Trẻ chảy máu cam, nên ngửa đầu lên hay cúi xuống để cầm máu?
Khi trẻ chảy máu cam, theo thói quen người lớn thường cho trẻ ngửa mặt lên trời nhưng đây lại là thói quen sai lầm.
Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương Phú Thọ vừa tiếp nhận trường hợp trẻ 5 tuổi bị chảy máu cam liên tục, không cầm được máu, bác sĩ không tìm được nguyên nhân. Trước đó, cha mẹ bé thấy con bỗng nhiên chảy máu mũi đỏ tươi khoảng 1 ngày, số lượng vừa, tự cầm máu được nên ở nhà theo dõi. Sau đó trẻ vẫn tiếp tục chảy máu mũi trái nhiều, máu đỏ tươi, không thể tự cầm nên người nhà đưa trẻ nhập viện.
Kết quả nội soi cho thấy, niêm mạc mũi cuốn nề, sàn mũi có nhiều dịch nhầy, cửa mũi trái nhiều máu đông lẫn máu tươi. Hình ảnh rốn phổi và các nhánh huyết phế quản hai bên tăng đậm, các bác sĩ chẩn đoán trẻ bị chảy máu điểm mạch mũi trái. Đây là trường hợp chảy máu mũi vô căn – chiếm 90%, lành tính và hay bị lặp lại. Sau khi thực hiện điều trị cầm máu, sức khỏe trẻ ổn định và được xuất viện.
Theo PGS.BS Nguyễn Thị Hoài An – Giám đốc Bệnh viện Đa khoa An Việt, chuyên khoa tai mũi họng nhi trẻ bị chảy máu cam thường rất phổ biến, đặc biệt với độ tuổi 3 – 8 tuổi. Trong đó chảy máu cam là dạng bệnh lý thuộc về tai – mũi – họng với hiện tượng chảy máu từ niêm mạc mũi. Máu có thể chảy ra mũi trước hoặc mũi sau, rồi xuống họng.
Theo bác sĩ An có rất nhiều yếu tố gây ra hiện tượng chảy máu cam như dị ứng với các yếu tố dị nguyên ở mũi, nhiễm trùng mũi – họng.
Video đang HOT
PGS nội soi cho bệnh nhi.
Vào mùa thu đông, thời tiết quá hanh khô, trẻ ngồi nhiều quá lâu trong phòng điều hòa khiến khoang mũi chứa các vi mạch máu nhỏ bị khô, vỡ ra và dẫn đến hiện tượng chảy máu. Một số trẻ bị vách mũi bị vẹo, gãy xương mũi. Chảy máu cũng có thể do trẻ vô tình tạo ra các kích thích mạnh làm tổn thương niêm mạc mũi như cào, gãi mạnh vào vùng mũi, đút dị vật vào mũi,…
PGS An cho biết, khi trẻ bị chảy máu cam, nhiều cha mẹ cầm máu cho con sai cách như cho trẻ ngửa cổ lên trời, nhưng thực chất cách sơ cứu này là sai. Hành động ngửa đầu ra sau khi bị chảy máu cam sẽ làm cho máu chảy ngược xuống cuống họng, từ đó chạy qua lỗ thông khí và có thể gây sặc máu.
PGS An khuyến cáo cha mẹ cần động viên và giữ bình tĩnh cho bé. Nhiều trường hợp bé sẽ cảm thấy hoảng sợ, quấy khóc hoặc liên tục dùng tay duị vào phần mũi bị chảy máu. Sau đó, mẹ cần xác định chính xác bên mũi bị chảy bởi trẻ bị chảy máu cam thường chỉ xảy ra với một bên mũi.
Chỉ cần đặt đầu trẻ hơi cúi về phía trước để máu chảy ra là các cha mẹ sẽ nhận ra bên mũi nào chảy máu, tư thế này khiến máu cam không chảy ngược về phía họng, gây nôn ói.
