Tôi đi thụ tinh trong ống nghiệm
Sau nhiều năm chung sống và tìm mọi cách để mang thai nhưng không thành, chúng tôi tìm đến phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) như tia hy vọng cuối cùng.
Tôi là Trần Văn Dương (30 tuổi) cùng vợ là Nguyễn Thị Hồng Hạnh (27 tuổi). Chúng tôi đã kết hôn cách đây 7 năm nhưng chưa thể có con. Hôm nay, chúng tôi từ Ninh Bình tới Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội để thăm khám với hy vọng có “tin vui” trong thời gian tới.
Do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, chúng tôi phải khai báo y tế trước khi vào bệnh viện. Từ 2014 đến nay, với mong mỏi có con, hai vợ chồng tìm đủ mọi cách điều trị nhưng may mắn vẫn chưa mỉm cười với chúng tôi.
Tại bệnh viện, chúng tôi được bác sĩ Phạm Thị Mỹ thăm khám. Trong quá khứ, tôi từng mắc bệnh quai bị. Các bác sĩ nhận định di chứng của căn bệnh này có thể là nguyên nhân khiến tôi rất khó có con.
Chúng tôi được chỉ định làm một số xét nghiệm cơ bản như xét nghiệm máu, siêu âm,… Kết quả trong ngày cho thấy tôi xuất tinh không có tinh trùng, tinh hoàn bị teo nhỏ. Bác sĩ tư vấn tôi cần mổ vi phẫu tinh hoàn tìm tinh trùng (Micro TESE) để thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).
Sau khi quyết định phương pháp can thiệp và hoàn thành hồ sơ bệnh án theo hướng dẫn, chúng tôi trở về nhà để chuẩn bị sức khỏe cũng như tâm lý. Đến ngày hẹn, vợ tôi bắt đầu được tiêm thuốc nhằm kích thích buồng trứng theo chỉ định của bác sĩ. Tùy phác đồ, công đoạn này sẽ được thực hiện liên tục từ 8-12 ngày. Trong thời gian này, vợ tôi có thể đến bệnh viện hoặc tự tiêm tại nhà theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
36 giờ sau mũi tiêm cuối cùng, tôi đưa vợ quay trở lại bệnh viện để các bác sĩ chọc trứng.
Cùng lúc đó, tôi được thực hiện mổ vi phẫu tinh hoàn để tìm và lấy tinh trùng tốt nhất.
Video đang HOT
Trứng của vợ và tinh trùng của tôi được đưa vào phòng thí nghiệm Hỗ trợ sinh sản của bệnh viện để chuyên viên phôi học thực hiện thụ tinh.
Lúc này, thông qua hệ thống vi thao tác cùng độ phóng đại khoảng 200-300 lần, các kỹ thuật viên khéo léo tiêm một tinh trùng tốt nhất vào bào tương trứng để tạo phôi. Cách làm này cũng giúp tăng tỷ lệ thụ tinh thành công.
Sau khi thụ tinh trong ống nghiệm, phôi được chuyên viên phôi học nuôi cấy, theo dõi sự phát triển của phôi.
Vài ngày sau, chúng tôi nghe báo phôi và nhận tin phôi phát triển bình thường từ bệnh viện. Tôi cùng vợ mừng rỡ quay lại bệnh viện để chuẩn bị chuyển phôi. Đây là thủ thuật đưa phôi vào buồng tử cung, giúp phôi làm tổ và phát triển thành thai nhi.
Bên cạnh phôi được chuyển, chúng tôi có thể yêu cầu lưu trữ đông lạnh những phôi còn lại nếu có nhu cầu sinh con trong tương lai. Việc này có thể giúp chúng tôi tiết kiệm khá nhiều chi phí cho lần sinh sau.
