Tiến sĩ dùng bằng giả của Đại học Đông Đô: Tư cách, đạo đức ấy còn dạy được ai?
Những người dùng bằng giả của đại học Đông Đô không còn đủ tư cách, trình độ để đứng trên bục giảng hay xưng danh trong giới học thuật.
Liên quan đến vụ án “Giả mạo trong công tác” xảy ra tại trường Đại học Đông Đô, Tiến sĩ Lê Viết Khuyến, Trưởng ban Hỗ trợ chất lượng giáo dục (Hiệp hội các trường Đại học Cao đẳng) cho rằng, những người sử dụng bằng cấp giả không đủ tư cách đứng trên giảng đường rao giảng đạo đức.
” Tôi nghĩ những người mua và sử dụng bằng giả hoàn toàn ý thức được hành vi của mình là sai trái thế nhưng họ vẫn làm. Điều này không chỉ thể hiện họ vừa không có tài, lại không có đức. Tiến sĩ, cán bộ mà còn đi mua bằng giả, vậy thì còn dạy được ai, nói được ai “, ông Lê Viết Khuyến nói.
Sai phạm tại Đại học Đông Đô rất nghiêm trọng (Ảnh minh họa)
Bên cạnh đó, Tiến sĩ Lê Viết Khuyến đồng ý quan điểm của nhiều chuyên gia, đại biểu Quốc hội cho rằng, cần phải công khai danh tính của 55 cá nhân sử dụng bằng giả của Đại học Đông Đô bất kể chức vụ có lớn đến đâu.
Vị chuyên gia này nhận định, hành vi của 55 cá nhân sử dụng bằng giả rất đáng lên án, thách thức sự trong sạch của nền giáo dục, tạo ra thói giả dối trong bộ máy chính quyền.
Đây là việc làm dối trên, lừa dưới; nếu không xử lý nghiêm sẽ ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước và tạo ra tiền lệ xấu.
Về hình thức xử lý những người này, Tiến sĩ Lê Viết Khuyến cho rằng, những cá nhân sử dụng bằng giả của Đại học Đông Đô hiện đang công tác, làm việc tại các cơ sở giáo dục cần áp dụng hình thức kỷ luật, thậm chí là buộc phải rời khỏi cơ sở giảng dạy.
Qua sự việc tại trường Đại học Đông Đô, ông Khuyến đề xuất việc quản lý Nhà nước cần có sự phối hợp thống nhất, chặt chẽ giữa các Vụ, Cục trong Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Tiến sĩ Lê Viết Khuyến phân tích: ” Nhân sự việc này, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng nên rà soát hoạt động của các đơn vị. Hiện nay vẫn còn tồn tại kẽ hở trong công tác tuyển sinh của các trường mà nguyên nhân một phần đến từ sự phối hợp thiếu chặt chẽ giữa các đơn vị thuộc Bộ.
Sau vụ việc tại trường Đại học Đông Đô, nếu có bằng chứng về sai phạm của các trường thì cần xử lý nghiêm, tránh tạo tiền lệ xấu. Ngoài ra đối với những trường vẫn chịu sự quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ cần phải giám sát chặt chẽ, tuyệt đối không thể thả nổi “.
Tiến sĩ Lê Viết Khuyến.
Cũng có cùng quan điểm này, PGS Lê Hữu Lập, nguyên Phó Giám đốc Học viện Bưu chính Viễn thông nhận định, những sai phạm xảy ra tại trường Đại học Đông Đô quá nguy hiểm, bất chấp quy định của pháp luật.
Video đang HOT
Theo ông Lê Hữu Lập, điều đáng buồn, những đối tượng sử dụng văn bằng 2 thường là những người đang làm công tác giảng dạy, thi công chức, viên chức, người làm việc tại các cơ quan Nhà nước. Những người này cần bằng cấp để làm “đẹp” hồ sơ.
Văn bằng 2 ngôn ngữ Anh là loại bằng cấp được công nhận và có giá trị suốt đời thay vì chỉ sử dụng được 2 năm như các loại chứng chỉ. Chính vì điều này các cơ sở giáo dục coi đây là món mồi béo bở nên đã xảy ra những vụ việc như tại Đại học Đông Đô.
PGS Lê Hữu Lập cũng đề cập đến sai phạm của người học. Ông Lập cho rằng bản thân những người mua loại bằng cấp giả này đều ý thức được mức độ nghiêm trọng và sai phạm của mình nhưng họ vẫn cố tình mua bằng giả.
Bên cạnh đó với việc đào tạo ồ ạt, dễ dãi như báo chí phản ánh, ông Lê Hữu Lập tin rằng chất lượng của loại văn bằng này sẽ rất thấp.
