Trải nghiệm ký túc xá Ấn Độ của nữ sinh Việt
Giành được học bổng, Thu Trang có hai tháng trải nghiệm cuộc sống tại ký túc xá Học viện Công nghệ Ấn Độ Madras.
Mùa hè năm 2019, khi đang là sinh viên năm ba ngành Quốc tế học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), Trịnh Thị Thu Trang giành được học bổng tham gia chương trình thực tập nghiên cứu GRIESHMA, do Học viện Công nghệ Ấn Độ Madras (IITM) tổ chức trong hai tháng. Theo bảng xếp hạng các trường đại học được Bộ Giáo dục Ấn Độ công bố đầu tháng 9, IITM, ở thành phố Chennai (tên gọi cũ là Madras), ba năm liên tiếp đứng vị trí số một.
Chuyến đi là cơ hội giúp Trang, hiện là sinh viên năm ba khoa Báo chí, có trải nghiệm khó quên về cuộc sống trong ký túc xá tại một trường đại học Ấn Độ.
Thu Trang tại lối vào ký túc xá Học viện Công nghệ Ấn Độ Madras (IITM). Ảnh: Nhân vật cung cấp
Ở Ấn Độ, ký túc xá dành cho sinh viên được gọi là hostel và tên của chúng được đặt theo các địa danh như con sông, dãy núi hay nhân vật có ảnh hưởng trong lịch sử đất nước. Tại IITM, hostel mang tên các con sông lớn của Ấn Độ như Ganga (sông Hằng), Brahmaputra (sông lớn thứ ba châu Á), Krishna, Narmada, Godavari…
Trang được sắp xếp vào ở hostel Sabarmati, một trong bốn hostel dành cho nữ, và cũng là ký túc xá mới nhất, ưu tiên cho sinh viên quốc tế cùng học viên cao học.
IITM là trường chuyên đào tạo các ngành khoa học kỹ thuật, vì thế, tỷ lệ sinh viên nam, nữ ở đây là 8:2. Trường có 16 hostel nam trong khi chỉ có bốn ký túc xá nữ.
Nhờ nằm ở vị trí đặc biệt trong Vườn quốc gia Guindy, các toà nhà tại IITM hầu như cao không quá 10 tầng. Hostel Sabarmati là một dãy nhà hình vòng cung cao 8 tầng, ở chính giữa là sân bóng ngoài trời và một khu vườn nhỏ.
Hostel có đầy đủ tiện ích như thang máy, cửa vào bằng vân tay, mạng wifi. Sảnh chính tầng một có bàn ghế để tiếp khách, báo giấy được cung cấp hàng ngày, máy bán nước tự động, nước lọc miễn phí, bàn chơi bóng đá, phòng tập gym, sân thể thao trong nhà, phòng ủi đồ, bảo vệ và trực sảnh 24/7.
“Các ký túc xá ở Ấn Độ luôn có phòng thờ cúng và cầu nguyện. Căn phòng nhỏ đặt cạnh sảnh tầng một là nơi sinh viên có thể đến cầu nguyện nhiều lần trong ngày hoặc thờ cúng thần linh vào các dịp lễ”, Trang cho biết.
Phòng ở trong ký túc xá có hai loại: có nhà tắm và không nhà tắm. Nếu có, hai phòng sẽ chung một nhà tắm. Nếu không, sinh viên sẽ sử dụng các khu vệ sinh chung. Tầng nào cũng có 2-3 khu vệ sinh chung và trong mỗi khu lại có 5-6 nhà tắm, nhà vệ sinh riêng biệt.
Phía ngoài ký túc xá Sabarmati, nơi Thu Trang có hai tháng sống và học tập. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Mỗi sinh viên ở một phòng riêng được trang bị sẵn giường đơn, tủ quần áo, quạt trần, bàn học và giá sách. Khi Trang đến, phòng đã được chuẩn bị sẵn các vật dụng cần thiết như đệm, gối, khăn trải giường, chổi quét nhà, thùng rác, xô nước, dây phơi và kẹp quần áo.
“Khuôn viên trường có rất nhiều động vật sinh sống, đặc biệt là khỉ nên đôi lúc những con vật này có thể vào phòng. Mục đích của chúng chỉ là tìm kiếm đồ ăn nên thường không phá hoại đồ dùng hay sách vở”, nữ sinh Hải Phòng kể.
Tuy nhiên hostel có quy định rất nghiêm ngặt nhằm tránh khỉ nhảy vào phòng vệ sinh chung. Nếu ai đó lỡ quên đóng cửa khu vệ sinh chung và để khỉ chạy vào, Ban quản lý ký túc xá sẽ khoá khu đó lại trong hai tuần. Muốn sử dụng nhà tắm hay nhà vệ sinh, sinh viên chỉ còn cách sang khu khác xa hơn. Ngoài ra, sau hai tuần mà việc quên đóng cửa và để khỉ vào vẫn xảy ra, sinh viên ở những phòng gần khu vệ sinh đó sẽ bị phạt theo quy định.
