Trà dược kháng khuẩn, kháng vi rút
Dịch bênh kéo dài, để phòng ngưa, hô trơ điêu trị và hạn chê sư lây nhiêm của dịch bênh, trong kho tàng y học cô truyên không thê không kê đên Ngọc bình phong âm (còn gọi là Ngọc bình phong tán) có công năng nâng cao chính khí (sưc đê kháng, khả năng miên dịch) của cơ thê.
Ngọc bình phong ẩm là tên một bài trà thuốc cổ, được ghi lại trong y thư nổi tiếng Đan khê tâm pháp của Chu Đan Khê, một trong tứ đại gia trứ danh đời Kim Nguyên (Trung Quốc), có công dụng ích khí, cố biểu và chỉ hãn, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như hay đổ mồ hôi do biểu hư, cảm mạo ở những người thể chất hư nhược. “Bình phong” có nghĩa là tấm chắn, “Ngọc bình phong” là tấm chắn được chế bằng ngọc có công dụng che chắn bảo vệ cơ thể nhằm phòng chống ngoại tà (các nhân tố gây bệnh từ bên ngoài) xâm nhập vào cơ thể.
Công thức – định lượng : Hoàng kỳ sao 18g – 36g, bạch truật sao 12g, và phòng phong 6g – 12g.
Cách dùng : Hãm với nước sôi trong bình kín 30 phút, uống thay trà. Cũng có thê dùng bài thuôc này dươi dạng săc uông, môi ngày săc 1 thang, uông trong ngày.
Kết quả nghiên cứu dược lý và lâm sàng của các nhà khoa học Trung Quốc cho thấy, với cấu trúc phối hợp ba vị thuốc nói trên, Ngọc bình phong ẩm có tác dụng khá đặc biệt trên hệ thống miễn dịch của cơ thể, vừa nâng cao năng lực miễn dịch dịch thể, vừa cải thiện tích cực miễn dịch tế bào, ức chế phản ứng quá mẫn, tăng cường sức chống đỡ của niêm mạc đường hô hấp, từ đó phòng chống hữu hiệu tình trạng viêm nhiễm do vi khuẩn và vi rút gây nên.
Vị thuốc bạch truật
Trên thực tế, hiện nay người ta còn sử dụng Ngọc bình phong ẩm gia giảm để chữa khá nhiều chứng bệnh như tự hãn (vã mồ hôi nhiều khi thức), đạo hãn (hay đổ mồ hôi trộm), ho do nhiều nguyên nhân, viêm thận, liệt mặt, sốt khi hành kinh, khí hư, bí tiểu sau khi sinh con, chứng nhiều mồ hôi ở trẻ em, viêm mũi dị ứng, mày đay, hồng ban đa hình, hen phế quản…
Vị thuốc phong phòng
Quan điêm của y học cô truyên : “Chính khí tôn nôi, tà bât khả can”, “Nhân cương tât nhươc”, có nghĩa là môt khi sưc đê kháng, năng lưc miên dịch của cơ thê sung mãn thì tác nhân gây bênh khó có thê xâm nhâp và gây bênh đươc, mà nêu có thì bênh tình cũng nhẹ và nhanh chóng thuyên giảm.Trong hoàn cảnh hiện nay, Ngọc bình phong ẩm là một trong những loại trà dược cần được lưu tâm nghiên cứu và khuyến khích sử dụng khi vấn đề ô nhiễm môi trường sống trở nên hết sức cấp bách, các bệnh lý đường hô hấp, dịch bệnh COVID -19 đã và đang diễn biến rất phức tạp.
Video đang HOT
Việc đổ mồ hôi nhiều ở 4 bộ phận cho thấy cơ thể đang có vấn đề nghiêm trọng, một trong số đó có thể là dấu hiệu của đột quỵ!
Mùa hè nắng nóng, có mồ hôi cũng là chuyện bình thường. Tuy nhiên, nếu 4 bộ phận này trên cơ thể đổ mồ hôi đặc biệt nhiều thì bạn nên cảnh giác với bệnh tật.
Mồ hôi được tiết ra bởi các tuyến mồ hôi, và các tuyến mồ hôi được chia thành tuyến apocrine (tuyến ngoại tiết có ở nách, quầng vú, âm hộ, vùng sinh dục) và tuyến eccrine (tuyến tiết mồ hôi chính của cơ thể, hầu như có ở toàn bộ da với số lượng khoảng 2-5 triệu lỗ chân lông trên cơ thể).
Có 2 nguyên nhân gây ra hiện tượng đổ mồ hôi là:
- Hoạt động phản xạ trong điều kiện sinh lý bình thường
Khi tập thể dục, làm việc hoặc ở trong môi trường nhiệt độ cao, cơ thể sinh nhiệt, tuyến mồ hôi tiết ra mồ hôi để làm giảm nhiệt lượng. Vào mùa hè, tuyến mồ hôi được ví như chiếc "điều hòa" đi kèm với cơ thể con người và là kênh tản nhiệt chính.
Ngoài ra, người ta sẽ đổ mồ hôi khi bị căng thẳng về tinh thần hoặc xúc động, đây là trường hợp mà người ta thường gọi là "đổ mồ hôi trộm".
- Tín hiệu của bệnh
Mồ hôi cũng là một tấm gương phản chiếu sức khỏe của cơ thể con người, một số dấu hiệu đổ mồ hôi bất thường là cảnh báo của cơ thể!