Những mánh khóe để...học giả lấy bằng thật
Đã có một thời rộ lên tình trạng bằng giả. Bây giờ nạn bằng giả sẽ dễ dàng được phát hiện nhưng lại nổi lên "nạn" bằng thật nhưng học giả.
Lâu nay đang tồn tại một tình trạng nhức nhối, nạn "học giả, bằng thật", tức là chỉ đến trường "ghi danh" để theo học cho có, còn học hành thì buổi đực buổi cái, thậm chí chẳng cần phải đến trường.
"Có cung, ắt có cầu" và không ít trường đã bày đủ mánh khóe để học viên có thể học giả lấy bằng thật.
Năm 2019, một trong những sự việc thu hút sự chú ý của dư luận trong thời gian dài xảy ra tại trường Đại học Đông Đô chính là việc học "giả" nhưng lấy bằng "thật".
Theo đó, trường này tổ chức dịch vụ đào tạo văn bằng 2 ngành ngôn ngữ Anh theo mô hình liên kết.
Riêng năm 2018, Hiệu trưởng Đại học Đông Đô là ông Dương Văn Hòa đã công nhận tốt nghiệp và cấp phát bằng cho hàng trăm sinh viên văn bằng 2 ngành Ngôn ngữ Anh.
Theo cơ quan điều tra, Hiệu trưởng Hòa "liên kết" với 200 trung tâm, tổ chức bên ngoài cấp (bán) văn bằng 2 ngành Ngôn ngữ Anh cho những người cần văn bằng ngoại ngữ để hoàn thiện hồ sơ cán bộ mà không cần học.
Để hợp thức hóa sai phạm, Trường Đại học Đông Đô tổ chức thi đầu vào, thi hết học phần gồm 27 tín chỉ và thi tốt nghiệp cho các học viên chỉ trong vài ngày. [1]
Bằng thật đáng sợ như bằng giả nếu người ta không cần học thật nhưng vẫn có bằng thật. Ảnh minh họa: VP
Ngoài mánh khóe trên, còn những mánh khóe cũng tinh vi không kém được một số nhân viên tuyển sinh tiếp thị đến người học.
Theo đó, học viên được phát giấy thi và đáp án để chép ngay tại chỗ coi như thi thật để nộp, để chấm, để có điểm trong hồ sơ và sau đó là có bằng tốt nghiệp hợp pháp.
Không ít các mánh khóe đã được các cơ sở đào tạo áp dụng để "qua mặt" các cơ quan chức năng cấp bằng giả.
Như Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam cũng đã phản ánh, nhiều trường hợp sẵn sàng sử dụng "chiêu" ghép vào lớp sắp ra trường.
Chỉ cần ngày đến thi là có mặt để...chép bài, thậm chí từ lúc nộp hồ sơ đến lúc tốt nghiệp chỉ chưa đầy 1 tháng.
Đây là một cách hợp thức hóa hồ sơ, hô biến bất kỳ ai cũng có thể trở thành người học năm cuối mặc dù không học 1 ngày nào. [2]
Việc học giả, bằng thật còn trắng trợn đến mức có hiêu trưởng đã phải ngồi tù vì ký khống, cấp bằng thật cho những học viên giả.
Thời gian qua, việc học văn bằng 2 tiếng Anh "gây sốt" với những người có nhu cầu học sau đại học cũng như những người sắp bước vào các kỳ thi tuyển, thi nâng ngạch viên chức, công chức.
Đây được coi là "tấm vé thông hành" giúp các ứng viên được miễn môn thi môn ngoại ngữ, hoặc đủ các tiêu chuẩn về ngoại ngữ theo quy định.
Nắm bắt nhu cầu này, nhiều trường đại học đã thực tuyển sinh. Điều đáng nói, có trường không được cấp phép đào tạo vẫn thực hiện đào tạo "chui".
Thậm chí có trường thực hiện mua bán bằng, chỉ cần nộp tiền là có bằng mà không cần học.
Liên quan đến việc cấp văn bằng 2 tiếng Anh để hưởng lợi nhiều lãnh đạo nhà trường đã bị khởi tố bị can. Bà Nguyễn Thị Minh Châu, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh Bắc bị khởi tố bị can, bắt tạm giam. Ảnh: Đại học Kinh Bắc.
Đơn cử, ngày 28/12/2019, Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an đã khởi tố vụ án "giả mạo trong công tác" xảy ra tại Trường Đại học Kinh Bắc và các tỉnh.
