Tổng thống Trump tin Triều Tiên có tương lai tươi sáng
Tổng thống Donald Trump tin Triều Tiên “rất nghiêm túc” về việc giải trừ chương trình vũ khí hạt nhân của nước này khi nhiều ý kiến hoài nghi về cam kết phi hạt nhân hóa của Bình Nhưỡng.
Tổng thống Donald Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un gặp nhau tại Singapore (Ảnh: Reuters)
Trả lời phỏng vấn hãng tin Fox News hôm qua 1/7, Tổng thống Trump cho biết ông tin nhà lãnh đạo Kim Jong-un thực sự nghiêm túc khi cam kết phi hạt nhân hóa trong hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều tại Singapore hôm 12/6.
“Tôi nghĩ họ (Triều Tiên) rất nghiêm túc về việc đó. Tôi đã đạt được thỏa thuận với ông ấy. Tôi đã bắt tay ông ấy. Tôi thực sự tin ông ấy có ý định (phi hạt nhân hóa) như vậy”, Tổng thống Trump cho biết.
Tại hội nghị thượng đỉnh, Tổng thống Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã ký một tuyên bố chung, trong đó Bình Nhưỡng cam kết “phi hạt nhân hóa hoàn toàn” bán đảo Triều Tiên để đổi lấy sự bảo đảm về an ninh từ Mỹ. Tuy nhiên, do tuyên bố không nêu rõ cách thức cũng như lộ trình để thực thi tiến trình phi hạt nhân hóa nên nhiều người vẫn hoài nghi về thiện chí thực sự của Triều Tiên.
“Chúng tôi đã có mối quan hệ rất tốt. Chúng tôi đã đạt thỏa thuận về nhiều vấn đề… như phi hạt nhân hóa, trao trả hài cốt của những người anh hùng vĩ đại. Còn nhiều điều khác nữa”, Tổng thống Trump nói về nhà lãnh đạo Kim Jong-un. Trước đó, tuyên bố chung của thượng đỉnh Mỹ – Triều đã đề cập tới việc Bình Nhưỡng sẽ trao trả hài cốt của các binh sĩ Mỹ thiệt mạng trong chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) cho Washington.
Tổng thống Trump cũng bảo vệ lập trường của ông trước những lời chỉ trích cho rằng, ông đã nhượng bộ Triều Tiên quá nhiều, bao gồm quyết định dừng các cuộc tập trận chung Mỹ – Hàn mà Bình Nhưỡng vẫn chỉ trích lâu nay.
Video đang HOT
“Bây giờ, chúng ta đang tiết kiệm được rất nhiều tiền từ việc đó (dừng tập trận chung). Tôi đã yêu cầu làm như vậy, tôi đã nói sẽ không làm nữa, tôi gọi đó là các trò chơi chiến tranh. Cứ 6 tháng một lần chúng ta lại thả bom. Việc đó tốn kém đến mức không thể tin được. Các máy bay cất cánh từ Guam, với quy mô lớn, các bạn cũng biết đó là những máy bay ném bom”, ông Trump nói, đề cập tới các cuộc tập trận của quân đội Mỹ.
“Vì thế, chúng ta không mất gì cả. Những gì chúng ta cho đi là những điều tốt đẹp trong tương lai. Tôi thực sự tin rằng Triều Tiên sẽ có một tương lai tươi sáng. Tôi rất hòa hợp với Chủ tịch Kim Jong-un”, ông Trump nhấn mạnh.
Mỹ và Hàn Quốc gần đây đã quyết định dừng cuộc tập trận chung Người Bảo vệ Tự do Ulchi (UFG), theo kế hoạch diễn ra vào tháng 8, để giữ bầu không khí hòa dịu với Triều Tiên. Đây là hoạt động tập trận thường kỳ được hai nước tổ chức kể từ những năm 1950.
Trong nỗ lực nhằm giảm căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, các nguồn tin quân sự ngày 1/7 cho biết Hàn Quốc đã dừng các dự án xây dựng các cơ sở mới tại các căn cứ quân sự ở khu phi quân sự liên Triều (DMZ) – nơi chia tách biên giới Hàn Quốc – Triều Tiên. Trước đó, Hàn Quốc cũng đã dỡ bỏ hệ thống loa phát thanh tuyên truyền chống Triều Tiên ở khu vực biên giới và Bình Nhưỡng cũng có hành động tương tự.
Thành Đạt
Theo Dantri
Mỹ muốn Trung Quốc tiếp tục trừng phạt Triều Tiên
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nhấn mạnh với Trung Quốc tầm quan trọng của việc tiếp tục duy trì các lệnh trừng phạt với Triều Tiên nhằm buộc Bình Nhưỡng phải từ bỏ vũ khí hạt nhân.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (Ảnh: Getty)
Trong cuộc điện đàm giữa Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị hôm qua 29/6, hai bên đã cùng trao đổi quan điểm về việc tiếp tục nỗ lực để đạt được "mục tiêu phi hạt nhân hóa hoàn toàn, có thể kiểm chứng và không thể đảo ngược bán đảo Triều Tiên".
