Tiếp tục tranh cãi chuyện ‘ăn trứng tốt hay xấu?’
Ăn trứng tốt hay xấu cho sức khỏe? Thật không may, khoa học dường như cũng không thể giải quyết một câu trả lời chắc chắn cho điều này.
Rốt cuộc thì ăn trứng tốt hay xấu? – ẢNH: SHUTTERSTOCK
Chỉ năm ngoái, một phân tích lớn của Harvard với 215.000 người đã phát hiện ra rằng ăn một quả trứng mỗi ngày không làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Một quả trứng mỗi ngày có thể tốt, một nghiên cứu sau đó cho biết.
Giờ đây, một nghiên cứu mới trên 500.000 người đã phát hiện ra rằng ăn chỉ nửa quả trứng – với lòng đỏ chứa nhiều cholesterol – cũng làm tăng nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân, bao gồm cả bệnh tim mạch và ung thư, theo CNN.
Thực tế, nguy cơ tử vong nói chung tăng 7% cho mỗi nửa quả trứng mỗi ngày, theo nghiên cứu được công bố ngày 8.2.2021 trên tạp chí PLOS Medicine .
Các chuyên gia đã nghi ngờ
Giáo sư Riyaz Patel, nhà tư vấn tim mạch tại Đại học College London (Anh), cho biết: “Mặc dù nhiều năm nghiên cứu, câu hỏi này về trứng vẫn chưa được giải đáp, với nhiều nghiên cứu trong vài thập kỷ qua cho thấy những kết quả trái ngược nhau – một số cho rằng ăn trứng vừa phải là tốt, trong khi những người khác cho rằng có thể không tốt”.
Giáo sư Patel cho biết: “Nghiên cứu này, mặc dù được tiến hành tốt, nhưng lại gây thêm tranh cãi”.
Tiến sĩ Walter Willett, giáo sư Dịch tễ học và Dinh dưỡng, tại Trường Y tế Công cộng Harvard T.H Chan (Mỹ), cho biết kết quả nghiên cứu có vấn đề, vì các nhà nghiên cứu chỉ hỏi người tham gia một lần về việc tiêu thụ trứng, sau đó theo dõi trong nhiều năm mà không kiểm tra xem chế độ ăn của người tham gia có thay đổi hay không, theo CNN.
Ada Garcia, giảng viên cao cấp về dinh dưỡng sức khỏe cộng đồng tại Đại học Glasgow (Scotland), cho biết: “Các kết luận của nghiên cứu này bị thổi phồng quá mức, đổ lỗi cho một mình trứng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch là cách quá dễ dàng và quá ngắn gọn”.
Video đang HOT
Có thể ăn thứ gì để thay trứng?
Tốt nhất là thay thế trứng bằng các loại hạt và các nguồn protein từ thực vật, như đậu hũ, nấm – ẢNH: SHUTTERSTOCK
Vấn đề là mức cholesterol trong lòng đỏ trứng: Một lòng đỏ trứng lớn có thể cung cấp khoảng 185 miligram cholesterol.
Cholesterol dẫn đến sự tích tụ mảng bám trong mạch máu và sau này gây bệnh tim mạch.
Giảm cholesterol sớm hơn trong cuộc sống để ngăn ngừa các vấn đề về tim sau này, nghiên cứu cho biết
Các hướng dẫn trước đây khuyến nghị nên giới hạn tối đa 300 miligram cholesterol mỗi ngày.
Ngày nay, các hướng dẫn khuyến nghị ăn càng ít cholesterol càng tốt bằng cách giữ chất béo bão hòa dưới 10% lượng calo hằng ngày.
Và chất béo bão hòa từ bơ, sữa nguyên kem và thịt mỡ có hại trong việc tăng mức cholesterol trong máu hơn so với ăn trứng.
Tiến sĩ Willett nói: “So với bánh rán, tinh bột tinh chế và đường hoặc chất béo bão hòa, thì ăn trứng vẫn tốt hơn. Nhưng tốt nhất nên tập trung vào các nguồn protein từ thực vật như bột yến mạch và các loại hạt”, theo CNN.
Những ai nên hạn chế ăn trứng?
Trứng gà là món rất quen thuộc đối với nhiều người – ẢNH: SHUTTERSTOCK
Tiến sĩ Willett nói: “Những người đang phải dùng thuốc điều trị mỡ máu cao tốt nhất là nên ăn ít trứng”.
“Không nhất thiết phải loại bỏ hoàn toàn trứng, nhưng đừng ăn quá 2 quả trứng mỗi tuần là được”, tiến sĩ Willett khuyến nghị.