Bác sĩ Yang Xingkui, Trưởng khoa Phẫu thuật thần kinh, Bệnh viện Bệnh não Y học Cổ truyền Trung Quốc tỉnh Tây An, kiêm Phó Giám đốc Trung tâm Đột quỵ (Trung Quốc), nhắc nhở: " Mặc dù đổ mồ hôi là một hiện tượng phổ biến nhưng nó có liên quan mật thiết đến sức khỏe thể chất, nhất định bạn phải để ý đến nó và đi khám chữa bệnh kịp thời ".
Do đó, nếu bạn nhận thấy 4 bộ phận này trên cơ thể ra nhiều mồ hôi bất thường thì nên chú ý đến sức khỏe của mình ngay.
4 bộ phận đổ mồ hôi nhiều bất thường cần chú ý
1. Đầu đổ mồ hôi nhiều
Có 2 trường hợp có thể khiến đầu của bạn đổ nhiều mồ hôi bất thường:
- Tỳ vị và dạ dày ẩm nhiệt
Nếu trên đầu ra nhiều mồ hôi không đi kèm cảm và sốt, tiểu tiện không thông, lớp phủ lưỡi vàng và nhờn thì đa phần đó là biểu hiện của tỳ vị, dạ dày ẩm thấp, nóng trong. Lúc này, bạn không nên ăn đồ nhiều dầu mỡ, ăn nhạt, bổ tỳ vị, xua tan ẩm thấp.
- Ăn uống quá no
Sau khi ăn uống quá no, bạn cũng có thể gặp tình trạng ra nhiều mồ hôi ở đầu và mặt, đồng thời cảm thấy khát nước. Để giải quyết nó, chúng ta không nên ăn quá no, nên ăn vừa đủ, no 7 phần vào mỗi bữa ăn, trong trường hợp nặng, bạn nên nhờ bác sĩ kê một số loại thuốc để hỗ trợ tiêu hóa.
2. Tay chân ướt đẫm mồ hôi
Lòng bàn tay và bàn chân thường xuyên đổ mồ hôi, có khả năng là do 2 chứng bệnh này:
- Nóng và ẩm
Biểu hiện của chứng bệnh này là ra mồ hôi tay chân nhiều, chán ăn, mệt mỏi, uể oải, nước tiểu vàng, lớp phủ lưỡi vàng nhờn. Khi đó, bạn nên ăn ít đồ ngọt, nước giải khát, tránh đồ cay, rượu bia (nhiệt ẩm nhất); nên ăn những thực phẩm có tác dụng thanh nhiệt, xua tan ẩm ướt như đậu xanh, mướp, đậu đỏ, dưa hấu, trà xanh...
- Thiếu âm
Khi bị thiếu ấm, nó sẽ có biểu hiện ra ngoài là sốt và ra mồ hôi tay chân, khô họng, khô miệng (rõ nhất là sau khi ngủ dậy), đói nhưng kém ăn, phân khô. Để chữa trị chứng bệnh này, bạn cần kiêng ăn cay, uống rượu bia; nên ăn thịt bò, thịt cừu trong khẩu phần ăn; ăn nhiều thực phẩm bổ âm như cát sâm, hàu, kỷ tử, nấm tuyết... và uống thêm nước lê tươi, củ sen và nước trái cây.
3. Mồ hôi đầm đìa sau gáy
Mồ hôi xuất hiện nhiều sau gáy thường là do hạ đường huyết, lượng đường trong máu thấp. Bệnh nhân tiểu đường thường bị hạ đường huyết do chức năng đảo tụy bất thường, nếu không được xử lý đúng cách thường xảy ra tai biến.
Vì vậy, hãy đảm bảo rằng bạn nhận biết càng sớm càng tốt dấu hiệu hạ đường huyết, bao gồm đổ mồ hôi (đặc biệt là ở cổ), hồi hộp, run, đói, suy nhược. Để "cấp cứu" kịp thời cho trường hợp này, bạn hãy ăn một số thực phẩm có đường, chẳng hạn như kẹo, bánh quy hoặc đồ uống có đường.
4. Một nửa thân người đầm đìa mồ hôi, nửa còn lại khô ráo
Việc một bên của cơ thể đổ mồ hôi, trong khi bên kia không có mồ hôi thường thấy ở bệnh nhân liệt nửa người.
Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý rằng mồ hôi chỉ xuất hiện ở 1 nửa thân người cũng có thể là dấu hiệu báo trước của đột quỵ. Nếu tình trạng này đi kèm với cảm giác chóng mặt, nhức đầu, nôn mửa, bất tỉnh và các triệu chứng khác, đó có thể là dấu hiệu của đột quỵ.
Ai cũng biết tai biến mạch máu não (đột quỵ) rất nguy hiểm, không chỉ xảy ra đột ngột mà còn nguy hiểm đến tính mạng! Ngay cả khi được cứu sống, nó cũng sẽ để lại di chứng cho người bệnh.
Do đó, việc nhận biết sớm là rất quan trọng, và bạn phải cảnh giác khi nó xuất hiện để lập tức gọi cấp cứu.
Nguồn và ảnh: Bệnh viện Bệnh não Y học Cổ truyền Trung Quốc tỉnh Tây An
Hóa ra trước giờ bạn vẫn dùng lăn khử mùi sai cách, đây mới là 4 lưu ý bạn cần biết để tránh tình trạng càng lăn càng đổ mồ hôi Nếu bạn cảm thấy lăn khử mùi khiến bạn đổ mồ hôi nhiều hơn, rất có thể bạn đang sử dụng không đúng cách khiến nó phản tác dụng. Mồ hôi xuất hiện quá nhiều dưới cánh tay có thể khiến nhiều người mất tự tin trước đám đông bởi nó tạo ra mùi cơ thể cực kỳ khó chịu, khiến quần áo...