Tiêm chủng muộn cho trẻ và những hậu quả nguy hiểm
Tiêm chủng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của trẻ và cả cộng đồng. Tiêm chủng muộn cho trẻ gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng như làm giảm hiệu quả vaccine, trẻ dễ mắc bệnh, tăng nguy cơ phản ứng sau tiêm chủng,…
Tiêm chủng đúng thời điểm là cách tốt nhất để tạo hệ miễn dịch tối ưu cho trẻ. Tuy nhiên, không phải lúc nào việc tiêm chủng cũng được diễn ra theo lịch dự kiến, đôi khi tiêm chủng muộn cho trẻ xảy ra bởi một số nguyên nhân khác nhau như cha mẹ không nắm được lịch chính xác, quên lịch hoặc cố tính không cho trẻ tiêm chủng,… Và nó để lại rất nhiều hậu quả khác nhau cho sức khỏe của trẻ.
Tiêm chủng muộn cho trẻ gây nhiều hậu quả nghiêm trọng (ảnh: internet)
Một số hậu quả của tiêm chủng muộn cho trẻ mà cha mẹ cần biết:
1. Trẻ có nguy cơ mắc các bệnh chưa được tiêm phòng
Tiêm chủng muộn cho trẻ đồng nghĩa với trẻ không được tạo miễn dịch chủ động với các bệnh lý chưa được tiêm phòng. Khi các tác nhân gây bệnh ( vi khuẩn, virus) tấn công vào cơ thể trẻ thì các yếu tố miễn dịch của trẻ là không đủ để có thể phòng chống việc những căn bệnh xuất hiện. Điều này khiến trẻ dễ bị bệnh hơn so với các trẻ được tiêm phòng theo đúng lịch hẹn đã đặt ra.
Hơn nữa, khi trẻ mắc bệnh cũng làm tăng khả năng trẻ phải được đưa đến bệnh viện để thăm khám, nơi mà mầm bệnh có thể tồn tại ở bất kỳ đâu. Điều này lại vô tình gây gia tăng nguy cơ mắc bệnh cho trẻ và trở thành một vòng xoắn lặp đi, lặp lại.
2. Tiêm chủng muộn cho trẻ làm tăng nguy cơ xuất hiện các phản ứng sau tiêm chủng
Tiêm chủng muộn cho trẻ không chỉ làm tăng nguy cơ mắc bệnh của trẻ do không được tạo miễn dịch mà nó còn làm gia tăng xác suất xảy ra các phản ứng nặng sau tiêm chủng ở trẻ. Những đứa trẻ tiêm chủng muộn dễ gặp những biểu hiện phản ứng nặng sau tiêm hơn những đứa trẻ được tiêm chủng đúng lịch, chẳng hạn như sốt cao hay co giật,…
Video đang HOT
Do đó, làm quá trình tiêm chủng trở nên rủi ro hơn, đe dọa nhiều đến sức khỏe và thậm chí có thể là tính mạng của trẻ.
3. Hiệu quả của vaccine bị suy giảm nếu tiêm chủng muộn cho trẻ
Thời điểm trong lịch tiêm chủng của trẻ không phải là sản phẩm của một sự suy luận ngẫu nhiên hay một cảm hứng bất chợt. Mà nó là kết quả tổng hợp, phân tích đối với rất rất nhiều thử nghiệm và thống kê khác nhau trên cả động vật và người nhằm xác định thời gian phù hợp nhất để sử dụng vaccine.
Tiêm chủng muộn cho trẻ làm giảm hiệu quả miễn dịch của các loại vaccine khi sử dụng, vì thế trẻ vẫn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn kể cả khi đã được tiêm phòng bù. Chẳng hạn với vaccine viêm gan B, trẻ cần được tiêm trong 24h đầu sau sinh, tiêm phòng sau ngày thứ 7 không có quá nhiều ý nghĩa dự phòng viêm gan B cho trẻ.