Trong 14 ngày tiếp theo, vợ tôi được hướng dẫn vận động nhẹ nhàng và hỗ trợ giai đoạn hoàng thể bằng một số loại thuốc. Sau thời gian này, tôi đưa vợ tới bệnh viện kiểm tra theo hẹn khám của bác sĩ. Chúng tôi vỡ òa khi xét nghiệm máu, kết quả Beta hCG cho thấy vợ tôi đã có dấu hiệu mang thai. Lần đầu tiên sau nhiều năm chờ đợi, tôi biết mình có thể được làm bố.
21 ngày sau chuyển phôi, tôi đưa vợ tới bệnh viện siêu âm xác định vị trí phôi làm tổ. Phôi của chúng tôi đã an toàn. Lần đầu tiên được thấy con giúp chúng tôi xóa tan mọi áp lực và khó khăn trong 7 năm qua.
Ở lần khám thai tiếp theo, chúng tôi rất vui khi được thấy những cử chỉ, hành động đầu tiên của con. Đây là những ngày hạnh phúc nhất trong cuộc sống hôn nhân của hai vợ chồng.
Trở về nhà trong niềm vui khó tả, chúng tôi vẫn còn hành trình dài sắp tới để dưỡng thai và chuẩn bị cho sự xuất hiện đặc biệt của thiên thần nhỏ mà vợ chồng chờ đợi bấy lâu nay.
Liều tiêm vắc xin quai bị bao gồm mấy mũi? Tiêm cách nhau bao lâu?
Quai bị là 1 bệnh truyền nhiễm lây lan rất nhanh và có nhiều biến chứng nghiêm trọng. Vắc xin quai bị ra đời đã giúp kiểm soát bệnh rất hiệu quả. Việc tuân thủ đúng liều tiêm vắc xin quai bị sẽ giúp nâng cao hiệu quả phòng bệnh.
Một liều tiêm vắc xin quai bị bao gồm mấy mũi? Tiêm cách nhau bao lâu? Dưới đây là một số hướng dẫn của Bộ Y tế:
1. Liều tiêm vắc xin quai bị gồm mấy mũi?
Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, liều tiêm vắc xin quai bị sẽ bao gồm 2 mũi vắc-xin có chứa quai bị (MMR hoặc MMRV). Để vắc xin đạt hiệu quả cao nhất, lịch tiêm chủng MMR lý tưởng là:
- Liều đầu tiên của vắc-xin có chứa quai bị nên được tiêm khi trẻ 12 đến 15 tháng tuổi.
- Liều tiêm vắc xin quai bị thứ hai khi trẻ từ 4 đến 6 tuổi.
Thuốc chủng ngừa MMRV có thể được sử dụng cho trẻ em khỏe mạnh từ 12 tháng đến dưới 13 tuổi.
Khi tiêm đủ 2 liều, hiệu quả của vắc xin sẽ tăng lên rõ rệt. Theo các nhà nghiên cứu, hiệu quả của vắc-xin quai bị được ước tính là 62% đến 91% cho 1 liều và 76% đến 95% cho 2 liều. Thực tế phân tích các đợt bùng phát bệnh quai bị cho thấy, 1 liều vắc xin quai bị là không đủ để ngăn ngừa bùng dịch. Mặc dù độ phủ 1 liều vắc xin ở quần thể đó lên tới 95%.
Nên tiêm 2 mũi để vắc xin quai bị đạt hiệu quả phòng chống bệnh cao nhất. (Ảnh Internet)
2. Tại sao nên tiêm vắc xin quai bị ngay từ khi còn nhỏ?
Quai bị là bệnh truyền nhiễm thường gặp trong thời thơ ấu. Do vậy các liều tiêm vắc xin quai bị thường được khuyến cáo để chủng ngừa cho trẻ em và thanh thiếu niên bỏ qua chủng ngừa quai bị theo lịch khuyến nghị.
Mặt khác, việc tiêm vắc xin quai bị cho trẻ trước tuổi đến trường sẽ giúp ngăn chặn các đợt bùng dịch. Bởi đây là căn bệnh rất dễ lây lan. Mà trẻ nhỏ lại là đối tượng chưa có ý thức vệ sinh và cách lý đúng cách để phòng tránh bệnh.
