Tiệm cháo trắng 45 năm phục vụ khách ăn đêm ở TP.HCM
Nằm gần ngã tư Hàng Xanh ( Bình Thạnh), quán cháo trắng với gần 20 món ăn kèm là địa chỉ quen của nhiều vị khách đói bụng lúc nửa đêm. Quán vỉa hè lúc nào cũng tấp nập người ra vào.
Tôi tình cờ ghé quán cháo trong một buổi tối đi làm về muộn. Dù lúc ấy đã 23h, quán vẫn rất tấp nập thực khách ngồi dùng bữa, chỉ sót lại vài chiếc bàn trống chỗ. Nhân viên quán mời gọi rồi nhanh chóng hướng dẫn tôi xếp xe vào sát bên lề đường.
Anh Tình, chủ quán cháo, kể: “Địa chỉ ăn uống đường phố này được bà ngoại mở từ những năm 1975. Sau đó, mẹ tôi tiếp tục duy trì tiệm, đến nay ngót nghét 45 năm. Từ ngày tiệm mới mở cho đến giờ, chúng tôi chưa một lần đổi địa điểm”.
Món cháo trắng giản dị níu chân thực khách suốt 45 năm
Giải thích về lý do không mở cửa tiệm khang trang hơn, anh Tình cho biết địa chỉ này đã trở thành thương hiệu, dễ tìm kiếm, khách đói bụng lúc nửa đêm hay lui tới. “Chỗ ngồi gần đường lớn, đông đúc có nhiều bất tiện, song nhiều người vẫn ghé quán làm tô cháo trắng ấm bụng sau khi tan làm như một thói quen khó bỏ”, anh bộc bạch.
Quán mở cửa từ 14h đến 4h sáng hôm sau. Cháo và món ăn kèm được nấu ở nhà từ 12h trưa, sau đó chuyển ra góc đường phục vụ thực khách. Cháo luôn đặt trên bếp than để giữ độ nóng sốt, thức ăn kèm xếp trong tủ kính đầy đặn, bắt mắt và hấp dẫn.
Công đoạn nấu cháo không quá cầu kỳ, chỉ cần canh sao cho gạo bung nở đều, mềm là được. Ở đây có 2 loại là cháo trắng nấu với lá dứa dậy mùi thơm và cháo đậu đỏ ăn chung nước cốt dừa beo béo. Chủ quán không nêm nếm thêm gì. Thực khách sẽ là người quyết định độ mặn, nhạt và hương vị mình yêu thích bằng cách chọn đồ ăn kèm.
Xe đựng thức ăn kèm được xếp cẩn thận, hút mắt.
Chiếc tủ kính hấp dẫn đập vào mắt tôi đầu tiên khi ghé quán. Bên trong là những tô đựng đầy ắp dưa mắm, cá bống rim, cá lóc kho tộ, thịt nạc kho tiêu, ba khía, chà bông, trứng bách thảo…
Anh Tình nói khách quen của quán chủ yếu là dân lao động, người đi làm về muộn, dân cư trong khu vực lân cận. Đặc điểm của cháo là nhẹ bụng, dễ ăn, dễ tiêu nên phù hợp để lót dạ hoặc ăn khuya. Càng về tối, không khí TP.HCM càng trở nên mát mẻ, món ăn nóng hổi này quả là lựa chọn hợp lý.
Trong thời gian đông đúc nhất, khoảng 21h-23h, nhân viên quán cho sẵn thức ăn kèm sẵn vào các đĩa nhỏ để khách gọi món không phải chờ đợi lâu. Khi tôi ngỏ ý chụp ảnh món ăn làm kỷ niệm, cả nhân viên và chủ tiệm đều đồng ý, nhiệt tình hỗ trợ, dù tay vẫn liên tục múc cháo, gắp thịt, cá vào đĩa.
Video đang HOT
Giờ cao điểm, nhân viên quán phải múc sẵn thức ăn ra đĩa, tránh để khách chờ đợi.