4. Gia tăng nguy cơ dịch bùng phát trở lại trong cộng đồng
Tiêm chủng không chỉ nhằm mục đích đảm bảo sức khỏe của bé, mà nó còn là vũ khí để chặn đứng sự lây lan các căn bệnh nguy hiểm trong cộng đồng.
Tiêm chủng muộn cho trẻ có thể khiến trẻ bị mắc bệnh hoặc mang tác nhân gây bệnh nhưng không biểu hiện triệu chứng,… Khi này những đứa trẻ được tiêm chủng muộn có thể trở thành một đối tượng nguồn bệnh và rất dễ dàng lây lan bệnh ra cộng đồng. Vì vậy, trẻ cần phải được đưa đến các cơ sở y tế thực hiện tiêm chủng theo đúng lịch hẹn không chỉ vì sức khỏe của trẻ mà còn là vì sức khỏe của cả cộng đồng.
Có thể thấy rằng, tiêm chủng muộn cho trẻ gây nên rất nhiều hậu quả nghiêm trọng khác nhau cả đối với trẻ và với những người xung quanh. Do đó, cha mẹ cần tuân thủ đúng lịch tiêm chủng của trẻ theo các quy định đã được đặt ra để luôn giúp bé tránh xa các căn bệnh nguy hiểm dễ lây lan.
Phản ứng sau tiêm chủng ở trẻ
Mặc dù tiêm vacxin là phương pháp rất an toàn để phòng bệnh. Nhưng đôi khi một số phản ứng sau tiêm chủng có thể xảy ra. Nhận biết, xử lý đúng cách phản ứng sau tiêm chủng sẽ giúp đảm bảo an toàn và hạn chế tối đa các nguy hiểm sức khỏe cho trẻ.
Cho đến thời điểm hiện tại, vacxin vẫn là phương tiện được đánh giá an toàn và hiệu quả để phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trong cộng đồng. Trong một số trường hợp nhất định trẻ có thể sẽ gặp phải một số phản ứng sau tiêm chủng, tuy nhiên tỷ lệ này là rất nhỏ trên thực tế.
Để tiện cho việc theo dõi và xử lý các phản ứng sau tiêm chủng ở trẻ, người ta thường chia các phản ứng này thành hai nhóm là các phản ứng sau tiêm chủng thông thường và các phản ứng nặng sau tiêm chủng.
Nhận biết sớm, xử lý đúng cách các phản ứng sau tiêm chủng để đảm bảo an toàn cho bé (ảnh: internet)
1. Những phản ứng sau tiêm chủng thông thường
Những phản ứng sau tiêm chủng thông thường sau tiêm chủng là những phản ứng nhẹ xuất hiện sau tiêm chủng vài giờ hoặc có thể là vài ngày, có tỷ lệ xuất hiện cao trên thực tế, và có thể tự hết mà không cần thiết thực hiện các can thiệp y tế.
Những phản ứng sau tiêm chủng thông thường bao gồm:
- Sốt: Sốt là phản ứng sau tiêm chủng toàn thân rất thường gặp ở trẻ. Sốt sau tiêm chủng thường là sốt nhẹ dưới 38,5 độ C, bắt đầu khởi phát sau khi tiêm vài giờ và sẽ tự hết sau 1-2 ngày. Nếu trẻ sốt cao liên tục, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay để được thăm khám và xử lý.
- Sưng đỏ tại chỗ tiêm: Sưng đỏ sau tại chỗ tiêm cũng là một phản ứng sau tiêm chủng thông thường mà trẻ có thể gặp phải. Trẻ thường biểu hiện bằng trạng thái sung đỏ tại chỗ tiêm sau khi tiêm chủng khoảng 1 ngày. Tình trạng này thường tự hết sau khoảng vài ngày cho tới 1 tuần.
- Đau khớp: Sau tiêm chủng vacxin trẻ có thể xuất hiện tình trạng đau một số khớp trên cơ thể. Tình trạng đau khớp sau tiêm chủng có thể chỉ là thoáng qua nhưng cũng có thể kéo dài lên đến hàng tuần hoặc thậm chí 10 ngày. Đau khớp do phản ứng sau tiêm chủng tự hết mà không cần điều trị đặc hiệu, một số trường hợp có thể được xem xét sử dụng giảm đau.