3. Liều tiêm vắc xin quai bị cho các đối tượng khác
Như đã nói ở trên, lịch tiêm vắc xin quai bị lý tưởng là 2 liều vắc xin phòng bệnh quai bị, sử dụng vắc xin MMR hoặc MMRV. Liều đầu tiên của vắc-xin có chứa quai bị nên được tiêm khi trẻ 12 đến 15 tháng tuổi và liều thứ hai khi trẻ 18 tháng tuổi hoặc bất kỳ thời điểm nào sau đó, nhưng không muộn hơn khoảng thời gian nhập học. Vậy còn các đối tượng khác?
Hai liều tiêm vắc xin quai bị cần được thực hiện trước tuổi đến trường để kiểm soát dịch bệnh hiệu quả. (Ảnh Internet)
3.1. Liều tiêm vắc xin quai bị cho trẻ em từ 12 tháng đến dưới 13 tuổi
Hai liều vắc-xin có chứa quai bị, sử dụng vắc-xin MMR hoặc MMRV, nên được tiêm cho trẻ em dưới 13 tuổi chưa được chủng ngừa theo lịch định kỳ.
- Đối với trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo, nên tiêm 2 liều vắc xin phòng quai bị trước khi nhập học (từ 4 đến 6 tuổi).
- Trẻ em trước đây đã được tiêm một liều vắc xin MMR nên được tiêm liều thứ hai ít nhất 4 tuần sau liều đầu tiên.
- Khoảng cách tối thiểu giữa các liều vắc xin phòng bệnh quai bị là 4 tuần.
3.2. Thanh thiếu niên (13 đến dưới 18 tuổi)
Thanh thiếu niên có hệ miễn dịch yếu, dễ mắc bệnh quai bị nên tiêm 2 liều vắc-xin MMR, cách nhau ít nhất 4 tuần.
3.3. Người lớn khỏe mạnh (18 tuổi trở lên)
Người lớn có hệ miễn dịch yếu, dễ mắc bệnh quai bị nên tiêm 1 hoặc 2 liều vắc xin MMR phù hợp với tuổi và các yếu tố nguy cơ. Nếu cần 2 liều, nên tiêm vắc xin MMR với khoảng cách giữa các liều tối thiểu là 4 tuần. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn liều tiêm vắc xin quai bị phù hợp.
Liều tiêm vắc xin quai bị cho người lớn cần chú ý một số điểm sau:
- Với những người có hồ sơ tiêm chủng không đầy đủ thì nên bắt đầu theo lịch trình chủng ngừa phù hợp với lứa tuổi và các yếu tố nguy cơ của họ.
- Phụ nữ nên trì hoãn mang thai ít nhất 4 tuần sau khi tiêm vắc xin MMR.
- Đối với những bệnh nhân cần ở trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe dài hạn thì nên tiêm ngừa vắc xin quai bị phù hợp với lứa tuổi và các yếu tố nguy cơ của họ.
- Người mắc bệnh mãn tính, người bị suy giảm miễn dịch thường dễ bị bệnh và biến chứng nặng hơn. Nhưng họ cũng dễ mắc bệnh do chủng vắc xin sống. Do đó, liều tiêm vắc xin quai bị cho các đối tượng này cần được sự chấp thuận của bác sĩ chăm sóc cá nhân. Đối với những trường hợp phức tạp, nên giới thiệu đến bác sĩ có chuyên môn về tiêm chủng hoặc suy giảm miễn dịch.
Quai bị có bị sốt không? Làm thế nào để hạ sốt quai bị nhanh nhất Quai bị có bị sốt không? Tại sao có người bị quai bị thì sốt, nhưng cũng có người lại không? Làm thế nào để có thể hạ sốt nhanh nhất khi mắc quai bị? Quai bị là bệnh không nguy hiểm nhưng phiền toái và nếu không được chữa trị kịp thời có thể để lại những biến chứng lâu dài. Tuy...