“Cứu đói” thực khách TP.HCM lúc nửa đêm
Mỗi tô cháo trắng lá dứa có giá 8.000 đồng, cháo đậu đỏ thì 15.000 đồng, thức ăn kèm ở khoảng 10.000-22.000 đồng, khách ăn bao nhiêu vị, quán đem ra bấy nhiêu đĩa tương ứng. Tôi và người bạn gọi phần cháo trắng và cháo đậu đỏ với 4 đĩa gồm thịt kho, cá bống chiên, tôm rim và dưa mắm ăn đỡ ngán. Nhẩm tính khoảng 65.000 đồng hết thảy, khá hợp lý cho một bữa ăn đêm no nê.
Cháo ở đây thơm và có màu hơi xanh vì được nấu với lá dứa, hạt gạo nở bung, lượng nước xăm xắp, không quá loãng. Vị cháo nhạt nhưng khá hài hòa khi kết hợp cá bống chiên, thịt kho mặn.
Tuy vậy, đĩa thức ăn kèm khá ít, trung bình một tô cháo, thực khách phải ăn với 2 món mặn mới vừa vị. Nếu là người quen ăn đậm, bạn sẽ phải tốn kha khá tiền để gọi thêm món.
Cháo có màu xanh nhạt, thơm mùi lá dứa, kết hợp thức ăn kèm hoàn hảo.
Trong khi tôi hài lòng với hương vị cháo lá dứa thơm, vị thanh thì người bạn đi cùng lại đặc biệt thích món cháo đậu đỏ. Cháo được nấu đặc hơn, có vị ngọt dịu và bùi bùi của đậu, chan thêm nước cốt dừa béo và rắc lên hạt mè trắng để dậy mùi thơm.
Chủ quán chia sẻ nơi đây còn đón tiếp những thực khách ăn chay, họ hay lựa chọn thưởng thức cháo đậu đỏ với dưa mắm.
Nhược điểm của quán là nằm sát đường lớn nhiều xe cộ qua lại, chỗ ngồi chủ yếu trên vỉa hè nên khá bất tiện mỗi khi đông khách. Chiều tan tầm, thực khách thường chọn cách mua mang về để tránh khói bụi và tiết trời TP.HCM nóng như đổ lửa. Nhưng, mua về thì còn đâu cái thú vui ăn hàng lề đường và làm sao cảm nhận độ nóng hổi của món ăn.
Chúng tôi rời quán với chiếc bụng no căng lúc nửa đêm, nhiều người mới bắt đầu ghé vào mua cháo, họ ngồi thảnh thơi dùng món trên chiếc bàn inox cũ.
Anh Tài, một tài xế taxi, chia sẻ: “Nội tôi vẫn bảo tối ăn thêm bát cháo trắng có tác dụng hạ hoả rất tốt. Cháo trắng ăn với cải mặn, hột vịt muối vào giấc khuya lành lạnh thì ngon phải biết. Cũng vì lẽ đó mà tôi trở thành khách quen của quán 4-5 năm trời, mỗi lần về khuya hay ghé lại đây”.
Cháo đậu đỏ có vị bùi của đậu, béo thơm của nước cốt dừa, mè trắng.
Địa chỉ thưởng thức bánh ướt lòng gà ở TP.HCM
Sự kết hợp giữa bánh ướt và lòng gà, kèm theo chén nước mắm chua ngọt vừa vặn làm nên món ăn hấp dẫn cho cả mùa hè nóng bức hay những ngày mát trời.
Bánh ướt lòng gà được xem là đặc sản của phố núi Đà Lạt (Lâm Đồng) nhờ hương vị lạ mà lôi cuốn. Để thưởng thức món ăn chuẩn vị tại TP.HCM, bạn có thể ghé 3 địa chỉ dưới đây.
BẢO THƯ
Bánh ướt lòng gà Bảo Thư là lựa chọn của nhiều thực khách muốn tìm đến hương vị Đà Lạt. Ngoài các nguyên liệu quen thuộc, tô bánh ướt của quán còn hấp dẫn thực khách với trứng non và trứng bắc thảo lạ miệng. Quán có diện tích nhỏ và đông khách vào giờ cao điểm nên nhiều người thường mua mang về hoặc đặt món online.