Trên tầng 7 của hostel là khu giặt và phơi đồ riêng. Hơn 10 máy giặt cùng lúc hoạt động và một sân phơi trong nhà trang bị sẵn những cây phơi quần
áo bằng sắt.
“Mọi người ở đây không dùng móc quần áo mà phơi trực tiếp lên các thanh sắt. Họ cũng tận dụng luôn cả lan can hành lang trước cửa phòng mình để phơi quần áo”, Trang nhớ lại.
Video đang HOT
Trước khi sang Ấn Độ, Trang khá lo lắng về tình hình nước sinh hoạt. Thời điểm em sang đúng lúc thành phố Chennai trải qua một đợt nắng nóng kéo dài, các hồ chứa nước cạn kiệt, dẫn đến gây ra tình trạng thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. Dù vẫn có nước để dùng, nước trong phòng tắm của Trang đôi khi có màu vàng hoặc nâu. Muốn tắm, gội, Trang và các bạn phải đợi một lúc mới có nước sạch.
“Cuộc sống tại hostel khá dễ chịu và thoải mái. Là sinh viên quốc tế nên em được các cán bộ, sinh viên giúp đỡ nhiệt tình. Em cũng có cơ hội được tham dự ngày thành lập IITM và nhận quà nhân quốc khánh Ấn Độ”, Trang chia sẻ.
Cửa sổ phòng Trang có hai lớp để tránh khỉ nhảy vào phòng. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Nữ 9X người Việt làm giám đốc sản phẩm cấp cao tại Amazon
Hà Thị Khánh Vân là con gái Sài thành. Trong gia đình Vân, không ai định hướng cho cô du học. Vân là người đầu tiên trong nhà được đi nước ngoài.
Nhấn để phóng to ảnh
Hà Thị Khánh Vân là con gái Sài thành. Trong gia đình Vân, không ai định hướng cho cô du học. Vân là người đầu tiên trong nhà được đi nước ngoài.
Ước mơ du học được nhen nhóm khi Vân lên lớp 6, Trường THCS Nguyễn Du. Là một trường chuyên của TPHCM, học sinh Nguyễn Du được gia đình đầu tư vào học ngoại ngữ, định hướng du học từ rất sớm. Vân nghe các bạn nói chuyện du học, trong lòng cũng thấp thỏm ý định.
Vì gia đình không có điều kiện, suốt thời cấp 2, rồi gần như cả cấp 3, nữ sinh Khánh Vân vẫn chưa biết làm sao để chạm đến ước mơ du học.
Mãi đến cuối năm lớp 12, khi bạn bè xung quanh Vân lục đục khăn gói, chuẩn bị du học, cô mới vội tìm mọi cách để biến ước mơ thành hiện thực.
May mắn thay, trong suốt 12 năm đi học, Vân đều cố gắng học và đạt thành tích rất tốt, tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa ở địa phương, đoàn, đội, giành một số giải thưởng vẽ tranh, viết báo, nên khi bắt tay vào làm hồ sơ du học, Vân đã có những lợi thế nhất định.
Cách đây 13 năm, Vân tự tìm hiểu thông tin về học bổng du học. Cô so sánh việc này giống như tự mò mẫm đường đi trong bóng tối. Vân chủ yếu nghe từ các anh chị đi trước, tham gia các hội thảo du học, lân la trên các diễn đàn.
Khánh Vân tự tay làm hồ sơ. Bài luận thì cô gửi nhờ vài bạn thân đọc qua. Thậm chí Vân tự dịch luôn các bằng cấp, giấy khen, thư giới thiệu của thầy cô... rồi lọc cọc đạp xe đi nhờ các bác ở phường công chứng hộ.
"Lúc đó mình muốn đi du học lắm, nên gửi hồ sơ đi khắp nơi, cả ở Úc, Châu Âu, Singapore. Sau đó mình may mắn nhận được học bổng toàn phần của một trường tư thục ở Singapore, và học bổng từ trường Đại học Macquarie, Úc. Mình chọn Macquarie vì muốn đi nơi nào xa xa và khác Việt Nam một tí", Khánh Vân cười nói.
Tuy học bổng từ trường Macquarie cũng khá tốt, Macquarie là trường top 10 của Úc, nhưng sau này khi nhìn các bạn khác có thành tích tương tự nhưng vào được các trường top cao của thế giới, với học bổng nhiều hơn, Vân thấy hơi tiếc.
"Lời khuyên của mình cho các bạn nộp hồ sơ sau này là luôn phải chuẩn bị càng sớm càng tốt, nên trò chuyện với thật nhiều người, tìm hiểu các trường thật kĩ, và nên có 1-2 anh chị đi trước hướng dẫn làm hồ sơ nếu các bạn quyết định tự làm như mình", Khánh Vân nói.