Lấy ngón tay đè lên cánh mũi trẻ, hơi ngửa đầu trẻ lên một chút và giữ nguyên khoảng 5 – 10 phút để máu ngừng chảy. Trẻ chảy máu mũi liên tục và không thể cầm máu sau hơn 7 – 10 phút bóp mũi, cha mẹ nên kịp thời đưa trẻ đến trung tâm y tế gần nhất để sơ cứu, ngăn chặn mất máu ở trẻ. Sau chảy máu cam, cha mẹ giữ không cho trẻ vận động và tiếp tục theo dõi bé.
Bác sĩ hướng dẫn cách sơ cứu khi bị ngạt khí
Theo BS Huỳnh Bá Tản - Trung tâm cấp cứu 115 chia sẻ kinh nghiệm sơ cứu khi gặp người ngộ độc khí.
BS Huỳnh Bá Tản - Trung tâm cấp cứu 115, TP.HCM cho biết, thủ phạm gây ngộ độc là khí CO (Oxit Carbon) 5-10%. Hít phải khí này, CO kết hợp với hồng cầu trong máu, giữ chặt huyết sắc tố khiến hồng cầu mất đi chức năng dẫn oxy tới các cơ quan cơ thể, gây tình trạng ngạt khí.
Trang bị kỹ năng sơ cứu
Bác sĩ Tản khuyên mọi người cần tự trang bị kỹ năng sơ cứu các trường hợp ngộ độc khí. Ví dụ, ngay khi phát hiện người bị ngạt khí gas dưới miệng hố, việc phải làm ngay là gọi điện 114 báo Đội cứu hộ cứu nạn và phòng cháy chữa cháy, gọi điện 115 báo Đội cấp cứu ngoại viện đến ngay hiện trường. Sau đó soi đèn, thả dây thừng hoặc kéo dây thừng đã được cột vào đai lưng, đưa người bị nạn lên khỏi hố gas.
Bạn tuyệt đối không tự ý nhảy xuống hố gas đang có người bị ngạt thở mà chưa được đeo mặt nạ chống hơi độc. Bạn cũng cần kèm dây đai lưng an toàn để người khác sẵn sàng kéo mình lên khỏi hố gas nếu chẳng may bị ngạt khí hay gặp nguy hiểm.
Sau khi đưa được nạn nhân lên khỏi hố gas ra nơi thông thoáng, cần sơ cấp cứu hồi sức tích cực ngay tại nơi hiện trường để kịp thời gian vàng cứu sống não của nạn nhân.
Các bước sơ cứu
Thứ nhất, bạn cần khai thông đường thở bằng cách móc sạch đờm nhớt trong mũi họng nếu có, làm nghiệm pháp ngửa đầu nâng cằm để hà hơi thổi ngạt.
Thứ hai, nhanh chóng ấn tim ngoài lồng ngực ngay nếu không thấy mạch cảnh hay mạch quay, thực hiện đồng thời và nhịp nhàng với thổi ngạt.
Khi đội cấp cứu 115 đến cần thực hiện ngay thủ thuật đặt ống nội khí quản và thở máy để cung cấp sớm oxy cho nạn nhân với liều cao
Nhân viên y tế cần thiết lập 2 đường truyền catheter tĩnh mạch và dùng thuốc vận mạch đúng chỉ định thuốc chống co giật khi có chỉ định, phòng ngừa và chống toan chuyển hoá bằng dung dịch NaHCO3. Duy trì oxy liệu pháp liều cao cho đến khi bàn giao bệnh nhân cho bệnh viện.
Bị sốt xuất huyết có cần kiêng tắm? Nhiều người thắc mắc khi bị sốt xuất huyết có cần kiêng tắm gội hay không. Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, nếu mắc sốt xuất huyết thể nhẹ, bệnh nhân vẫn có thể tắm bình thường. Tuy nhiên cần chú ý không nên tắm và ngâm người trong nước quá lâu, cChỉ nên tắm với...