- Bầm tím, chảy máu sau tiêm chủng: Tình trạng giảm tiểu cầu sau tiêm chủng (tế bào máu đảm nhận chức năng đông máu) có thể khiến trẻ xuất hiện các vết bầm tím bất thường hoặc các chảy máu tự nhiên như chảy máu cam, chảy máu chân răng,... Tuy nhiên tình trạng này thường thoáng qua, nhẹ và tự khỏi.
Ngoài ra, một số phản ứng sau tiêm chủng thông thường khác cũng có thể xảy ra như trẻ mệt mỏi, lả người, ít hoạt bát hơn, ăn không ngon miệng, sưng hạch sau tiêm BCG,...
2. Phản ứng nặng sau tiêm chủng
Không giống các phản ứng sau tiêm chủng thông thường, các phản ứng nặng sau tiêm chủng là những phản ứng hiếm khi xảy ra hơn, tuy nhiên phản ứng ở mức nặng và thường cần can thiệp y tế để xử lý, thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
Một số phản ứng nặng sau tiêm chủng ở trẻ:
- Sốc phản vệ: Sốc phản vệ sau tiêm chủng là một phản ứng sau tiêm chủng cực kỳ nguy hiểm, diễn tiến nhanh chóng và có khả năng tử vong cao. Tình trạng sốc phản vệ có thể được nhận biết sớm với các biểu hiện như phù, thở khò khè, khó thở, nhịp tim nhanh, đái ỉa không tự chủ, huyết áp tụt,...
- Quá mẫn vacxin: Quá mẫn với vacxin sau tiêm chủng cũng là một phản ứng nặng sau tiêm chủng mà cha mẹ cần chú ý. Phản ứng quá mẫn với vacxin có thể biểu hiện bằng các triệu chứng như thở khò khè, ngắt quãng, phù nề ở mặt hoặc toàn thân,...
- Co giật sau tiêm chủng: Sau tiêm chủng, trẻ có thể xuất hiện các cơn co giật ở toàn thân. Những cơn co giật có thể xuất hiện đơn độc hoặc cũng có khi xuất hiện cùng với sốt và một số triệu chứng khác.
- Nhiễm trùng huyết: Nhiễm khuẩn huyết là một phản ứng sau tiêm chủng hết sức nặng nề. Nguyên nhân gây nhiễm trùng huyết chủ yếu là do vệ sinh không đảm bảo như vô khuẩn dụng cụ tiêm và động tác tiêm không tốt, chăm sóc sau tiêm không đảm bảo,...
Nhìn chung đối với các trường hợp trẻ có phản ứng sau tiêm chủng nặng, cha mẹ cần phải nhận biết sớm nhất các triệu chứng và đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay để được cấp cứu kịp thời.
Có thể thấy rằng, những phản ứng sau tiêm chủng ở trẻ có thể là nhẹ và thoáng qua nhưng cũng có thể hết sức nguy hiểm cần được cấp cứu kịp thời. Do vậy, cha mẹ cần tự trang bị cho mình kiến thức, đảm bảo thực hiện đúng các hướng dẫn của cán bộ y tế về chăm sóc và theo dõi trẻ sau tiêm chủng để đảm bảo phát hiện và xử lý đúng cách khi các phản ứng sau tiêm chủng xảy ra.
QN
Đông nghẹt người tại các cơ sở tiêm chủng: Nguy cơ cao lây nhiễm dịch bệnh Sau khi cách ly xã hội được nới lỏng, nhiều điểm tiêm chủng đã lại mở cửa để phục vụ người dân. Điều đáng nói là tại các địa điểm này, tình trạng chen chúc, đông nghẹt người lại diễn ra tạo ra nguy cơ tiềm ẩn lây nhiễm ngay chính ở các cơ sở tiêm chủng. Điểm tiêm chủng ở Trung tâm...