Trên máy bay, Vân ngồi cùng một du học sinh khác trở lại Úc sau chuyến thăm nhà. Bạn ấy khóc, Vân an ủi mãi. Một du học sinh lần đầu xuất ngoại an ủi một du học sinh đã có "thâm niên".
"Dù sau này mình thường xuyên phải bay đường dài, có những lần được ngồi ghế hạng C, nhưng chuyến bay đi Úc lần đầu ấy là chuyến bay đẹp nhất, đáng nhớ nhất trong cuộc đời. Mình đã có một giấc ngủ vô cùng ngon trên máy bay vì bao nhiêu công sức và nỗ lực đã biến ước mơ thành hiện thực, cảm giác đó hạnh phúc vô cùng", Vân kể lại.
Như nhiều sinh viên quốc tế khác, thời gian đầu sang Sydney (Úc), Khánh Vân chưa thoải mái trong giao tiếp. Tân du học sinh liền nghĩ ra cách. Trong suốt 2 tuần đầu ở Sydney, mỗi ngày cô đều dành 30 phút để đi siêu thị và trung tâm mua sắm. Vân đi khắp các cửa tiệm, đọc và học thuộc từ vựng tên các loại rau củ, đồ gia dụng, các đồ vật bày bán... Cô bắt chuyện với những người bán hàng để luyện tập giao tiếp. Gặp ai Vân cũng mạnh dạn hỏi han.
"Có một lần mình trò chuyện với một bạn Úc ở công viên hơn 2 tiếng đồng hồ, hóa ra bạn ấy chỉ muốn truyền đạo, còn mình thì chẳng quan tâm gì, chỉ muốn luyện tiếng Anh", Vân kể.
Quy tắc học 10/70/20 giúp Khánh Vân hòa nhập với môi trường học quốc tế.
Để học tốt ở môi trường nước ngoài, Vân tự đặt ra quy tắc 10/70/20. Tức là, trước khi vào lớp, cô luôn dành thời gian đọc sơ qua tài liệu thầy sẽ giảng, để nắm tổng quát 10% nội dung bài học hôm đó, và tra từ điển trước những từ chưa hiểu để không bị bỡ ngỡ.
Ở trên lớp, Vân mạnh dạn đặt câu hỏi. Nếu có phần nào chưa hiểu, cô sẽ ở lại thêm vài phút cuối giờ để hỏi cho bằng được. Cách này giúp Vân hiểu 70% bài giảng. 20% còn lại đến từ việc làm bài tập ngay sau buổi học.
"Ở phương Tây, họ rất coi trọng sự phát triển toàn diện của một cá nhân. Nếu chỉ học thật giỏi, điểm trung bình 4.0/4.0 vẫn chưa đủ để được đánh giá là một người xuất sắc. Các trường đại học, cơ quan, tổ chức, hay bậc học thạc sĩ rất coi trọng những đóng góp, khả năng lãnh đạo của sinh viên ở các hoạt động ngoại khóa.
Mình điều chỉnh thời gian hợp lí giữa việc học và các hoạt động tình nguyện. Mình làm công việc bán thời gian để có thêm thu nhập để trang trải sinh hoạt phí", Khánh Vân cho biết.
Khánh Vân từng là thành viên ban lãnh đạo của Hội sinh viên Việt Nam tại trường Macquarie. Cô tham gia tổ chức nhiều lễ hội văn hóa, ẩm thực, giới thiệu vẻ đẹp của Việt Nam đến hàng nghìn bạn bè quốc tế.
Vân đại diện cho trường làm việc cùng Bộ Giáo dục của bang New South Wales trong 6 tháng, để cố vấn cho các bạn trẻ đến Úc qua con đường tị nạn, giúp các bạn định hướng nghề nghiệp và hòa nhập.
Khánh Vân còn được trao học bổng đi trao đổi văn hóa tại Mỹ trong 6 tháng, với tư cách là đại sứ của trường Macquarie. Trong chuyến đi đến trường Đại học Richmond, Virginia, Mỹ, cô may mắn được chọn tham dự buổi nói chuyện với cựu Tổng thống Mỹ Obama.
Trong những lần nghỉ hè về Việt Nam, Vân tranh thủ dạy tiếng Anh cho các bạn trẻ cơ nhỡ, lang thang đường phố thông qua tổ chức phi lợi nhuận, và chính quyền địa phương.
"Từ khi đi học, mình đã ước ao sẽ vào được một trong những công ty và tập đoàn tài chính, ngân hàng lớn nhất tại Úc. Mình đã nộp đơn rất nhiều lần, mãi đến lần thứ 5, thứ 6 mới được gọi phỏng vấn.
