TPHCM đẩy mạnh tự chủ tuyển dụng giáo viên
Năm học 2022-2023, Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT 2018) bắt đầu triển khai ở lớp 10. Trước thực tế thiếu giáo viên ở nhiều môn học, phóng viên Báo SGGP đã có cuộc trao đổi với ông Tống Phước Lộc, Trưởng Phòng Tổ chức cán bộ (Sở GD-ĐT TPHCM) về hướng tháo gỡ cho vấn đề này.
PHÓNG VIÊN: Hiện nay, các trường THPT đã công bố kế hoạch triển khai các môn học thực hiện Chương trình GDPT 2018 ở lớp 10, trong đó một số môn như Âm nhạc, Mỹ thuật, Tin học, Công nghệ triển khai hết sức dè dặt do thiếu giáo viên. Sở GD-ĐT TPHCM đã có những chuẩn bị gì về nhân sự nhằm tháo gỡ khó khăn cho các trường học?
Ứng viên tham gia kỳ thi tuyển viên chức giáo dục năm học 2020-2021
Ông TỐNG PHƯỚC LỘC: Theo lộ trình thực hiện Chương trình GDPT 2018, các môn học Âm nhạc, Mỹ thuật, Tin học và Công nghệ thuộc nhóm môn Công nghệ và Nghệ thuật bắt đầu triển khai từ năm học 2022-2023 đối với lớp 10. Để chuẩn bị nhân sự cho năm học mới, hiện nay Sở GD-ĐT TPHCM đang xem xét, giải quyết chuyển công tác cho các giáo viên có nhu cầu thay đổi đơn vị công tác. Song song đó, các trường THPT tiến hành đăng ký nhu cầu tuyển dụng giáo viên cho năm học 2022-2023 dựa trên kế hoạch chiến lược phát triển của nhà trường, đồng thời tính toán nhân sự thực hiện lộ trình 3 năm triển khai Chương trình GDPT 2018.
Từ nhu cầu đăng ký của các trường, Sở GD-ĐT TPHCM sẽ xây dựng kế hoạch tuyển dụng giáo viên cho năm học mới, dự kiến quy trình tuyển dụng viên chức bắt đầu thực hiện theo hình thức thi tuyển từ giữa tháng 6-2022. Sau khi có kết quả thi tuyển, Sở GD-ĐT TPHCM sẽ có công văn đề nghị sở tư pháp các tỉnh, thành phố phối hợp rút ngắn thời gian cấp lý lịch tư pháp cho các trường hợp trúng tuyển viên chức. Dự kiến đầu tháng 8-2022, nhân sự sẽ được bổ sung về cho các đơn vị. Trước đó, trong tháng 3-2022, Sở GD-ĐT TPHCM đã ký kết kế hoạch đào tạo bồi dưỡng giáo viên với 2 trường Đại học Sài Gòn và Đại học Sư phạm TPHCM nhằm đảm bảo nguồn sinh viên tốt nghiệp ra trường đáp ứng nhu cầu giảng dạy ở các môn học.
Thiếu giáo viên đã kéo dài nhiều năm qua ở các trường học. Nhiều ý kiến đề xuất ngành giáo dục cần đẩy mạnh hơn nữa việc trao quyền tuyển dụng giáo viên cho các trường, đặc biệt ở bậc THPT, nhằm giúp các trường chủ động hơn trong xây dựng kế hoạch giảng dạy và bố trí nhân sự. Ý kiến của ông thế nào về đề xuất này?
Sở GD-ĐT TPHCM hiện đang phân cấp tổ chức tuyển dụng đối với 17/129 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc tự bảo đảm một phần chi thường xuyên. Hàng năm, các đơn vị này đều nghiêm túc xây dựng kế hoạch tuyển dụng gửi về Sở GD-ĐT TPHCM để được xem xét, phê duyệt theo quy định, đồng thời tổ chức tuyển dụng đúng quy trình, số lượng giáo viên trúng tuyển đáp ứng nhu cầu giảng dạy thực tế của đơn vị. Ngoài ra, đối với 3 cấp học mầm non, tiểu học, THCS thuộc thẩm quyền quản lý của các quận, huyện, đến thời điểm hiện tại, đã có 2 địa phương là quận 10 và Bình Tân thực hiện việc trao quyền tuyển dụng cho các trường học.
