Trẻ 4 5 tháng tuổi có thói quen tỉnh giấc nửa đêm, mẹ thông thái lưu ý 6 điều này
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ tỉnh giấc nửa đêm, các bậc cha mẹ cần phải tìm hiểu nguyên do thì mới có thể lựa chọn biện pháp thích hợp.
Ngủ đủ giấc sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện. Nếu trẻ gặp trở ngại về giấc ngủ hoặc chất lượng giấc ngủ suy giảm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ. Điều này đương nhiên sẽ khiến các bậc cha mẹ lo ngại, đặc biệt ở giai đoạn trẻ từ 4-5 tháng tuổi.
Cha mẹ nên rèn cho trẻ quy luật và giờ giấc ngủ cố định, điều này giúp giảm thiểu tần suất tỉnh dậy nửa đêm của trẻ (Ảnh minh họa).
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ tỉnh giấc nửa đêm, các bậc cha mẹ cần phải tìm hiểu nguyên do thì mới có thể lựa chọn biện pháp khắc phục thích hợp. Vậy cha mẹ cần làm gì để chăm sóc trẻ 4-5 tháng tuổi có giấc ngủ thất thường, dưới đây là tổng kết những bí quyết hiệu quả nhất đã được các phụ huynh đúc rút ra.
1. Hình thành thói quen đi ngủ đúng giờ
Các bậc cha mẹ cần rèn luyện cho trẻ thói quen ngủ tốt bằng cách đảm bảo trẻ có giờ giấc ngủ cố định. Nếu cha mẹ bỏ lỡ khoảng thời gian trẻ mệt mỏi là đã tước mất cơ hội giúp con ngủ ngon. Khi khoảng thời gian ấy trôi qua thì cha mẹ dỗ dành kiểu gì cũng khó đưa trẻ vào giấc ngủ sâu. Đó chính là lý do cha mẹ phải rèn cho trẻ quy luật và giờ giấc ngủ cố định, điều này giúp giảm thiểu tần suất tỉnh dậy nửa đêm của trẻ.
2. Nhận biết tín hiệu con buồn ngủ và cho đi ngủ kịp thời
Video đang HOT
Các bậc cha mẹ nên quan sát cẩn thận trẻ. Khi trẻ buồn ngủ sẽ có những biểu hiện mệt mỏi như dụi mắt, ngáp, có trẻ đi kèm với biểu hiện khác thường như nôn nóng, quấy khóc, đó là những tín hiệu bố mẹ cần phải nhận biết là trẻ đang buồn ngủ. Từ đó đưa trẻ đi ngủ đúng giờ để nâng cao chất lượng giấc ngủ của trẻ.
Khi trẻ buồn ngủ sẽ có những biểu hiện mệt mỏi như dụi mắt, ngáp, có trẻ đi kèm với biểu hiện khác thường như nôn nóng, quấy khóc (Ảnh minh họa).
3. Giảm bớt cữ bú đêm
Đối với trẻ 4 tháng tuổi, tần suất bú đêm sẽ giảm xuống. Nếu trẻ đang ngủ say, trẻ sẽ không cần bú sữa. Tuy nhiên, có nhiều mẹ quá lo lắng và tuân thủ cứng nhắc giờ giấc cho trẻ bú, sợ con đói nên đánh thức trẻ dậy. Việc làm này sẽ làm tăng tần suất tỉnh dậy nửa đêm của trẻ.
4. Cho trẻ vận động và nghỉ ngơi điều độ vào ban ngày
Ban ngày, các bậc cha mẹ có thể cho trẻ ngủ những giấc ngủ ngắn như ngủ trưa, nhưng nhất định phải giúp trẻ phân biệt rõ ràng giữa ban ngày và ban đêm. Ban ngày tốt nhất mẹ nên dành thời gian chơi với trẻ, trò chuyện với trẻ, giúp phân tán sự chú ý và phá vỡ thói quen ngủ ngày của trẻ bởi khi trẻ ngủ quá nhiều vào ban ngày thì ban đêm trẻ sẽ tỉnh giấc nhiều lần.
5. Vỗ về, xoa dịu trẻ trước giờ ngủ
Ôm ấp, vỗ về trẻ trước giờ ngủ sẽ giúp con có giấc ngủ ngon (Ảnh minh họa).
Trẻ luôn thiếu cảm giác an toàn, vì thế trước khi cho con đi ngủ, một trong các bí quyết cha mẹ thông thái thường áp dụng đó là nhẹ nhàng xoa dịu và vỗ về lưng trẻ. Đồng thời, cha mẹ có thể bật nhạc dịu êm hoặc kể chuyện giúp trẻ ngủ ngon.
6. Tạo không gian yên tĩnh
Không gian yên tĩnh sẽ giúp trẻ chìm sâu vào giấc ngủ. Việc tạo môi trường thích hợp cho giấc ngủ của trẻ bằng cách để phòng ngủ tối, nói chuyện nhẹ nhàng sẽ có lợi cho giấc ngủ đêm của bé.
Ngoài những nguyên nhân khách quan, đôi khi trẻ tỉnh giấc nửa đêm có thể là do trẻ mắc bệnh, bố mẹ cần quan sát thật kĩ để nhận dạng những dấu hiệu bất thường và đưa trẻ đến bệnh viện trước khi bệnh tình của trẻ trở nặng.
