Tiệm mì thu hút nhiều minh tinh đến ăn nhất ở Singapore
Quán từng được giới thiệu trên trang Michelin, là một trong những tiệm ăn nổi tiếng nhất đảo quốc sư tử.
Laksa là món mì đặc trưng của người Peranakan tại Penang (Malaysia) rồi theo bước chân di cư của họ mà trở nên phổ biến ở Singapore và Indonesia. Trong đó, tiệm 328 Katong Laksa có tuổi đời hơn 60 năm từng 2 lần liên tiếp được trang Michelin giới thiệu trong mục “Bib Gourmand Guide”, đồng thời cũng là quán ăn được nhiều nghệ sĩ trong và ngoài nước ghé thăm nhất ở Singapore.
Trước đây, khu này có nhiều quầy bán laksa katong – một biến thể của laksa cà ri với nước dùng khá béo, sệt do được nấu từ sữa dừa, tôm khô, nghêu, cà ri, thảo mộc, ớt. Sợi bún gạo tròn, trông giống bún bò Huế của Việt Nam nhưng cắt ngắn hơn để thực khách có thể dễ dàng ăn bằng thìa – kiểu ăn đặc biệt của laksa. Rồi theo thời gian, tất cả các tiệm laksa katong lề đường đều dẹp, chỉ còn mỗi quán 328 ngay góc ngã tư trụ lại, nên nó trở thành “độc nhất vô nhị” ở Singapore. Món này khá kén người ăn do chóng ngấy và vị cay nồng. Tuy nhiên với những ai thích vị béo thì đây lại là món khoái khẩu, thậm chí dễ gây nghiện.
Năm 2013, quán 328 trở nên nổi tiếng trên bản đồ ẩm thực thế giới nhờ lần ghé thăm của siêu đầu bếp Gordon Ramsay. Ông dành nhiều lời khen ngợi cho món ăn, thậm chí còn học lỏm cách chế biến laksa khiến du khách tò mò, tranh thủ ghé quán mỗi khi có dịp đến đảo quốc sư tử. Chính vì vậy mà ngay khi bước vào quán, khách hàng thường bị thu hút khi bắt gặp bức tường dán đầy ảnh các minh tinh từng ghé 328, từ sao trong nước cho đến sao Hong Kong, Đài Loan…
Bà Lim – chủ quán chia sẻ, không dễ để nấu được món laksa katong đặc trưng bởi chỉ cần định lượng sai, bạn hoàn toàn có thể phải bỏ nguyên nồi nước dùng, đặc biệt là lượng sữa dừa phải được đong đếm cho chính xác theo tỷ lệ chuẩn. Ban đầu, tất cả các công đoạn đều được làm thủ công, từ việc lột vỏ tôm. Hiện nay, khi tiệm càng nổi tiếng, lượng khách ghé mỗi ngày khá đông thì buộc phải có công cụ hỗ trợ như máy làm sữa dừa, máy chế biến nước thịt laksa sẽ tiện hơn. Mặc dù vậy, bà Lim vẫn theo sát từng công đoạn trong quy trình ấy nhằm đảm bảo chất lượng món ăn.
Thực khách thường gọi combo laksa và bánh otak-otak (hay còn gọi là otah) ăn chung mới đúng chuẩn. Bánh otah là một dạng bánh chả cá nướng, bọc trong lá chuối dậy mùi thơm phức, hơi bở chứ không dẻo dai như chả cá. Giá dao động 5,5 – 7,5 SGD/tô (khoảng 93.000 – 127.000 đồng) tùy kích cỡ còn bánh otah có giá 1,4 SGD/cái (khoảng 24.000 đồng).
Video đang HOT
Theo VnE
Người Malaysia có mấy món bình dân nhưng nhìn thì lại hấp dẫn vô cùng
Đây đều là những "gương mặt đại diện" cho món ăn đường phố Malaysia vô cùng hấp dẫn.
Đến bất kì quốc gia nào, dường như những món tráng miệng đường phố luôn mang đến nhiều trải nghiệm thú vị. Bởi khi ấy chúng ta có thể cảm nhận được hương vị đặc trưng và truyền thống nhất của đất nước ấy. Điểm đến của hành trình khám phá ẩm thực hôm nay sẽ là Malaysia, người dân nơi đây đã tận dụng các nguyên liệu tưởng chừng bình dân để tạo ra vô vàn món ngon. Hãy cùng điểm lại những "gương mặt đại diện" cho món ăn đường phố Malaysia dưới đây.