Video đang HOT
Từ năm học 2022-2023 trở đi, Sở GD-ĐT TPHCM dự kiến mở rộng đối tượng phân cấp tổ chức tuyển dụng đối với các trường tiên tiến, hội nhập quốc tế và trường học thuộc vùng sâu, vùng xa nhằm giúp các đơn vị chủ động tổ chức tuyển dụng theo nhu cầu. Trên cơ sở đề xuất của các đơn vị, Sở GD-ĐT TPHCM sẽ xem xét điều kiện thực tế tổ chức tuyển dụng ở các đơn vị căn cứ theo quy định tại Nghị định số 115/2020/NĐ-CP (ngày 25-9-2020) của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức và Thông tư số 06/2020/TT-BNV (ngày 2-12-2020) của Bộ Nội vụ ban hành quy chế tổ chức thi tuyển, xét tuyển công chức, viên chức, thi nâng ngạch công chức, thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các đơn vị.
Năm học 2020-2021, hiệu trưởng trường THPT được tham gia hội đồng tuyển dụng viên chức tại đơn vị. Tuy nhiên, đến năm học 2021-2022, đối tượng này không còn tham gia hội đồng tuyển dụng viên chức?
Năm học 2020-2021, việc tuyển dụng viên chức đối với các đơn vị sự nghiệp công lập chưa được Sở GD-ĐT TPHCM giao thẩm quyền tuyển dụng viên chức thực hiện theo Nghị định số 161/2018/NĐ-CP (ngày 29-11-2018) của Chính phủ và Thông tư số 03/2019/TT-BNV (ngày 14-5-2019) của Bộ Nội vụ về sửa đổi, bổ sung một số quy định tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.
Theo đó, hội đồng tuyển dụng viên chức của các đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao thẩm quyền tuyển dụng viên chức được thành lập theo nguyên tắc chủ tịch hội đồng do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng viên chức quyết định, ngoài ra phó chủ tịch hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập đảm nhận. Ngoài ra, chủ tịch hội đồng tuyển dụng thành lập ban kiểm tra sát hạch và giao phó chủ tịch hội đồng làm trưởng ban. Do đó, năm 2020, tất cả đơn vị chưa được giao thẩm quyền tuyển dụng đều cử hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng tham gia hội đồng tuyển dụng và ban kiểm tra sát hạch.
Tuy nhiên, bắt đầu từ năm học 2021-2022, việc tuyển dụng viên chức đối với các đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao thẩm quyền tuyển dụng thực hiện theo Nghị định số 115/2020/NĐ-CP (ngày 25-9-2020) của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức. Theo đó, Sở GD-ĐT TPHCM là cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện việc tuyển dụng. Hội đồng tuyển dụng được thành lập theo nguyên tắc chủ tịch hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng, phó chủ tịch hội đồng là lãnh đạo bộ phận tham mưu về tổ chức cán bộ của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng. Do đó, hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng trường THPT không tham gia vào hội đồng tuyển dụng nhưng vẫn có thể là thành viên ban kiểm tra sát hạch để chấm điểm đối với người dự tuyển viên chức.
Giáo viên kiệt sức dạy 'on-off', hiệu trưởng đề xuất tự chủ mở cửa trường
Trong bối cảnh số ca F0 tăng mạnh, các giáo viên chia sẻ rất vất vả khi phải phân thân để dạy 2 hình thức online -offline.
Cũng đã có ý kiến đề xuất nên để các trường tự chủ trong việc mở cửa trường học.
Chia sẻ với VietNamNet, cô T.T, giáo viên một trường THCS ở huyện Thanh Trì, Hà Nội cho hay, lớp mình phụ trách đến nay đã có 6 học sinh là F0, 18 em là F1. Hiện lớp cô còn 21 học sinh đi học trực tiếp.
"Có lớp chỉ còn một nửa hoặc 1/3 sĩ số. Chúng tôi muốn xin cho các học sinh học online cả để các giáo viên gom học sinh lại, tập trung tâm trí soạn bài dạy theo hình thức online để đảm bảo chất lượng, nhưng khi đề đạt nguyện vọng thì ban giám hiệu nói chủ trương mở cửa trường học nên việc chuyển hẳn sang học trực tuyến không được xem xét, cháu nào học trực tiếp cứ học".
Do nhiều giáo viên không có laptop, trường cũng không trang bị đủ máy tính và thiết bị, những học sinh thuộc diện học online sẽ phải học ghép với một số lớp học online hoàn toàn. Cũng vì thế, có thời điểm sĩ số của lớp ghép lên đến 100 học sinh.
Cô T cho hay, từ hôm dạy học trực tiếp trở lại, cô cùng các đồng nghiệp đều xác định mình có thể trở thành F0 bất cứ lúc nào, bởi các lớp liên tục có học sinh là F0.