Thực khách nhận xét:
Sue Cheriee: "Mình ăn một lần thấy ngon nên hay ghé lại mua. Thịt khá nhiều, trứng non lòng đào ăn ngon, trứng bắc thảo béo béo ăn hợp với bánh ướt. Một hộp no nê mà giá từ 35.000 đồng, mình thấy khá hợp lý. Điểm trừ là thịt gà không được dai và hơi ít rau thơm".
Nguyễn Thúy Bắc: "Phần bánh ướt thịt gà, trứng non giá 37.000 đồng có một ít thịt gà xé và một đùi cánh, 3 quả trứng non. Gà và bánh ướt trộn chua ngọt, bỏ thêm giá, rau thơm và hành tây, trên cùng có hành phi. Thịt gà mềm nhưng không bị bở, ăn rất ổn, thấm gia vị. Trứng non dẻo không khô. Quán có bán bánh ướt thêm 5.000 đồng, ai ăn khoẻ có thể kêu. Tuy nhiên, theo mình, bánh ướt mùi hơi hăng và một phần khá ít".
QUÁN ĂN ĐÀ LẠT CÔ QUỲNH
Đây là địa chỉ bạn không nên bỏ qua khi muốn thưởng thức các món ngon Đà Lạt giữa lòng TP.HCM. Trong đó, được thực khách ưa thích phải kể đến món bánh ướt lòng gà. Một phần đầy đủ gồm thịt và lòng gà trộn với hành tây và sốt chanh tươi, cho lên bánh ướt và thêm chút rau thơm, hành phi. Quán nhỏ mở cửa từ 15h, nằm trong con hẻm trên đường Đồng Nai.
Thực khách nhận xét:
Anh Thi Cao: "Phần ăn đầy ắp bánh ướt và thịt gà. Quan trọng nước mắm ở đây làm khá ngon, hành phi nhiều nên thơm, thịt gà mềm, không quá dai. Quán còn nhiều món như sữa chua, bánh căn trứng cút ăn kèm xíu mại cũng xuất sắc. Quán nhỏ nên mua mang về nhà sẽ tiện hơn".
Huyen Nguyen: "Vị nước mắm ăn với bánh ướt không quá xuất sắc nhưng mức giá bình dân như vậy là phù hợp. Ấn tượng của mình là lúc vào tìm chỗ ngồi, cô chủ quán cười thân thiện mặc dù quán đang đông, nhân viên phục vụ nhanh".
QUÁN 48
Quán 48 nằm trên đường Thiên Phước mang đến hương vị khó quên với bánh ướt lòng gà trứng non lòng đào. Lòng gà chế biến sạch sẽ kết hợp cùng trứng non béo ngậy, chan thêm nước mắm tỏi ớt cay cay tròn vị. Ngoài ra, quán còn phục vụ những món ăn khác như gỏi lòng gà, cháo nấm rơm thịt gà...
Thực khách nhận xét:
Minnie Pham: "Quán rộng rãi, thoáng mát và nhìn sạch sẽ. Nhân viên phục vụ tốt, lên món nhanh. Mình gọi bánh ướt lòng gà đặc biệt 45.000 đồng/phần gồm trứng non lòng đào, lòng gà, thịt gà mềm và thấm vị. Chan thêm ít nước mắm là vừa ăn, nói chung món này ngon. Chắc chắn mình sẽ ghé lại lần sau".
Anh Thi Cao: "Mình rất thích trứng non lòng đào ở đây, còn thịt gà mềm và bở. Bù lại nước chấm vị đậm đà ăn vừa ăn. Một phần ăn cũng khá nhiều. Mấy lần đầu mình ăn thấy ổn nhưng càng ngày chất lượng càng giảm sút".
Cách làm cơm tấm sườn nướng chuẩn vị TP.HCM Cơm tấm là món ăn không còn xa lạ đối với người Việt, đặc biệt là ở TP.HCM. Cơm được nấu từ hạt gạo tấm, ăn kèm với sườn heo nướng, bì, chả, trứng và nước mắm chua ngọt...