Kết quả điều tra xác định bị can Nguyễn Thị Minh Châu đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn tuyển sinh, đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp đại học ngành ngôn ngữ Anh hệ văn bằng 2 chính quy không đúng quy định, nhằm thu lợi bất chính.
Kết quả điều tra xác định, bị can Nguyễn Thị Minh Châu đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn tuyển sinh, đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp đại học ngành ngôn ngữ Anh hệ văn bằng 2 chính quy không đúng quy định, nhằm thu lợi bất chính. [3]
Tháng 3/2020, Vũ Tiến Hiệp (sinh năm 1966, Hà Nội), cựu Hiệu trưởng trường Trung cấp nghề kỹ thuật và nghiệp vụ xây dựng Hà Nội cùng các đồng phạm của mình đã chịu sự trừng phạt nghiêm minh của pháp luật cũng vì hành vi bán bằng cấp giả như giấy lộn.
Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã quyết định tuyên phạt Vũ Tiến Hiệp 5 năm tù về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ".
Theo đó, dù đã bị dừng hoạt động, song từ năm 2011 đến tháng 7/2017, Vũ Tiến Hiệp và các đồng phạm của mình đã ký hợp đồng dịch vụ đào tạo đối với 27 công ty, doanh nghiệp và cấp cho 857 trường hợp. Bộ đôi này cũng đã bán cho 127 người các chứng chỉ sơ cấp nghề, thu về tổng số tiền gần 1,2 tỷ đồng. [4]
Các bị can từ trái sang phải: Phan Thị Thùy Trang; Nguyễn Như Việt; Nguyễn Đăng Thuần. Ảnh: Công thông tin điện tử Bộ Công an.
Và mới đây nhất, Cơ quan cảnh sát điều tra đã khởi tố vụ án "Giả mạo trong công tác" xảy ra tại Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ.
Theo đó, ngày 16/11/2020, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với: Phan Thị Thùy Trang, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ; Nguyễn Như Việt, nguyên Trưởng khoa Sư phạm Trường Cao đẳng Giao thông vận tải Trung ương 3; và Nguyễn Đăng Thuần, giáo viên Trung tâm Đào tạo lái xe quận 12 thuộc Trường Cao đẳng Giao thông vận tải Trung ương 3.
Các bị can bị nêu trên đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao, nhận tiền của nhiều người, sau đó đã cấp khống Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy trình độ sơ cấp của Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ cho những người này nhưng không phải đi học bồi dưỡng theo chương trình đào tạo, trái với quy định tại Thông tư 38/2017 ngày 29/12/2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Cũng theo Hiệu trưởng Trang Vũ Phương, Hiệu trưởng trường Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ cho biết, Trường có khoa Sư phạm Dạy nghề, và việc cấp Chứng chỉ nghiệp vụ Sư phạm là khóa đào tạo ngắn hạn, được Tổng Cục Dạy nghề cho phép làm. [5]
Căn cứ kết quả điều tra và hồ sơ, tài liệu thu thập được, cơ quan điều tra xác định các bị can đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao, nhận tiền của nhiều người, sau đó đã cấp khống Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy trình độ sơ cấp của Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ cho những người này nhưng không phải đi học bồi dưỡng theo chương trình đào tạo, trái với quy định tại Thông tư 38/2017 ngày 29/12/2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. [6]
* Tài liệu tham khảo:
[1] https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/khoi-to-bat-giam-hieu-truong-dai-hoc-dong-do-post201112.gd
[2] https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/nop-30-trieu-dong-sau-2-3-thang-co-bang-cao-dang-su-pham-chinh-quy-post212188.gd
[3] http://bocongan.gov.vn/tintuc/Pages/lists.aspx?Cat=22&ItemID=27039
[4] https://thanhtra.com.vn/phong-chong-tham-nhung/tin-tuc/Phat-tu-nguyen-Hieu-truong-Truong-trung-cap-nghe-loi-dung-chuc-vu-161170.html
[5]https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/hieu-truong-truong-cao-dang-nghe-can-tho-noi-gi-ve-viec-can-bo-minh-bi-bat-post213725.gd
[6] http://bocongan.gov.vn/tin-tuc-su-kien/khoi-to-vu-an-gia-mao-trong-cong-tac-xay-ra-tai-truong-cao-dang-nghe-can-tho-t29105.html
Trí thức giả 55 trường hợp sử dụng bằng ngôn ngữ Anh (văn bằng 2) do trường ĐH Đông Đô cấp để làm nghiên cứu sinh hoặc bảo vệ luận án tiến sĩ (trong số này có cả quan chức) làm dư luận dậy sóng. Ảnh minh họa Lò ấp tiến sĩ đã từng khiến dư luận sốc khi biết có những giáo sư một mình...