"Cũng có những học sinh là F1 nhưng theo quy định nếu xét nghiệm âm tính các em vẫn được đến lớp. Không ít trường hợp các em ủ bệnh và sau đó mới phát bệnh rồi lây lan ra cả lớp. Chúng tôi có nghỉ vì mắc Covid-19 cũng không thể yên tâm với chất lượng học của học sinh vì tình trạng nửa online- nửa offline như vậy", cô T nói.
Giáo viên này cho hay, thầy cô bị mắc Covid-19 không dạy trực tiếp được dẫn đến tình trạng thiếu giáo viên trầm trọng. "Việc này cũng dẫn đến cảnh, các giáo viên khi là F0 vẫn nhận được sự kêu gọi, vận động của nhà trường tiếp tục tham gia dạy trực tuyến".
Bà Trần Bích Hợp, Hiệu trưởng Trường THPT Đống Đa (Hà Nội) cho hay, các giáo viên F0 của trường nếu đủ sức khỏe vẫn tham gia dạy online, bởi nếu không "lấy đâu ra giáo viên để đảm bảo dạy học".
"Hiện nay, số lượng giáo viên diện F0,F1 của trường tôi khá nhiều, hơn 30 người, trong đó đến 18 giáo viên F0.
Giai đoạn này, các giáo viên cũng rất khổ. Bởi ở gia đình, vợ/chồng/con của họ vào diện F0, F1 cũng rất nhiều. Biên chế giáo viên thì nhà trường cũng chỉ có đến thế, song tận 30 giáo viên F0, F1. Giờ nói thật nếu các thầy cô không gắng online để dạy học thì trường không biết lấy đâu ra người để đủ dạy cho học sinh", bà Hợp nói.
"Thực sự tôi rất trân trọng, đồng cảm với các giáo viên. Bởi họ vừa phải giữ gìn sức khỏe chống chọi với Covid-19, vừa thể hiện tinh thần trách nhiệm với các học sinh của mình. Phải nói rằng các thầy cô đã rất nỗ lực dù tình cảnh khó khăn".
Đề xuất tự chủ mở cửa trường trở lại
Bà Văn Thùy Dương, Phó Hiệu trưởng Trường THCS-THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) cho hay, nhà trường rất ủng hộ chủ trương mở cửa trở lại trường học một cách an toàn, thận trọng, sớm nhất có thể.
Song, thực tế, như hiện nay, sau hơn 10 ngày đến trường, trường có 428 học sinh là F0, 459 em là F1 và rất nhiều thày cô nhiễm bệnh.
"Tình trạng này sẽ không dừng nếu tiếp tục đi học. Rất may hầu hết tất cả học sinh và thầy cô đã được tiêm phòng nên không có tổn thất lớn, tuy nhiên việc học trở nên khó khăn khi nửa lớp học học trực tiếp và nửa lớp còn lại online, chưa kể nhiều thầy cô cũng thuộc diện F0 và phải ngồi nhà dạy học sinh ở trường qua kênh online", bà Dương nói.
Do đó, bà Dương cho rằng nên giao quyền chủ động cho các trường tự quyết việc đi học trở lại khi đủ điều kiện hoặc tiếp tục học online đến khi đủ điều kiện an toàn.
"Hơn ai hết các trường tư thục như chúng tôi đang phải gồng mình để tồn tại giữa dịch Covid-19, vẫn phải chi khi giảm nguồn thu. Tuy nhiên, việc mở cửa trở lại học trực tiếp phải được các trường hết sức cân nhắc, vì khi xuất hiện lây nhiễm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lực lượng giáo viên đứng lớp chứ không riêng học sinh, và cả khả năng đảm bảo xử lý tình huống y tế của từng trường để khống chế, kiểm soát mức độ lây lan. Do đó, thay vì chỉ đạo đồng loạt, cơ quan quản lý chỉ nên ra các khuyến cáo để các trường làm căn cứ. Trong điều kiện dịch bệnh, mục tiêu đặt ra với ngành giáo dục là làm sao đảm bảo được chương trình và chất lượng một cách tốt nhất có thể chứ không phải thực hiện kế hoạch đồng loạt đến trường hay đồng loạt ở nhà".
Bà Dương cho rằng, vẫn còn khoảng thời gian hè để các trường củng cố kiến thức cho học sinh khi học trực tuyến, do đó không nên quá lo lắng về vấn đề chất lượng.
Tiếp tục rà soát, cắt những chứng chỉ không cần thiết Bộ Tư pháp đề nghị Bộ Nội vụ tiếp tục rà soát, cắt giảm một số cuộc thi, chứng chỉ không cần thiết khi tuyển dụng. Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2021 và triển khai nhiệm vụ năm 2022 ngành nội vụ hôm 12-1, Thủ tướng Phạm Minh Chính đặc biệt khen ngợi bộ này đã...