Những lần bị từ chối càng làm cho mình thêm quyết tâm, và có sự chuẩn bị tốt hơn, nhờ vậy mà người tuyển dụng rất ấn tượng và quyết định nhận mình. Mình trở thành người trẻ tuổi nhất trong nhóm, làm việc ở môi trường hiện đại, bên cạnh những người giỏi nhất trong ngành", Khánh Vân cho biết.
6 năm sau, Khánh Vân giành được học bổng Thạc sĩ Quản trị kinh doanh tại Đại học Chicago (Mỹ).
Khánh Vân bật mí bí quyết giành học bổng: "Các trường đại học tốt luôn xét hồ sơ rất khắt khe để cấp học bổng, họ xem xét ứng viên ở mọi mặt, chú trọng cả thành tích học tập và hoạt động ngoại khóa.
Thư giới thiệu từ giáo viên giúp hồ sơ được đánh giá cao hơn rất nhiều. Đòi hỏi các bạn phải tạo dựng mối quan hệ tốt với thầy cô từ chính những nỗ lực trong học tập, các hoạt động cộng đồng.
Ở bài luận, đừng cố ép mình vào một khuôn mẫu của ai, hãy dành thời gian đánh giá chính mình một cách sâu sắc. Cố gắng truyền tải ước mơ, nguyện vọng và điểm nổi bật của bản thân trong bài luận. Nghiên cứu kỹ về trường, thể hiện sự am hiểu và niềm yêu thích dành cho trường giúp bài luận ấn tượng hơn".
Khánh Vân nhận lời Amazon vào làm ở vị trí Giám đốc sản phẩm cấp cao. Vị trí này gắn với ước mơ của Khánh Vân. Cô chia sẻ "mình muốn làm việc trực tiếp với các kĩ sư, nhà thiết kế... để tạo ra những sản phẩm cải thiện cuộc sống của hàng trăm triệu, thậm chí là hàng tỉ người dùng trên thế giới, vì công nghệ là thứ nhanh nhất để tạo được sức ảnh hưởng toàn cầu".
Song song với đó, Vân tiếp tục quản lý startup mang tên "Hete" do cô và một người bạn xây dựng trong lúc học MBA.
Khánh Vân tạo ra start này trong bối cảnh dịch Covid-19 làm cho hàng triệu doanh nghiệp, hàng quán ở Mỹ đóng cửa.
Cái tên Hete được Khánh Vân chế từ tiếng Việt, tức là "Hết Ế". Cô muốn người Mỹ biết rằng, đây là một ứng dụng do người Việt làm ra, khi ở Mỹ đang dấy lên làn sóng kì thị người Châu Á ở một số nơi.
Ứng dụng Hete cho phép các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể thay đổi giá bán sản phẩm hay dịch vụ theo khung giờ, và theo nhu cầu thực tế của khách hàng. Ví dụ thay vì một tiệm cắt tóc có thể tính tiền 20 USD/lần theo giá cố định, thì qua Hete họ có thể khuyến mãi giá 18 USD chỉ trong vài tiếng đồng hồ khi không có đủ khách.
Bằng cách này, các doanh nghiệp có thể tùy ý điểu chỉnh giá và tăng nhu cầu tiêu thụ theo ý họ muốn, bán được các mặt hàng nhanh hơn.
"Hete đã lên App Store hơn 3 tuần, chúng mình nhận được nhiều phản hồi tốt từ phía người dùng tại Chicago. Mình cũng rất muốn giới thiệu ứng dụng này ở Việt Nam để giúp các doanh nghiệp trong nước.
"Có được một người bạn đời luôn yêu thương, tin tưởng và khích lệ mình đạt được những ước mơ là điều hạnh phúc nhất. Mỗi ngày, chúng mình đều cố gắng sống hết mình, làm việc hết sức để khai phá hết tiềm năng của bản thân. Chúng mình cũng tô điểm cuộc sống bằng những chuyến đi, khám phá.
Mình hy vọng tất cả phụ nữ Việt Nam đều dám thử, dám làm, bước ra khỏi vùng an toàn và không sợ thay đổi. Nếu bạn không thử thì bạn sẽ không bao giờ biết được điều tuyệt vời gì đang chờ đón phía trước", Khánh Vân chia sẻ.
Viết 80 bài luận trước khi mở cánh cửa Stanford Ở tuổi 21, Bùi Mạnh Hùng hiện là sinh viên cao học khoa học máy tính tại ngôi trường danh tiếng Stanford (Mỹ). Ba năm trước, bạn được nhiều người biết đến khi đạt TOEFLiBT cận tuyệt đối 119/120, nhận học bổng từ 9 trường đại học lớn của Mỹ. Bạn Bùi Mạnh Hùng tại ngôi trường đang theo học "Tôi không quá...