Trước đó, Ngoại trưởng Pompeo từng nói rằng Trung Quốc dường như đang nới lỏng các biện pháp trừng phạt Triều Tiên ở khu vực biên giới chung giữa hai nước trong khoảng thời gian từ 6-12 tháng gần đây. Năm ngoái, Bắc Kinh đã ủng hộ các lệnh trừng phạt Triều Tiên của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc sau hàng loạt vụ thử hạt nhân và tên lửa của nước này. Trung Quốc là đồng minh duy nhất và là đối tác thương mại hàng đầu của Triều Tiên, chiếm 90% trong hoạt động thương mại của Bình Nhưỡng.
Khi điện đàm với Ngoại trưởng Vương Nghị, ông Pompeo đã "nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiếp tục thực thi đầy đủ các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhằm vào Triều Tiên, đặc biệt các biện pháp có liên quan tới hoạt động xuất khẩu than và nhập khẩu xăng dầu tinh chế bất hợp pháp thông qua các vụ trao đổi giữa các tàu trên biển, vốn bị Liên Hợp Quốc cấm". Ngoại trưởng Mỹ cũng khẳng định Triều Tiên sẽ có tương lai tươi sáng nếu nước này từ bỏ vũ khí hạt nhân.
Tuyên bố trên của Ngoại trưởng Pompeo được đưa ra trước thềm chuyến đi lần thứ 3 của ông tới Bình Nhưỡng vào tuần tới. Mục đích của chuyến đi này được cho là nhằm trao đổi về thỏa thuận do Tổng thống Donald Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un ký kết tại hội nghị thượng đỉnh ở Singapore hôm 12/6.
Giới chức Mỹ lo ngại rằng bầu không khí hòa dịu gần đây trong mối quan hệ của các nước với Triều Tiên có thể dẫn tới việc các lệnh trừng phạt nhằm vào Bình Nhưỡng được nới lỏng. Hãng thông tấn Kyodo của Nhật Bản gần đây đưa tin Tokyo đã cảnh báo Liên Hợp Quốc về hoạt động trao đổi trái phép trên biển Hoa Đông có liên quan tới một tàu chở dầu Triều Tiên hôm 21/6.
Sau cuộc gặp với ông Kim Jong-un, Tổng thống Trump vấp phải sự chỉ trích của giới phân tích an ninh vì cho rằng ông chủ Nhà Trắng không nhận được gì từ tuyên bố chung "mơ hồ" trong khi Triều Tiên không nêu chi tiết khi nào và bằng cách nào nước này sẽ phi hạt nhân hóa.
Ấn tượng của ông Trump
Hai nhà lãnh đạo Mỹ - Triều bắt tay tại Singapore (Ảnh: Reuters)
Theo cựu Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc Lee Jong-seok, Tổng thống Trump rất ấn tượng với tầm nhìn mới của nhà lãnh đạo Kim Jong-un về tương lai của Triều Tiên trong cuộc gặp lịch sử tại Singapore. Ông Kim Yong-chol, đặc phái viên của ông Kim Jong-un, được cho là đã nhắc đến tầm nhìn này khi gặp Tổng thống Trump tại Nhà Trắng vài ngày trước khi hội nghị thượng đỉnh diễn ra.
"Tôi nghĩ ông Trump muốn xác nhận tầm nhìn của ông Kim trong cuộc gặp song phương ở Singapore. Đó là lý do khiến ông Trump chiếu cho ông Kim Jong-un xem đoạn video cho thấy viễn cảnh nền kinh tế thịnh vượng của Triều Tiên", ông Lee nói.
Theo cựu bộ trưởng Hàn Quốc, Tổng thống Trump thực sự "cảm động" trước quyết tâm của nhà lãnh đạo Kim Jong-un trong việc theo đuổi mô hình phát triển mới cho Triều Tiên. Ông Trump hiểu rằng ông Kim Jong-un muốn đổi vũ khí hạt nhân lấy sự bảo đảm về an ninh và phát triển về kinh tế, chứ không phải bước vào bàn đàm phán theo kiểu "ép buộc" do "sức ép tối đa" từ Mỹ và cộng đồng quốc tế. Đây cũng là động lực dẫn tới việc hai nhà lãnh đạo ký tuyên bố chung với cam kết tin tưởng lẫn nhau.
Thành Đạt
Theo Dantri
Mỹ tính đưa ra "phép thử" với Triều Tiên sau hội nghị thượng đỉnh Mỹ được cho là sẽ sớm đưa cho Triều Tiên một tiến trình đi kèm những yêu cầu cụ thể nhằm thử mức độ cam kết của Bình Nhưỡng sau hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều. Nhà lãnh đạo Kim Jong-un và Tổng thống Donald Trump (Ảnh: Reuters) Reuters trích thông tin từ một quan chức quốc phòng Mỹ cho hay, Washington...