Top 5 loại thực phẩm giúp cải thiện lá gan nhiễm mỡ
Những loại thực phẩm dưới đây sẽ giúp người mắc bệnh kiểm soát tốt lượng mỡ trong gan.
Gan nhiễm mỡ là hậu quả của chế độ sinh hoạt không hợp lý và sử dụng nhiều đồ uống có cồn.
Hiện nay, gan nhiễm mỡ đã trở thành một căn bệnh phổ biến. Có tới 20-30% người dân Việt Nam mắc căn bệnh này do uống nhiều đồ uống có cồn dẫn đến rối loạn chức năng gan, béo phì hoặc suy dinh dưỡng, tăng mỡ máu, nhiễm viêm gan virus, chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hàng ngày không hợp lý. Bệnh có thể diễn biến thành xơ gan, ung thư gan nếu không được kiểm soát chặt chẽ.
Một trong những yếu tố quan trọng giúp đẩy lùi bệnh gan nhiễm mỡ đó là chế độ dinh dưỡng. Với sự hỗ trợ của 4 loại thực phẩm dưới đây, căn bệnh này sẽ được cải thiện đáng kể.
Ngô
Trong ngô có chứa nhiều axit béo không no, có tác dụng thúc đẩy quá trình chuyển hóa chất béo. Sử dụng bột ngô để nấu cháo ăn hàng ngày cũng góp phần điều trị bệnh gan nhiễm mỡ.
Video đang HOT
Rau cần có tác dụng làm mát gan và hạ cholesterol trong máu, thúc đẩy quá trình bài tiết cũng như làm sạch huyết dịch.
Trong nấm hương có nhiều hoạt chất có tác dụng làm giảm lượng cholesterol trong máu, gan. Vì vậy bạn nên bổ sung nấm hương vào bữa ăn hàng ngày để loại bỏ bệnh gan nhiễm mỡ.
Ăn cà chua chín
Các hoạt chất trong cà chua có tác dụng rất tốt trong hỗ trợ điều trị bệnh gan nhiễm mỡ. Vì vậy bạn nên dùng cà chua trong thực đơn cho người bệnh gan nhiễm mỡ hàng ngày để cải thiện tình hình bệnh.
Nhộng tằm
Nhộng tằm làm giảm cholesterol trong cơ thể, cải thiện chức năng gan. Nhộng tằm có thể được dùng dưới dạng món ăn hoặc tán thành bột để uống.
Bên cạnh 5 loại thực phẩm này, người mắc bệnh gan nhiễm mỡ nên chú ý bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả tươi để có chất xơ kích thích nhu đường ruột, tránh táo bón và phòng chống bệnh xơ vữa động mạch. Rau xanh cung cấp nhiều loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Các loại vitamin A và E có trong loại thực phẩm này còn có tác dụng tránh tích tụ thêm mỡ trong gan.
Theo các chuyên gia y tế, người bệnh nên tăng cường sử dụng một số loại rau củ quả gồm cam, bưởi, rau cải, rau má, súp lơ…
Trong chế độ dinh dưỡng, người bệnh cũng cần chú ý chọn các loại nước có lợicho gan như atiso, trà nụ vối, lá sen. Chúng có tác dụng giảm lượng mỡ trong gan, thanh nhiệt, điều hòa cơ thể đồng thời chống tích tụ mỡ ở gan, đồng thời, tăng cường sử dụng sữa và các sản phẩm giàu protein gồm thịt nạc từ gia cầm, trứng, đậu nành, cá, hải sản, các loại đậu đỗ; các sản phẩm từ sữa lành mạnh ít chất béo hoặc sữa không béo, sữa chua và phô mai; thực phẩm chứa ít cholesterol nhưng giàu axit béo omega như cá béo, dầu oliu và các loại hạt cũng được khuyến nghị để giúp điều trị gan nhiễm mỡ.
Người mắc bệnh gan nhiễm mỡ cần hạn chế ăn gì?
Mục đích của việc điều trị gan nhiễm mỡ là làm giảm hàm lượng mỡ trong gan. Vì vậy, người bị gan nhiễm mỡ nên tránh ăn những thực phẩm giàu chất béo, mỡ động vật, thực phẩm giàu cholesterol như nội tạng động vật, lòng đỏ trứng,… Đặc biệt, người bệnh cần tránh ăn quá nhiều thịt đỏ, các loại hoa quả chứa hàm lượng fructose (đường) cao, kiêng các gia vị cay nóng, tránh các chất kích thích, đồ uống chứa cồn.
Theo viettimes
Ăn lòng lợn thế nào cho hợp vệ sinh?
Không ăn nội tạng không rõ nguồn gốc, không để lòng lợn qua đêm, không ăn tiết canh.
Ảnh minh họa
Theo bác sĩ Lê Thị Hải, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, lòng lợn chứa nhiều cholesterol không tốt cho người bị tiểu đường, tim mạch hay các bệnh về chuyển hóa. Ăn nhiều lòng lợn còn có thể gây bệnh gout, gan nhiễm mỡ, viêm tụy, làm tăng mỡ máu.
"Nhiều cơ sở chế biến nội tạng động vật không hợp vệ sinh, nhiễm rất nhiều loại giun sán, vi khuẩn, virus nguy hại", bác sĩ Hải nói. Tuy nhiên với người rất thích ăn lòng lợn và nội tạng khác, cần chú ý các điểm dưới đây.
Lòng lợn dễ bị nhiễm khuẩn trở lại dù đã được làm sạch và cẩn thận đến mức nào, hơn nữa để qua đêm dễ bị ôi thiu, có mùi hôi khó chịu. Nếu ăn thừa, bạn nên đổ đi.
Người trưởng thành chỉ nên ăn tối đa 3 lần nội tạng động vật trong tuần (khoảng 50-70 g một lần), trẻ em tối đa 2 lần một tuần (30-50 g mỗi lần). Người mắc bệnh huyết áp cao, tim mạch, rối loạn chuyển hóa như tăng cholestetol máu, xơ vữa động mạch, đái tháo đường, gout, thừa cân, béo phì, người cao tuổi, đang mang thai... không nên ăn lòng lợn vì dễ khiến tình trạng bệnh xấu hơn. Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến cáo chỉ nên bổ sung lượng chất béo bão hòa bằng 5-6% lượng calo tiêu thụ hàng ngày. Đây là lý do người Mỹ không ăn hoặc ăn rất ít nội tạng.
Thị trường có nhiều loại nội tạng động vật không rõ nguồn gốc, thậm chí bị ôi, thiu. Nhiều nội tạng động vật đã bốc mùi thối được nhập tiểu ngạch, sau đó tẩy rửa bằng hóa chất rồi tuồn ra thị trường, tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ cho sức khỏe người dùng. Do đó, khi ăn nội tạng bạn cần phải biết rõ nguồn gốc xuất xứ.
Không ăn tiết canh (máu động vật không qua nấu chín) bởi dễ bị nhiễm liên cầu khuẩn. Ở tình trạng nhẹ, bệnh nhân đau bụng dữ dội, bị viêm ruột. Nặng hơn, các liên cầu khuẩn lan rộng khắp cơ thể gây hoại tử tứ chi, tàn phá não và thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Thùy An
Theo VNE
Bị gan nhiễm mỡ: Hãy ăn nhiều sữa chua! Một thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng phát hiện thấy sữa chua giúp cải thiện tình trạng kháng insulin và mỡ gan ở phụ nữ béo phì mắc bệnh gan nhiễm mỡ và hội chứng chuyển hóa, theo Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Mỹ. ShutterStock Vì tiêu thụ sữa chua thông thường có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe và...