Ais kacang
Món tráng miệng mát lành và rực rỡ này là một kiểu đá bào truyền thống ở Malaysia. Dường như tất cả mọi vị ngọt đều có thể góp vị vào Ais Kacang, nào là đậu đỏ, bánh lọt, sữa dừa, thạch jelly, siro, kem, trái cây... Bởi thế mà phần đá bào này không chỉ khiến người ta bị kích thích về thị giác mà hương vị lại mát lành khó cưỡng.
Trong làn siro sữa tan chảy, cái dai dai của bánh lọt, bùi bùi của đậu, giòn tươi của trái cây... tất cả hòa quyện trong miệng khiến người ăn thấy sảng khoái. Đến đây, không khó để tìm những xe đá bào hấp dẫn này và mức giá lại vô cùng phải chăng.
Apam Balik
Xuất hiện phổ biến trên mọi đường phố Malaysia, Apam Balik được tận dụng như một món ăn lót dạ mỗi khi buồn miệng của người dân nơi đây. Bánh được làm từ hỗn hợp bột mì, trứng, đường, sữa dừa... tráng trên chảo tròn để nướng. Các thành phần nhân đa dạng nhưng chủ yếu thiên về vị ngọt như ngô, phô mai sợi, dừa sợi, bơ đậu phộng...
Tuy tương tự như bánh dừa nướng ở Sài Gòn nhưng Apam Balik lại có độ thơm và béo hơn. Lớp vỏ bột mềm mịn, tơi xốp hòa cùng nhân bùi bùi, ngầy ngậy chính là điểm nhấn hương vị của món ăn này.
Bingka Ubi
Món bánh dân dã này được chế biến từ khoai mì, sữa dừa và đường cọ dừa nhưng lại đem đến một hương vị thơm ngon, beo béo hấp dẫn. Bingka Ubi là món ngọt truyền thống trong những dịp lễ, tết được người Malaysia ưa chuộng vì chúng dễ chế biến và cũng dễ ăn. Sau khi nướng, bánh phủ bên ngoài lớp vỏ giòn thơm nhưng cắn chạm vào trong thì có độ ẩm mịn cùng với cái dai và bùi bùi đặc trưng của khoai.
Kuih Ketayap
Trong sắc xanh đặc trưng từ lá dứa, bánh Kuih Ketayap không chỉ bắt mắt mà còn mang đến mùi thơm dịu nhẹ, man mát. Lớp vỏ được làm theo công thức tương tự như bánh crepe nhưng có độ mềm và dai hơn. Nhân đặc sắc khi người ta dùng sợi dừa xào cùng đường nâu, lá dứa và cuộn lại trong vỏ bánh.
Có thể so sánh Kuih Ketayap như một phiên bản hấp dẫn hơn của bánh ống lá dứa, bởi độ giòn thơm và ngọt đậm của nhân dừa xào đã góp phần làm món ăn đường phố này được nhiều người nơi đây yêu thích.
Seri Muka
Seri Muka có thể gọi là xôi hoặc bánh đều được vì đây là sự kết hợp giữa một lớp xôi dẻo cùng với pudding bên trên làm topping. Nhưng cách nấu xôi của người Malaysia độc đáo hơn khi họ hấp nếp và sữa dừa bằng hơi nước. Bởi thế mà phần xôi có độ béo và dẻo nhưng lại ráo nước hơn hẳn. Phần pudding phủ đều trên bề mặt để hòa thêm cái dẻo và thơm cho món ăn. Điểm đặc biệt là bạn có thể thưởng thức nhiều phiên bản tùy thích của món này như pudding lá dứa, pudding nếp cẩm, pudding bí ngô...
Theo Tri Thức Trẻ
Mang danh là fan cuồng sầu riêng, vậy bạn đã biết đến món cà ri làm từ loại quả này bao giờ chưa? Bạn có từng nghĩ tới sự kết hợp mặn ngọt của món cà ri sầu riêng này sẽ có hương vị như thế nào không? "Mốt" ăn sầu riêng hot nhất hiện nay: ăn xong trả hạt và đây là những địa chỉ hiếm hoi ở Sài Gòn dành cho bạn Hot như kem bơ giờ ở Vũng Tàu còn kết hợp với...