Nguồn: Sohu
Con gái 1 tuổi thích sờ vào đầu, mẹ cho rằng hành động ấy quá đỗi dễ thương, nhưng sau khi kiểm tra đã bật khóc vì hối hận
Câu chuyện của người mẹ trẻ khiến các bậc phụ huynh thức tỉnh và cảnh giác hơn với những hành động của trẻ con mà họ cho rằng rất dễ thương, nhưng hóa ra đằng sau lại là điều không ai muốn.
Gần đây, có một câu chuyện về người mẹ họ Dĩnh được chia sẻ trên mạng xã hội đã thu hút nhiều sự quan tâm và chú ý của các bậc phụ huynh khác. Cô Dĩnh chia sẻ, cô vừa sinh con gái vào năm ngoái, tính đến thời điểm hiện tại con gái cô Dĩnh đã tròn 1 tuổi. Theo như lời kể, cô bé rất dễ thương, mũm mĩm, dễ chịu, ai ôm cũng được. Cô Dĩnh và chồng có tuổi đời còn khá trẻ, cô bé lại là con đầu lòng, dù hết lòng yêu thương chăm sóc nhưng vẫn không tránh khỏi thiếu sót.
Ảnh minh họa
Cách đây không lâu, cô Dĩnh phát hiện đứa con gái rất thích chạm vào đầu. Cô nghĩ rằng con mình đang trong giai đoạn tò mò, sẽ đụng chạm mọi thứ xung quanh không chỉ riêng đầu nên chẳng quan tâm gì nhiều. Tuy nhiên, sau một thời gian quan sát, cô Dĩnh vẫn thấy bé chỉ chạm vào đầu mình, cả ngày cứ chạm đi chạm lại. Trong một lúc, cô Dĩnh nghĩ rằng có lẽ bé bị ngứa do dầu gội đầu không phù hợp nên sau đó đã thay đổi với hy vọng sẽ giúp con gái đỡ khó chịu. Tuy nhiên, cách này cũng không có ảnh hưởng gì, cô bé 1 tuổi vẫn chạm vào đầu mình như thường lệ. Hành động này khiến những người xung quanh khá thích thú, vì trông biểu cảm của cô bé lúc ấy rất dễ thương và không ai nghĩ sẽ có điều bất thường gì xảy ra.
Sau khoảng nửa tháng, cô Dĩnh quan sát kỹ thì thấy con gái có hơi khó chịu mỗi khi chạm vào đầu mình, linh tính cô Dĩnh mách bảo rằng dường như có điều gì đó không ổn đang xảy ra và ngay lập tức đưa con đến bệnh viện kiểm tra. Sau khi thăm khám, các bác sĩ nói rằng con gái cô Dĩnh có thể đã bị viêm tai giữa, vì đứa bé không nói chuyện được nên chỉ sử dụng ngôn ngữ cơ thể để thể hiện. Hơn nữa, hành động chạm vào đầu mà người mẹ hay nhìn thấy thực tế là hành động gãi tai. Biết được chuyện, cô Dĩnh bật khóc vì hối hận, tuy nhiên bác sĩ nói rằng may mắn là đứa bé được điều trị kịp thời, nếu để lâu hơn nữa không biết chuyện gì sẽ xảy ra.
Ảnh minh họa
Cô Dĩnh cho biết, bản thân cảm thấy hối hận vì không tinh tế nhận biết sự việc sớm hơn, cô cữ nghĩ đứa trẻ chỉ đang làm những hành động đáng yêu mà suýt chút là hại con. Các bác sĩ nói thêm, trẻ con ở độ tuổi dưới 3 thường rất mong manh và không thể diễn tra hết được những gì chúng cảm nhận. Vì vậy, bố mẹ cần phải cẩn trọng hơn, luôn quan sát kỹ mọi lúc mọi nơi, chỉ cần nhìn thấy một hành động nào bất thường được lặp đi lặp lại nhiều lần thì nên đưa đến bác sĩ kiểm tra.
Bệnh viêm tai giữa là bệnh lý hay gặp ở trẻ con lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo và là bệnh phổ biến nhất được xếp vào nhóm bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên cấp tính. Viêm tai giữa có thể sẽ được chữa khỏi hoàn toàn nếu như phát hiện và điều trị kịp thời. Trẻ con mắc bệnh viêm tai giữa thường có những dấu hiệu như chảy mủ tai, có cảm giác đau rát, hay quấy khóc, đưa tay dụi hoặc cấu vào tai, có khi chán ăn, nôn mửa, tiêu chảy hoặc có thể bị sốt. Nếu thấy những dấu hiệu bất thường này, bố mẹ nên đưa con đến bệnh viện kiểm tra để kịp thời xử lý. Đừng để sự bất cẩn của mình mà khiến đứa trẻ bỏ lỡ thời gian điều trị tốt nhất.
Nguồn: Sohu
Con trai 10 tháng tuổi đi ngủ trong vui vẻ, khỏe mạnh nhưng lại mãi mãi không tỉnh dậy nữa "Mỗi lần thức giấc, tôi đau đớn nhận ra con đã đi thật xa. Trước khi mất, con khỏe mạnh và hay ăn chóng lớn, không bị ốm, cũng không mắc bệnh hiểm nghèo nào. Con cũng không bị đuối nước hay bị tai nạn...". Dưới đây là những dòng chia sẻ đầy xúc động của bà mẹ người Úc - Edwina Symonds...