Những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 cũng nên cảnh giác. Nghiên cứu năm 2020 của Harvard cho thấy những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 ăn nhiều trứng làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch.
Còn lòng trắng thì sao?
Có thể thay thế lòng đỏ bằng lòng trắng trứng một cách an toàn không?
Nghiên cứu mới của PLOS cho thấy thay thế nửa quả trứng bằng lòng trắng trứng làm giảm 3% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch.
Tuy nhiên, giáo sư Patel cho biết, chưa đủ cơ sở để kết luận ăn lòng trắng trứng thì tốt hơn.
Tiến sĩ Willett nói: “Hầu hết các nghiên cứu không xem xét riêng lòng trắng trứng, chủ yếu là do ít người ăn chỉ lòng trắng trứng. Tốt nhất là thay thế trứng bằng các loại hạt và các nguồn protein từ thực vật, như đậu hũ, nấm…”.
Giáo sư Patel nói thêm: “Tôi nghĩ rằng nghiên cứu này không làm thay đổi lời khuyên chung, là hầu hết mọi người có thể ăn trứng một cách điều độ, trừ phi họ mắc bệnh mỡ máu cao hay tiểu đường”, theo CNN.
Tác dụng thực sự của dưa hành trong ngày Tết
Không chỉ giúp chống ngán khi ăn cùng với bánh chưng, thịt mỡ mà dưa hành còn có những tác dụng tốt cho sức khoẻ khác.
Dưa hành giúp tiêu hoá hiệu quả
Dưa hành là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của Việt Nam. Chứa nhiều các lợi khuẩn probiotic, dưa hành muối có thể tăng cường lợi khuẩn cho các bữa ăn của gia đình bạn. Đồng thời hành là loại củ có tính chất cay nóng và ấm. Ăn hành muối sẽ giúp làm ấm cho cơ thể trong mùa đông và phục vụ tiêu hoá tốt hơn.
Ăn bánh chưng cùng dưa hành muối giúp giải ngấy hiệu quả. Đồ hoạ: Phương Linh.
Dưa hành giúp chống oxy hoá
Bên cạnh việc lợi khuẩn thì dưa hành muối còn có tác dụng chống lại các gốc tự do, ngăn chặn các chất chống oxy hoá. Tác dụng này có khả năng bảo vệ các tế bào trong cơ thể, ngăn ngừa những vấn đề về bệnh tim mạch, ung thư và lão hoá trong cơ thể.
Những ai không nên ăn dưa hành?
Dưa hành có nhiều công dụng tốt cho sức khoẻ, tuy nhiên người bình thường không nên ăn quá 3 lần trên một tuần vì tính chất cay, nóng của hành sẽ có thể làm cho bạn bị ngứa.
Là thực phẩm lên men và có nhiều muối, dưa hành được khuyến cáo không nên sử dụng với những đối tượng sau:
Người bị bệnh dạ dày: Dưa hành chứa nhiều muối và có tính axit, ăn nhiều sẽ gây tổn hại cho dạ dày.
Người có bệnh về đường tiêu hoá: Những loại dưa hành muối xổi, ngâm dấm nhanh thường khó kiểm soát được các loại vi sinh vật gây bệnh còn tồn đọng. Do vậy những người có hệ tiêu hoá kém cũng không nên ăn dưa hành để tránh gây tác dụng ngược.
Người có bệnh tim mạch, bệnh gan, huyết áp: Dưa hành có tính chất cay nóng và được muối cùng các gia vị mặn, cay. Đây đều là những yếu tố có khả năng kích thích nhiệt độ trong cơ thể, tăng nguy cơ bất lợi cho sức khoẻ người bệnh.
Phụ nữ mang thai: Dưa hành muối sẽ có khả năng làm tăng cảm giác đầy bụng, buồn nôn của phụ nữ mang thai. Bên cạnh đó, việc khó đảm bảo những vi khuẩn gây bệnh sẽ làm ảnh hưởng tới thai nhi.
Trẻ em: Trẻ em có hệ tiêu hoá chưa hoàn chỉnh, do vậy nếu cho trẻ em ăn dưa hành sẽ có khả năng gây tác dụng ngược cho hệ tiêu hoá của trẻ.
Trẻ nên ăn gì để bảo vệ sức khoẻ vào mùa đông? Việc làm sao để tăng cường miễn dịch, phòng chống bệnh tật cho trẻ là mối quan tâm hàng đầu của các bậc phụ huynh. Quả hạch: Các loại quả hạch giàu chất dinh dưỡng với nhiều hợp chất sinh học như phenolic, protein, phytosterol và chất xơ giúp trẻ nhỏ phòng tránh được viêm nhiễm, ung thư và nhiều bệnh khác. Ngoài...