như chúng ta đã biết, trong mật ong nguyên chất thành phần chủ yếu là đường tự nhiên sẽ không gây nóng. Nhưng trên thực tế, với các loại mật ong bán trên thị trường hiện nay, nếu mua phải mật ong kém chất lượng, mật ong giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ thì thường có tính nóng.
Bên cạnh đó, mật ong nguyên chất mặc dù có tính bình nhưng nếu bạn uống không đúng cách hoặc kết hợp với một số thực phẩm mang tính nóng cũng có thể sẽ gây nóng trong người.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, để tăng thêm giá trị dinh dưỡng của mật ong, vào những ngày nắng nóng, không kết hợp mật ong với những thực phẩm nóng mà nên kết hợp với các loại quả có nhiều vitamin C như chanh, cam, quýt, hoặc các loại trà hoa lá như: Trà hoa cúc, hoa kim ngân, lá sen, lá trúc, lá bạc hà,... để giải nhiệt, chống say nắng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Lưu ý, không kết hợp mật ong trong các trường hợp sau:
Không kết hợp mật ong với các thực phẩm nóng. Ảnh minh họa
Không đun nóng hoặc pha trực tiếp với nước đun sôi
Mật ong uống chung với nước ấm rất tốt cho cơ thể. Nhưng tuyệt đối không pha với nước đun sôi hoặc không đun nóng mật mong bởi hàm lượng enzyme, vitamin và khoáng chất có trong mật ong nếu hòa với nước sôi sẽ không thể duy trì được màu sắc, mùi vị tự nhiên, mà còn phá vỡ thành phần dinh dưỡng của nó. Nhiệt độ nước tốt nhất để hòa cùng mật ong là 35 độ C.
Không hấp với lá hẹ để trị ho
Theo dân gian, trẻ nhỏ bị ho thường dùng mật ong và lá hẹ hấp lên lấy nước cho uống. Nhưng thực tế lại không phải vậy. Nó chỉ có tác dụng nếu hệ tiêu hóa của em bé tương đối ổn định. Hẹ có hàm lượng vitamin C phong phú. Tuy nhiên, nếu kết hợp với mật ong có thể gây tiêu chảy.
Không ăn cùng cơm trắng
Cơm và mật ong là thực phẩm hầu như có thể ăn hằng ngày. Cơm mát, lành tính còn mật thì bổ dưỡng. Tuy nhiên nếu ăn cơm chung với mật ong, bạn có thể bị đau bụng hoặc tiêu chảy. Thay vào đó, nên uống mật ong trước bữa ăn 30 phút để kích thích tiêu hóa hoặc sau bữa ăn 30 phút để tốt cho gan và ruột.
Không đựng vào bình sắt
Mật ong có tính axít yếu, khi tiếp xúc với kim loại sẽ xảy ra phản ứng hóa học, tách sắt, nhôm, kẽm ra. Như vậy chất lượng mật sẽ giảm, ăn phải dễ đau bụng. Tốt nhất nên đựng mật vào bình thủy tinh hoặc gốm sứ.
3 thực phẩm kết hợp với mật ong cực tốt
- Mật ong kết hợp với nước chanh uống buổi sáng giúp thanh lọc cơ thể, cải thiện đường tiêu hoá và tăng cường hệ miễn dịch, ngoài ra còn cung cấp năng lượng, giảm mệt mỏi căng thẳng.
- Mật ong kết hợp cùng chanh đào, quất giúp điều trị ho, dịu cổ họng rất tốt.
- Mật ong kết hợp lòng đỏ trứng gà giúp làm đẹp da, giúp tăng cân và hỗ trợ điều trị bệnh về dạ dày, đại tràng và suy nhược cơ thể...
Nước rau má vừa ngon vừa mát nhưng uống theo 4 cách này thì coi chừng "rước họa vào thân" Nhiều người vẫn thường dùng nước rau má như một thức uống giải nhiệt mùa hè mà không biết loại nước này nếu uống sai cách sẽ gây họa khôn lường đối với sức khỏe. Rau má thường được nhìn thấy ở những khu vực như bờ đầm, bờ ruộng ở làng quê. Không chỉ dễ trồng, loại rau này còn chứa nhiều...